Tổng quan về thực trạng quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Trang 40 - 44)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Tổng quan về thực trạng quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

2.1. Tổng quan về thực trạng quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam Việt Nam

Tính từ năm 2001, khi CDĐL đầu tiên của Việt Nam là nƣớc mắm Phú Quốc đƣợc bảo hộ dƣới hình thức tên gọi xuất xứ đến nay, Việt Nam đã có 46 CDĐL đƣợc bảo hộ, trong đó có 04 CDĐL của nƣớc ngoài và 42 CDĐL của Việt Nam. Trong số đó, nhóm sản phẩm hoa quả chiếm tỷ lệ lớn nhất (47,6% tƣơng đƣơng với 19 sản phẩm), tiếp theo là các sản phẩm cây công nghiệp và lâm nghiệp (21,4% tƣơng đƣơng với 9 sản phẩm), kế đến là các nhóm sản phẩm gạo và thực phẩm khác (14,3% tƣơng đƣơng với 6 sản phẩm), nhóm sản phẩm thủy sản và chế biến thủy sản chiếm tỷ lệ 11,9% tƣơng đƣơng với 5 sản phẩm, và cuối cùng là nhóm sản phẩm tiểu thủ công nghiệp (4,8% tƣơng đƣơng với 2 sản phẩm).16

Bảng 2.1. Số lƣợng đơn và văn bằng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam

Năm Đơn Tổng số đơn Văn bằng đƣợc cấp Tổng số văn bằng đƣợc cấp Việt Nam Nƣớc ngoài Việt Nam Nƣớc ngoài 1997 01 05 06 - - - 1998 - 01 01 - - - 2000 01 - 01 - - - 2001 02 01 03 02 - 02 2002 02 - 02 - 01 01 2003 12 - 12 - - - 2004 03 - 03 - - - 2005 02 - 02 01 - 01 2006 04 01 05 02 - 02 2007 03 01 04 06 01 07 2008 07 01 08 02 - 02 2009 06 - 06 03 - 03 16Chi tiết tại Phụ lục 01

2010 07 - 07 05 01 06 2011 05 01 06 05 - 05 2012 07 - 07 05 - 05 2013 03 01 04 06 - 06 2014 02 - 02 05 01 06 Tổng 67 12 79 42 04 46

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ, Báo cáo thường niên năm 2014

Để đánh giá tổng quan về thực trạng quản lý và kiểm soát CDĐL của Việt Nam, Luận văn đã thực hiện khảo sát bằng Phiếu điều tra đối với 42 CDĐL đƣợc bảo hộ và thu đƣợc kết quả nhƣ sau17

:

- Đối với hoạt động kiểm soát nội bộ: có 33/42 CDĐL đã thành lập đƣợc tổ chức kiểm soát nội bộ (nƣớc mắm Phú Quốc, chè Shan tuyết Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, bƣởi Đoan Hùng, thanh long Bình Thuận, hồi Lạng Sơn, nƣớc mắm Phan Thiết, gạo tám xoan Hải Hậu, vải thiều Thanh Hà, cam Vinh, chè Tân Cƣơng, vải thiều Lục Ngạn, xoài cát Hòa Lộc, chuối ngự Đại Hoàng, quế Văn Yên, mắm tôm Hậu Lộc, nón lá Huế, hồng không hạt Bắc Kạn, bƣởi Phúc Trạch, thuốc lào Tiên Lãng, gạo nàng Nhen thơm Bảy Núi, mãng cầu Bà Đen, cói Nga Sơn, quế Trà My, nho Ninh Thuận, bƣởi Tân Triều, hồng không hạt Bảo Lâm, quýt Bắc Kạn, mật ong bạc hà Mèo Vạc, chả mực Hạ Long, bƣởi Luận Văn, hoa mai vàng Yên Tử, ngán Quảng Ninh). 09/42 CDĐL chƣa có tổ chức kiểm soát nội bộ gồm có: gạo một bụi đỏ Hồng Dân, hạt dẻ Trùng Khánh, xoài Yên Châu, bƣởi năm roi Bình Minh, muối Bạc Liêu, gạo Điện Biên, vú sữa Vĩnh Kim, tiêu Quảng Trị và cam Cao Phong. Nhƣ vậy, mặc dù quá trình bảo hộ CDĐL đã kéo dài gần 15 năm, tuy nhiên tỷ lệ các CDĐL đã tiến hành hoạt động kiểm soát vẫn chƣa đạt mức tối đa. Các thông tin mà Luận văn ghi nhận đƣợc liên quan đến tổ chức kiểm soát nội bộ của các CDĐL nói trên thông qua hình thức điều tra bảng hỏi đối với các cán bộ tham gia quản lý CDĐL ở địa phƣơng. Theo đó, khi CDĐL đã thành lập đƣợc tổ chức tập thể và tổ chức tập thể có ban hành các quy định liên quan đến kiểm soát nội bộ thì CDĐL đó đƣợc ghi nhận là đã thành lập tổ chức

kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, thực tế hoạt động kiểm soát nội bộ có đƣợc triển khai trong thực tế hay không và hiệu quả thực thi hoạt động kiểm soát nội bộ nhƣ thế nào sẽ đƣợc Luận văn khai thác khi tiến hành khảo sát bằng phƣơng pháp phỏng vấn sâu đối với một số mô hình CDĐL đã hình thành hệ thống kiểm soát độc lập và kiểm soát nội bộ.

Hình 2.1. Tỷ lệ tổ chức kiểm soát nội bộ đối với CDĐL

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

- Đối với hoạt động kiểm soát độc lập: có 20/42 CDĐL đã thành lập tổ chức kiểm soát độc lập (nƣớc mắm Phú Quốc, chè Shan tuyết Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận, hoa hồi Lạng Sơn, nƣớc mắm Phan Thiết, gạo tám xoan Hải Hậu, vải thiều Lục Ngạn, chuối ngự Đại Hoàng, quế Văn Yên, nón lá Huế, hồng không hạt Bắc Kạn, thuốc lào Tiên Lãng, mãng cầu Bà Đen, quế Trà My, bƣởi Tân Triều, hồng không hạt Bảo Lâm, quýt Bắc Kạn, chả mực Hạ Long, ngán Quảng Ninh). 20 CDĐL này đồng thời cũng đã thành lập đƣợc tổ chức kiểm soát nội bộ và có hệ thống kiểm soát hoàn thiện. 22/42 CDĐL chƣa có tổ chức kiểm soát độc lập (bƣởi Đoan Hùng, vải thiều Thanh Hà, cam Vinh, chè Tân Cƣơng, gạo một bụi đỏ Hồng Dân, xoài cát Hòa Lộc, mắm tôm Hậu Lộc, bƣởi Phúc Trạch, gạo

78.6 21.4

Tỷ lệ tổ chức kiểm soát nội bộ

Đã thành lập tổ chức kiểm soát nội bộ

Chưa thành lập tổ chức kiểm soát nội bộ

Nàng Nhen thơm Bảy Núi, hạt dẻ Trùng Khánh, cói Nga Sơn, nho Ninh Thuận, xoài Yên Châu, mật ong bạc hà Mèo Vạc, bƣởi Năm roi Bình Minh, muối Bạc Liêu, bƣởi Luận Văn, hoa mai vàng Yên Tử, gạo Điện Biên, vú sữa Vĩnh Kim, tiêu Quảng Trị, cam Cao Phong).19

Hình 2.2. Tỷ lệ tổ chức kiểm soát độc lập

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Mặc dù số liệu khảo sát cho thấy có 47,6% CDĐL đã thành lập tổ chức kiểm soát độc lập, tuy nhiên để đánh giá các tổ chức kiểm soát độc lập này và hiệu quả hoạt động thực tế, Luận văn đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ địa phƣơng trực tiếp quản lý CDĐL. Kết quả phỏng vấn sơ bộ đối với các CDĐL đã thành lập tổ chức kiểm soát độc lập cho thấy:

- Một số CDĐL mặc dù đã thành lập tổ chức kiểm soát độc lập nhƣng thực tế hoạt động kiểm soát độc lập chƣa đƣợc tiến hành. Các văn bản quy định về việc kiểm soát độc lập chƣa đƣợc thực thi trong thực tế.20

- Hoạt động quản lý độc lập của các CDĐL còn lại đƣợc vận hành theo một trong hai mô hình sau: hoặc là thành lập ban kiểm soát chuyên trách; hoặc là do cơ quan nhà nƣớc kiêm nhiệm thực hiện.

19 Chi tiết tại Phụ lục 01

20

Kết quả phỏng vấn đối với nhân lực quản lý CDĐL chè Shan Tuyết Mộc Châu, nhân lực quản lý CDĐL hồng không hạt Bảo Lâm

Tỷ lệ tổ chức kiểm soát độc lập

Đã thành lập tổ chức kiểm soát độc lập Chưa thành lập tổ chức kiểm soát độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Trang 40 - 44)