Khái niệm kiểm soát và kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Trang 29 - 31)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.2. Kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý

1.2.1. Khái niệm kiểm soát và kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý

Khái niệm kiểm soát CDĐL

Khái niệm “kiểm soát CDĐL” (Geographical control) đƣợc đề cập đến lần đầu tiên tại Quy chế của Ủy ban châu Âu số 882/2004 ngày 29/4/2004 về kiểm soát chính thức nhằm đảm bảo việc tuân thủ luật thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, các quy tắc về thú y và bảo vệ động vật. Tại Quy chế này, khái niệm “kiểm soát chính thức” (official control) đã đƣợc định nghĩa là “bất kỳ hình thức kiểm soát nào của cơ quan có thẩm quyền hoặc của Cộng đồng

nhằm kiểm tra sự tuân thủ luật thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, các quy tắc về thú y và bảo vệ động vật”. Tại Quy chế của Ủy ban châu Âu số 882/2004 này, “tổ chức kiểm soát” (control body) cũng đƣợc định nghĩa là “một tổ chức thứ ba độc lập có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm soát”. Các quy chế của Ủy ban châu Âu sau đó nhƣ Quy chế số 510/2006 ngày 20/3/2006, Quy chế số 1151/2012 ngày 20/11/2012 có quy định về “kiểm soát chính thức”, tuy nhiên vẫn sử dụng khái niệm “kiểm soát” đƣợc quy định tại Quy chế số 882/2004 mà không định nghĩa lại thuật ngữ này. Nhƣ vậy, việc kiểm soát chính thức đối với CDĐL ở Liên minh châu Âu đƣợc đặt trong chƣơng trình kiểm soát chung về an toàn thực phẩm và chăn nuôi. Các quy định về kiểm soát đối với CDĐL đƣợc nêu tại các văn bản pháp luật của Liên minh châu Âu là quy định về việc kiểm soát chính thức và tại các quy định này thì việc kiểm soát CDĐL đƣợc hiểu là kiểm soát độc lập.

Quan điểm của Luận văn về khái niệm “kiểm soát CDĐL”

Ngoại trừ Quy chế của Ủy ban châu Âu số 884/2004 định nghĩa về khái niệm “kiểm soát CDĐL”, Luận văn chƣa tìm thấy thêm tài liệu nào định nghĩa về khái niệm “kiểm soát CDĐL”. Tuy nhiên, tiếp cận từ lý thuyết hệ thống, quan điểm của Luận văn về khái niệm “kiểm soát CDĐL” là: quy trình đƣợc thực hiện bởi cả Nhà nƣớc và cả chủ thể quyền nhằm đảm bảo các cam kết về bảo hộ CDĐL đã đƣợc thực thi. Hay nói cách khác đó chính là quy trình kiểm tra ở các cấp độ khác nhau nhằm đảm bảo sản phẩm mang CDĐL đƣợc thƣơng mại hóa đáp ứng các tiêu chí nêu tại Bản mô tả.

Dựa vào chủ thể của quá trình kiểm soát CDĐL, các cấp độ kiểm soát CDĐL đƣợc phân loại nhƣ sau[6;2]:

- Tự kiểm soát: Các nhà/hộ sản xuất tự quản lý sản phẩm của chính mình. Dựa trên hƣớng dẫn, quy trình sản xuất đã đƣợc thiết lập cho sản phẩm, các nhà/hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL tự giác tuân theo các quy định về sản xuất sản phẩm mang CDĐL và tự kiểm soát chất lƣợng các sản phẩm của mình tạo ra nhằm đảm bảo yêu cầu nêu tại Bản mô tả sản phẩm.

- Kiểm soát nội bộ: đây là hoạt động do chủ sở hữu CDĐL tiến hành nhằm đảm bảo các khâu sản xuất, chế biến sản phẩm của các nhà sản xuất, chế biến đƣợc phép sử dụng CDĐL đáp ứng các quy định nêu tại Bản mô tả sản phẩm, đảm bảo khâu cấp quyền sử dụng CDĐL đƣợc tiến hành chính xác nhằm hƣớng đến mục tiêu chung của tổ chức là sản phẩm đƣa ra thị trƣờng đáp ứng các tiêu chí về nguồn gốc, chất lƣợng, cảm quan đƣợc quy định tại Bản mô tả sản phẩm;

- Kiểm soát độc lập: đây là hoạt động đƣợc tiến hành bởi một tổ chức độc lập (khái niệm tổ chức độc lập hay còn gọi là bên thứ ba đƣợc hiểu là một tổ chức có cơ cấu, chức năng hoàn toàn độc lập với chủ sở hữu CDĐL) nhằm mục đích kiểm tra xem chủ sở hữu CDĐL có tuân thủ các quy định tại Bản mô tả tính chất chất lƣợng của sản phẩm hay không. Ở châu Âu, tổ chức kiểm soát độc lập thƣờng do các tổ chức chứng nhận là các tổ chức tƣ nhân thực hiện. Các tổ chức chứng nhận này phải đáp ứng tiêu chuẩn ISO/GUIDE 65 hoặc tiêu chuẩn châu Âu EN 45011.

- Kiểm soát ngoại vi: là hoạt động đƣợc thực hiện bởi các cơ quan thực thi quyền nhằm chống lại các hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL.

Khái niệm kiểm soát độ soát đ vi xâ CDĐL

Kiểm soát độc lập là một cấp độ kiểm soát đối với CDĐL. Kiểm soát độc lập là hoạt động kiểm tra đƣợc tiến hành bởi một cơ quan độc lập nhằm đảm bảo các sản phẩm mang CDĐL đáp ứng các tiêu chuẩn đƣợc nêu tại Bản mô tả. Cơ quan độc lập ở đây đƣợc hiểu là cơ quan thứ ba, bên cạnh Nhà nƣớc và chủ thể quyền, đóng vai trò trung gian, khách quan trong quá trình kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)