Thống kê các di tích lịch sử văn hoá ở làng La Phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội làng la (hà nội) (Trang 26)

1.2. Truyền thống lịch sử văn hóa các làng La Cả, La Dƣơng và La Phù

1.2.2.2 Thống kê các di tích lịch sử văn hoá ở làng La Phù

1.2.2.2.1 Đình.

Đình thờ Tĩnh Quốc Cơng Đại Vương. Đình đã được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa.

1.2.2.2.2 Hệ thống chùa.

Chùa La Phù (còn gọi là Thiên Hương Tự),Chùa Quang Lộc Tự (còn gọi là chùa Dộc), Chùa Thiên Hưng Tự (còn gọi là chùa Tổng), Chùa Kim Lân Tự (còn gọi là chùa Bãi).

Nhận xét chung :

 Các di tích lịch sử văn hóa ở ba làng La Cả, La Dương và La Phù rất phong phú và đa dạng.

 Sự hiện diện của các di tích Lịch sử văn hóa với mật độ đậm đặc như vậy thì chứng tỏ đây là một vùng q có truyền thống văn hiến

Khảo tả một số di tích lịch sử - văn hố tiêu biểu 1.2.3.1 Đình làng La Cả.

Đình La Cả xưa kia chỉ là một ngơi đình nhỏ hẹp. Đến thời Nguyễn, đình đã được dựng lại với quy mơ lớn bề thế và trở thành một ngơi đình lớn. Đình nhìn theo hướng Tây có kết cấu chữ Nhị gồm nhà tiền tế và Đại đình gồm 5 gian, 2 dĩ, hàng cột cái to, chu vi xấp xỉ đến hai mét. Căn cứ vào các hàng chữ trên các câu đầu đình thì hai làng dựng chung gian giữa, các gian cịn lại của đình mỗi làng dựng một nửa (La Nội dựng bên phải, theo hướng đình; Ỷ La dựng nửa bên trái). Mỗi nửa đình do một hiệp thợ làm, hoàn thành vào hai thời điểm cách biệt nhau: nửa La Nội hoàn thành vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), trong khi nửa của Ỷ La hoàn tất vào năm Minh Mạng thứ 9 (1828). Kiến trúc và điêu khắc của đình mang đậm phong cách của thời Nguyễn, song bức cửa võng là một cơng trình điêu khắc nghệ thuật thời Lê khá đẹp. Đình thờ Đương Cảnh Cơng cùng hai người vợ của ông. Đương Cảnh Công là một bộ tướng của Hùng Vương thứ 17 có cơng diệt hổ ác cứu dân.

Hiện tại đình cịn lưu giữ 22 đạo sắc của các triều vua phong kiến phong cho Thành hoàng. Các đạo sắc đều phong cho Đương Cảnh Công là “Đơ đốc Linh ứng đại vương”. Đình đã được cơng nhận là di tích Lịch sử văn hố. Bên cạnh đó, trong đình cịn nhiều đôi câu đối cổ được giữ lại từ xưa, ca ngợi thành hồng có cơng diệt hổ ác cứu dân.

Như:

Thiên sinh thánh vũ lang vô quật Địa biểu thần công hổ hữu khâu

Trời sinh thánh vũ, lang sói quét sạch Đất tỏ thần công, mả hùm chất cao.

Như:

Uy hành lý hổ, sinh vi tướng, Đức phổ càng long, hoá hựu thần Dịch nghĩa:

Sống làm tướng, oai trừ hổ dữ

Chết làm thần, đức phối rồng thiêng

Như:

Cửu thử vạn phương dân, phạt hổ khu lang tồn hiển tích, Nguy nhiên thiên hiển thánh, đằng vân giá phượng tủng anh thanh Dịch nghĩa :

Cứu muôn dân đất này, dẹp hùm đuổi sói, cịn tỏ dấu in

Vời vợi thánh muôn thưở, đạp mây cưỡi phượng, lẫy lừng tiếng thơm.

1.2.3.2 Đình làng La Dƣơng.

Theo các thế hệ trước truyền lại: Khởi đầu đình cịn đơn sơ, cách vị trí đình ngày nay khoảng 100m về hướng Bắc. Khoảng thế kỷ thứ IX, trong làng có vị giáo học tài giỏi đã dạy dỗ được nhiều thế hệ học trò trong vùng, nhiều người được cử làm quan lại ở các địa phương và trong triều đình.

