Nhóm giải pháp củng cố và hoàn thiện quy trình kiểm soát độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Trang 69 - 73)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.3. Nhóm giải pháp củng cố và hoàn thiện quy trình kiểm soát độc lập

lập

Kết quả khảo sát tại Chƣơng 2 cho thấy, dù việc kiểm soát CDĐL đƣợc thực hiện theo mô hình thành lập ban kiểm soát chuyên trách hay theo mô hình cơ quan nhà nƣớc kiêm nhiệm thực hiện thì yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của hoạt động kiểm soát đó là giá trị thực của CDĐL đó và cách thức tiến hành hoạt động kiểm soát. Trên cơ sở đó, Luận văn đề xuất các giải pháp củng cố và hoàn thiện quy trình kiểm soát độc lập nhƣ sau:

3.3.1. Khảo sát, đánh giá thực trạng và phân loại các CDĐL đã được bảo hộ kết hợp với nâng cao hiệu quả xác lập quyền đối với CDĐL

Kết quả khảo sát tại Chƣơng 2 cho thấy, một số CDĐL mặc dù đã đƣợc bảo hộ, các quy định về quản lý và kiểm soát cũng đã đƣợc thiết lập tuy nhiên lại không thể triển khai và thực thi trong thực tế do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm CDĐL không có nhu cầu sử dụng các dấu hiệu nhận diện CDĐL trên sản phẩm. Việc nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm CDĐL không có nhu cầu sử dụng dấu hiệu nhận diện CDĐL xuất phát từ các lý do nhƣ: sản phẩm đƣợc bảo hộ CDĐL không phải là sản phẩm thƣơng mại mục tiêu mà các nhà sản xuất mong muốn; 52

sản phẩm đƣợc bảo hộ CDĐL là sản phẩm có tính chất mùa vụ, sản lƣợng ít trong khi các thủ tục liên quan đến việc đề nghị cấp quyền sử dụng lại cần nhiều thời gian và rƣờm rà.53

Nguyên nhân sâu xa của thực trạng nói trên là do việc đăng ký bảo hộ các CDĐL ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do các cơ quan nhà nƣớc thực hiện chứ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của các nhà sản xuất. Việc xây dựng và bảo hộ các CDĐL của Việt Nam hiện đang thực hiện theo phƣơng thức từ trên xuống (top-down). Cụ thể là sau khi các cơ quan Nhà nƣớc thực hiện bƣớc xây dựng hồ sơ pháp lý, tiến hành các

52

Trƣờng hợp hoa hồi Lạng Sơn

thủ tục pháp lý để bảo hộ CDĐL thì tổ chức tập thể mới đƣợc thành lập và sau đó mới triển khai các bƣớc quản lý và kiểm soát CDĐL trong khi các thành viên của tổ chức tập thể mới chính là nhân tố quyết định việc có sử dụng dấu hiệu CDĐL trên sản phẩm của mình. Điều này dẫn đến thực trạng một số CDĐL đã đƣợc bảo hộ về mặt pháp lý nhƣng việc quản lý và kiểm soát CDĐL trong thực tế chƣa đƣợc triển khai trong suốt những năm vừa qua. Trong khi đó, nhƣ đã trình bày và phân tích tại chƣơng 1, CDĐL không phải là một mô hình hiệu quả nếu không có các biện pháp kiểm soát chất lƣợng. Mặt khác, việc thực thi hệ thống kiểm soát chất lƣợng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất cần phải tăng giá thành sản phẩm để bù đắp các chi phí bỏ ra.

Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả quá trình thực thi đối với các CDĐL đã đƣợc bảo hộ, cần phải có sự khảo sát, đánh giá quy mô, giá trị thực của các CDĐL đã đƣợc bảo hộ từ đó xác định tính khả thi của việc triển khai hệ thống kiểm soát chất lƣợng. Luận văn đề xuất các tiêu chí để đánh giá các CDĐL đƣợc bảo hộ nhƣ sau:

- Nhu cầu sử dụng các dấu hiệu nhận diện CDĐL đƣợc bảo hộ của nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm trong khu vực địa lý;

- Quy mô và giá trị kinh tế của sản phẩm mang CDĐL;

- Mô hình quản lý và kiểm soát CDĐL đang triển khai trong thực tế;

- Hiệu quả của mô hình quản lý và kiểm soát CDĐL (trong trƣờng hợp đã triển khai hoạt động quản lý và kiểm soát CDĐL).