Nhân dịp Tết, các học trị về thăm thầy giáo, trong số họ có một số đã là quan chức cao cấp, họ thấy đời sống của thầy quá thanh đạm, túng bấn, các trò bàn nhau mỗi người đóng góp theo khả năng tiền của nhằm giúp thầy có ngơi nhà tươm tất, ăn uống khá hơn. Nghe các trị nói vậy, thầy giáo rất cảm động trước tình thầy trị. Nhưng ơng cảm ơn các trị với tấm lịng nghĩa cử đó và đề nghị họ quyên góp thêm xây dựng cho làng một ngơi đình mới. Thơng qua mối quan hệ của một số trị có quyền chức, thầy trị đã có được một số tiền lớn cùng với sự đóng góp của các gia đình giầu có và dân làng góp cơng,

góp của đã đủ tài chính cho cơng trình. Làng đã mời được các thầy địa lý giỏi, các ông trùm phường xây dựng về chọn vị trí hướng đình và thiết kế cấu trúc ngơi đình bề thế tơn nghiêm ngày nay.

Làng đã đi mời bốn hiệp thợ giỏi trong vùng và cử một đoàn người có kinh nghiệm lên miền rừng già tìm mua gỗ tốt. Chủ cơng trình chỉ một lần ra mực thước mỗi hiệp thợ làm một vì, thế mà khi dựng, lắp ráp không hề có vênh váo sai lệch. Đình La Dương đã hoàn thành vào năm 1009, cách ngày nay đã ngàn năm, đó là vào cuối triều đại nhà Lý.

Đình được thiết kế theo kiểu tiền chữ "Quốc" hậu chữ "Đinh" gồm có nhà tiền tế rộng bảy gian, hai dĩ thông với hậu cung ba gian. Tiền đình, hậu chùa tọa lạc trên thế đất cao ráo giữa làng hướng về phía tây cung Mộc, có tam trì tụ thủy, có dịng mương đổ vào ao trước cửa đình, hai bên tả hữu đều có ao lớn - một khơng gian khống đạt, xung quanh có các cây cổ thụ như cây đa nhiều nhánh. Năm 1970 vẫn còn cây đa này, gốc phải vài chục người ôm khơng xuể. Đình La Dương là một ngơi đình lớn đẹp trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thời kì chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi mấy chục năm kháng chiến đánh Mỹ, đình là trung tâm tuyên truyền cách mạng cộng sản, là nơi làm việc của tổ chức lãnh đạo, nơi che dấu cán bộ thời bí mật, là kho quân nhu vũ khí của Bộ Quốc phịng.

Đình đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.Tiếc thay, ngày 15-9-1986 cơn hỏa hoạn đã thiêu hủy tồn bộ ngơi đình này. Năm 1989 dân làng đã góp cơng của xây dựng lại bằng bê tông cốt thép theo đúng mẫu ngày xưa. Với sự đóng góp của nhân dân, chỉ sau hai năm, đình lại như xưa, lễ hội hàng năm lại tưng bừng rộn rã. Hiện trong đình có các câu đối và hoành phi như:

"Phả tế cương nghị"

 Hai cột gian giữa trong cung có câu đối: "Phù xá dị đế chi hương

Tử cổ danh la truyền sự tích"

 Cột lớn gian giữa hai bên cạnh hương án có câu đối:

"Dương dương tại thượng thần chi thịnh hĩ hồi

Âm âm nan danh thanh thiên vô gian nghiêm gia"  Cột lớn hai gian bên có câu đối:

"Thử địa xuất anh kỳ danh la truyền sự tích Sam thiên phù vận hội điện đinh hất kim linh"

 Cột lớn hai bên mặt ngồi phía ngồi gian giữa:

"Nhập thiền tái táo thủy quan linh ngâm thi hương cát mộng Phá tặc trùng vi long vương âm phù di mệnh lương biên"

Các câu đối hồnh phi này đều nói lên chiến tích cơng trạng lẫy lừng có sự trợ giúp của thần linh mà tiếng tăm thần hoàng, địa danh làng La Dương vang dội khắp bốn phương.

1.2.3.3 Đình Làng La Phù

Đình làng La Phù được xây dựng ở trung tâm làng, quay mặt về hướng Tây, nằm sát ngay trục đường liên xã.

Trước cửa đình, bên kia con đường là một cái ao rộng, trước kia vẫn dùng để thả sen trắng. Giữa ao nổi lên một gị đất trịn. Theo tục truyền đó là viên ngọc trong miệng con rồng, ý chỉ ngơi đình như đầu rồng. Xưa đình được gọi là đình Thượng, để ứng với đình Hạ là quán Chảy nơi Thánh hoá. (quán Chảy nằm ở miền bãi Bồi ven sông Đáy, trước năm 1945 thuộc về làng La Phù, hiện nay thuộc xã Đông La).

bằng nhau. Mái đình chỉ cách mái tiền tế một mét. Căn cứ vào đạo sắc phong đầu tiên cho Thành Hoàng làng vào ngày 10 tháng 2 niên hiệu Vĩnh Khánh nhị niên (1730), có thể giả thiết đình được xây dựng trước thời điểm này ít lâu, trước cửa đình có một cây gạo và một cây đa cổ thụ có tuổi thọ vài trăm năm nay. Tiền tế và nghi môn được xây dựng trước đại đình. Tên hiệu của đình là “Tối Linh Từ” được viết bằng chữ Hán trên một cái bảng treo ở ngồi nghi mơn. Từ nghi mơn vào đến tồ tiền tế phải đi qua một khoảng sân rộng có trồng hai gốc đại lớn. Tồ tiền tế có kết cấu năm gian, các cột rất lớn, có đường kính khoảng 50cm. Trên các cột đều treo các bảng câu đối ca ngợi những chiến công và đức độ của Thành hoàng làng. Gian giữa có treo một bức hồnh phi khổ lớn hình chữ nhật ghi bốn chữ: “Hùng vương Lạc tướng” bằng chữ Hán, truyền lại là tước mà vua Hùng phong (cho ông) khi ơng hố. Một bức khác ghi: “Mĩ tục khả phong” (tục tốt khá khen) do vua Tự Đức ban tặng cho làng La Phù. Các bức cốn và những thanh xà ở đây được chạm hình mây, nước, hình rồng, cá rất cơng phu. Qua xem xét nhận thấy kĩ thuật chạm long và chạm bong được áp dụng để tạo khối và diễn tả các chi tiết một cách tinh xảo, tạo nên một không gian màu nhiệm trước thị giác của người xem. Đình làng với những hoạ tiết hình khối trang trí sắc sảo hình bốn lồi tượng trưng cho sức mạnh tâm linh, biểu trưng cho ước vọng và lí tưởng của con người là “Long, Ly, Quy, Phượng” vừa rực rỡ vừa oai nghiêm. Song bên cạnh đó, với kiểu kết cấu vì kèo, cột, ngơi đình làng lại có một dáng vẻ của một ngôi nhà lớn của toàn dân làng vừa uy nghiêm, linh thiêng; vừa thân thuộc, gần gũi.

Vào thời Hậu Lê, có lẽ đình chính chỉ là dãy đình lợp mái rạ, do gặp hoả hoạn nên đã bị cháy. Vì vậy đến năm Nhâm Thân (1782) làng La Phù mới tổ chức xây lại. Đình chính có diện tích bằng tiền tế, kết cấu bảy gian, cột hiên được làm bằng đá xanh. Trong một lần về thăm, Lê Quý Đôn đã cho một

đôi câu đối khắc lên cột ở gian giữa:

“Duy hậu tuy do nhân tất hiếu để tín trung ấp lí thần hồ khâm Thánh hố. Tự thiên tứ phú tuế tất khang ninh phú thọ thôn Lư kị kạo ngưỡng thần công”.

Đại ý: Ca ngợi cảnh quang của La Phù, bởi tự trời ban phúc lành mà cho đất

có thần cơng Thánh hố; người dân có hiếu, có lễ, có tín, có trung, theo đạo lý của Thánh Hiền.

Một ý nữa nói lên sự giàu có khoẻ mạnh, yên vui, trường thọ; xóm làng đều phấn chấn cùng nhau chiêm ngưỡng nhớ ơn các đấng cao minh, đẹp lòng mong muốn của bề trên.

Đình làng La Phù kể từ khi xây dựng đến nay luôn được trùng tu, sửa chữa, nhất là vào triều đại nhà Nguyễn. Do đó, các hoạ tiết trang trí ở đình mang nhiều đặc điểm, tính cách văn hoá triều đại này. Mặc dù đã trải qua nhiều biến động, ngơi đình vẫn giữ nguyên được dáng vẻ như xưa.

1.2.3.4 Quán La

Quán La cách đình La Cả khoảng 2000m về hướng Đông Bắc. Quán gồm ba tịa nhà xếp hình chữ tam, tịa hậu cung ba gian, tòa đại bái gồm năm gian hai dĩ, tịa tiền tế ba gian. Hai bên có tả mạc, hữu mạc, mỗi tịa chín gian hai dĩ mái lợp kéo liền tới hai cổng phụ của tam quan. Tam quan có cửa giữa gọi là Ngọ Mơn. Trong qn cịn có mười đơi câu đối ca ngợi cơng đức của thành hồng và truyền thống văn hiến của quê hương.

1.2.3.5 Quán La Dƣơng.

Quán La Dương nằm sát đường 72, gồm bái đường hai tầng và hậu cung bốn gian (ba gian trong cung và gian ngồi, nhìn về hướng Đơng). Trong hậu cung có một ngai thờ ghi hàng chữ: “Tặng sắc thành hoàng bản thổ Tam Vị Minh Tuất Đại Vương Thần”.