Sau khi khảo sát và đánh giá thực trạng, các CDĐL sẽ đƣợc phân loại và từ đó xác định mô hình kiểm soát phù hợp với từng CDĐL. Luận văn đề xuất giải pháp xác định mô hình kiểm soát cho các CDĐL đƣợc bảo hộ nhƣ sau:

- Đối với các CDĐL đƣợc các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong khu vực địa lý mong muốn sử dụng trên sản phẩm (điển hình nhƣ nƣớc mắm Phú Quốc), triển khai việc áp dụng mô hình bốn bƣớc: tự kiểm soát, kiểm soát nội bộ, kiểm soát độc lập và kiểm soát ngoại vi. Trong đó, quy trình kiểm soát độc lập hoạt động dựa trên chi phí do các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong khu vực địa lý chi trả. Mô hình kiểm soát độc lập do các tổ chức chứng

nhận đảm nhiệm cũng đƣợc cân nhắc thực hiện đối với các CDĐL này khi tổ chức chứng nhận có đủ các điều kiện phù hợp, nhằm khắc phục các hạn chế của Ban kiểm soát do chính quyền địa phƣơng tự thành lập nhƣ hiện nay.

- Đối với các CDĐL mà các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong khu vực địa lý chƣa thực sự có nhu cầu sử dụng trên sản phẩm, bƣớc đầu cơ quan Nhà nƣớc có thể hỗ trợ thực hiện hoạt động kiểm soát. Tuy nhiên, cần xác định chiến lƣợc và có các giải pháp nhằm nâng cao giá trị của CDĐL hoặc chuyển đổi hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ trong trƣờng hợp mô hình CDĐL không thực sự hiệu quả.

Song song với việc khảo sát, đánh giá để xác định mô hình kiểm soát phù hợp cho các CDĐL đã đƣợc bảo hộ, cần phải nâng cao hiệu quả xác lập quyền cho các CDĐL tiềm năng. Để nâng cao hiệu quả xác lập quyền cho các CDĐL tiềm năng, cần phải để tổ chức tập thể chủ động và trực tiếp tham gia vào quá trình đăng ký CDĐL. Đây là giải pháp then chốt để khắc phục tình trạng các dấu hiệu nhận diện CDĐL đƣợc bảo hộ không đƣợc sử dụng trên sản phẩm. Mặt khác việc tổ chức tập thể tham gia xây dựng Bản mô tả sản phẩm cũng sẽ giúp cho việc ban hành các quy định kiểm soát phù hợp và khả thi hơn trong quy trình CDĐL nói chung.

3.3.2. Xác định mô hình, phương thức hoạt động và đào tạo nhân lực cho tổ chức kiểm soát độc lập

Việc xác định mô hình, phƣơng thức hoạt động và đào tạo nhân lực cho tổ chức kiểm soát độc lập là giải pháp cần thiết để hình thành tổ chức kiểm soát độc lập sau khi thực hiện các giải pháp đƣợc nêu tại Mục 3.3.1.

- Việc xác định mô hình kiểm soát phù hợp cho từng CDĐL là bƣớc quan trọng khi thiết lập quy trình kiểm soát cho CDĐL. Sau khi đã đƣợc khảo sát, đánh giá, các CDĐL có thể lựa chọn một trong các mô hình kiểm soát độc lập dƣới đây để triển khai:

+ Mô hình tổ chức kiểm soát độc lập là các tổ chức chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65:1996 hoặc các tiêu chuẩn tƣơng đƣơng. Đây là mô hình mà các nƣớc Liên minh châu Âu đang áp dụng. Tuy nhiên, ở

Việt Nam, để có thể áp dụng đƣợc mô hình này cần phải có một lộ trình cụ thể bao gồm các bƣớc nhƣ: hình thành các quy định về chức năng kiểm soát CDĐL của các tổ chức chứng nhận, đào tạo nhân lực kiểm soát CDĐL cho các tổ chức chứng nhận… Theo thống kê của Văn phòng công nhận chất lƣợng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam hiện có 81 tổ chức chứng nhận hoạt động trong các lĩnh vực chứng nhận quản lý chất lƣợng, chứng nhận quản lý môi trƣờng, chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm và chứng nhận sản phẩm.54

Nhƣ vậy, nếu sử dụng mô hình tổ chức chứng nhận thực hiện việc kiểm soát độc lập đối với CDĐL nhƣ các nƣớc châu Âu thì cần phải có các quy định về chức năng chứng nhận và kiểm soát CDĐL cho các tổ chức này. Đồng thời phải xây dựng các tiêu chí về quy trình kiểm soát, phí kiểm soát và đào tạo nhân lực kiểm soát CDĐL cho các tổ chức này. Mô hình này phù hợp với các CDĐL có danh tiếng và giá trị kinh tế lớn, các doanh nghiệp có nhu cầu cao trong việc sử dụng dấu hiệu nhận diện CDĐL trên sản phẩm.

+ Xây dựng tổ chức kiểm soát độc lập là các ban kiểm soát độc lập chuyên trách do cơ quan Nhà nƣớc tại địa phƣơng thành lập: mô hình này hiện đang đƣợc áp dụng cho CDĐL nƣớc mắm Phú Quốc và CDĐL thanh long Bình Thuận. Kết quả khảo sát việc áp dụng mô hình này tại Chƣơng 2 cho thấy mô hình có ƣu điểm là có cơ cấu tổ chức linh hoạt, chi phí kiểm soát không quá cao do tận dụng đƣợc các nhân lực am hiểu về sản phẩm mang CDĐL tại địa phƣơng. Tuy nhiên, điểm yếu của các mô hình này là thƣờng không có đầy đủ các phƣơng tiện kỹ thuật để kiểm tra định lƣợng đối với chất lƣợng của sản phẩm. Mô hình này phù hợp với các CDĐL không có các chỉ tiêu chất lƣợng quá phức tạp cần kiểm tra, giá trị kinh tế tƣơng đối lớn và các nhà sản xuất, doanh nghiệp có nhu cầu trong việc sử dụng dấu hiệu nhận diện CDĐL đƣợc bảo hộ.

+ Mô hình cơ quan nhà nƣớc kiêm nhiệm chức năng kiểm soát độc lập: mô hình này hiện đang đƣợc áp dụng cho CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột, quế

Trà My và các CDĐL khác nhƣ hồi Lạng Sơn, gạo tám xoan Hải Hậu, nón lá Huế, chả mực Hạ Long… Mô hình này tận dụng đƣợc các nguồn lực của các cơ quan nhà nƣớc, chi phí kiểm soát thay vì đƣợc các nhà sản xuất chi trả và đƣợc tính vào giá thành của sản phẩm thì đƣợc Nhà nƣớc bao cấp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết các mô hình cơ quan nhà nƣớc kiêm nhiệm chức năng kiểm soát độc lập hiện nay đều đang tích hợp hoạt động kiểm soát độc lập với hoạt động kiểm soát ngoại vi (kiểm tra và xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL của các cơ quan thực thi quyền nhƣ quản lý thị trƣờng, thanh tra khoa học và công nghệ, hải quan…). Chính vì vậy hoạt động kiểm soát độc lập đƣợc thực hiện theo mô hình này chƣa thực sự hiệu quả.

- Dù tổ chức kiểm soát độc lập đối với CDĐL đƣợc thành lập theo mô hình nào thì yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kiểm soát là cách thức tiến hành hoạt động kiểm soát. Ngoại trừ CDĐL Phú Quốc, hiện nay các mô hình kiểm soát độc lập đối với các CDĐL của Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch kiểm soát bao gồm: các chỉ tiêu cần kiểm soát, phƣơng pháp kiểm soát, thời gian kiểm soát và nhân lực cần thiết để tiến hành kiểm soát. Do đó, một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát độc lập đó là cần phải hƣớng dẫn cho các tổ chức kiểm soát độc lập phƣơng pháp lập kế hoạch kiểm soát phù hợp với đặc điểm của loại sản phẩm và đào tạo nhân lực cho các tổ chức kiểm soát độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)