Tiểu kết chƣơng I

Vương. Đây là một vùng văn hóa cổ hiện còn lưu giữ được rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Trong số các di tích lịch sử văn hóa thì đình làng và miếu, qn là những di tích lịch sử có từ rất sớm. Và các di tích này gắn liền với tên tuổi và những chiến công của các thành hồng làng. Đó là những anh hùng lịch sử, văn hóa có nhiều cơng lao trong sự nghiệp mở làng, giữ nước. Với những truyền thuyết được lưu truyền và lễ hội được tổ chức hàng năm ở nơi đây đã phần nào phản ánh được thái độ, tình cảm của nhân dân các làng La Cả, La Dương, La Phù với các vị anh hùng lịch sử, văn hóa của dân tộc, q hương. Đó cũng chính là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

CHƢƠNG 2. TRUYỀN THUYẾT VỀ THÀNH HOÀNG LÀNG Ở LA CẢ, LA DƢƠNG, LA PHÙ.

2.1. Khảo sát truyền thuyết về các thành hoàng làng La Cả, La Dƣơng, La Phù. La Phù.

Nguồn gốc và nội dung các truyền thuyết. 2.1.1.1 Nguồn gốc tƣ liệu

Chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu truyền thuyết về các nhân vật Đương Cảnh Cơng (thành hồng làng La Cả), Tam vị Minh Tuất đại vương (thành hoàng làng La Dương), Tĩnh Quốc Tam Lang (thành hoàng làng La Phù) ở các nguồn tư liệu sau:

- Truyền thuyết về các nhân vật Đương Cảnh Cơng - thành hồng làng La Cả, Tam vị Minh Tuất Đại Vương - thành hoàng làng La Dương, trong cuốn

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Dương Nội của Đảng bộ

xã Dương Nội do Sở Văn hóa Thơng tin Hà Tây cấp phép và phát hành tháng 5 năm 2003.

- Truyền thuyết về Tam vị Minh Tuất Đại Vương trong Thần tích - thần sắc làng La Dương (Tư liệu viện Hán Nôm mã số TT - TS FQ418/ II, 54).

- Truyền thuyết về Đương Cảnh Công, trong cuốn Tục tắt đèn đêm hội Rã La, Yên Giang, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội 2007.

- Truyền thuyết về Tĩnh Quốc Tam Lang trong cuốn Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã La Phù, do Sở Văn hóa thơng tin và truyền

thông cấp phép và phát hành tháng 7 năm 2008.

- Thần tích thành hồng Tĩnh Quốc Tam Lang bản dịch của cụ Lê Trinh Tường, giảng viên Hán Nôm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, bản dịch này do cụ Cựu ở La Tinh cung cấp.

2.1.1.2 Nội dung các truyền thuyết.

1. Truyền thuyết về Đƣơng Cảnh Công.

Bảng 2.1.1.2.1 Truyền thuyết về Đương Cảnh Công

Nguồn gốc tƣ

liệu Sự ra đời Tài đức và hành trạng

Hóa thân Vinh phong Thờ cúng, húy kị

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Dương Nội

Người mẹ thấy một khối hào quang từ thần vị bay ra như sao xa vào miệng rồi có mang.

 Theo học Tản Viên Sơn Thánh.

 Là người tài năng trí dũng, làm gia thần của Thánh Tản Viên.

 Kết duyên với hai tiên nữ  Xin vua Hùng cho đi diệt hổ và tổ chức nhân dân diệt hổ.  Giết chết hổ lang vàng mép

Dải lụa hồng cuốn hai bà vợ tiên đi. Ngài buồn bã cưỡi ngựa băng ngàn đi không về nữa. Đô đốc linh ứng đại vương Thờ làm thành hoàng Gọi cảnh là kiểng. Tục tắt đèn

đêm hội Rã La Người mẹ thấy một khối hào quang từ thần vị bay ra như sao xa vào miệng rồi có mang.

 Theo học Tản Viên Sơn Thánh.

 Là người tài năng trí dũng, làm gia thần của Thánh Tản Viên.

 Kết duyên với hai tiên nữ  Xin vua Hùng cho đi diệt hổ và tổ chức nhân dân diệt hổ.  Giết chết hổ lang vàng mép

Dải lụa hồng cuốn hai bà vợ tiên đi. Ngài buồn bã cưỡi ngựa băng ngàn đi không về nữa.

Đô đốc linh

ứng đại vương Thờ làm thành hoàng Gọi cảnh là kiểng.

2. Truyền thuyết về Tam vị Minh Tuất Đại Vƣơng.

Bảng 2.1.1.2.2 Truyền thuyết về Tam vị Minh Tuất Đại Vương

Nguồn gốc tƣ

liệu Sự ra đời Tài đức và hành trạng

Hóa thân Vinh phong Hiển linh âm phù Thờ cúng, húy kị Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Dương Nội

Hai vợ chồng ông lão đánh cá phúc đức nhưng hiếm muộn được ba vị thủy thần đầu thai làm con (bà vợ mơ thấy đám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội làng la (hà nội) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)