1.2. Truyền thống lịch sử văn hóa các làng La Cả, La Dƣơng và La Phù
1.2.3.3 Đình Làng La Phù
Đình làng La Phù được xây dựng ở trung tâm làng, quay mặt về hướng Tây, nằm sát ngay trục đường liên xã.
Trước cửa đình, bên kia con đường là một cái ao rộng, trước kia vẫn dùng để thả sen trắng. Giữa ao nổi lên một gị đất trịn. Theo tục truyền đó là viên ngọc trong miệng con rồng, ý chỉ ngơi đình như đầu rồng. Xưa đình được gọi là đình Thượng, để ứng với đình Hạ là quán Chảy nơi Thánh hoá. (quán Chảy nằm ở miền bãi Bồi ven sông Đáy, trước năm 1945 thuộc về làng La Phù, hiện nay thuộc xã Đơng La).
bằng nhau. Mái đình chỉ cách mái tiền tế một mét. Căn cứ vào đạo sắc phong đầu tiên cho Thành Hoàng làng vào ngày 10 tháng 2 niên hiệu Vĩnh Khánh nhị niên (1730), có thể giả thiết đình được xây dựng trước thời điểm này ít lâu, trước cửa đình có một cây gạo và một cây đa cổ thụ có tuổi thọ vài trăm năm nay. Tiền tế và nghi môn được xây dựng trước đại đình. Tên hiệu của đình là “Tối Linh Từ” được viết bằng chữ Hán trên một cái bảng treo ở ngồi nghi mơn. Từ nghi mơn vào đến tồ tiền tế phải đi qua một khoảng sân rộng có trồng hai gốc đại lớn. Tồ tiền tế có kết cấu năm gian, các cột rất lớn, có đường kính khoảng 50cm. Trên các cột đều treo các bảng câu đối ca ngợi những chiến công và đức độ của Thành hoàng làng. Gian giữa có treo một bức hồnh phi khổ lớn hình chữ nhật ghi bốn chữ: “Hùng vương Lạc tướng” bằng chữ Hán, truyền lại là tước mà vua Hùng phong (cho ông) khi ơng hố. Một bức khác ghi: “Mĩ tục khả phong” (tục tốt khá khen) do vua Tự Đức ban tặng cho làng La Phù. Các bức cốn và những thanh xà ở đây được chạm hình mây, nước, hình rồng, cá rất cơng phu. Qua xem xét nhận thấy kĩ thuật chạm long và chạm bong được áp dụng để tạo khối và diễn tả các chi tiết một cách tinh xảo, tạo nên một không gian màu nhiệm trước thị giác của người xem. Đình làng với những hoạ tiết hình khối trang trí sắc sảo hình bốn lồi tượng trưng cho sức mạnh tâm linh, biểu trưng cho ước vọng và lí tưởng của con người là “Long, Ly, Quy, Phượng” vừa rực rỡ vừa oai nghiêm. Song bên cạnh đó, với kiểu kết cấu vì kèo, cột, ngơi đình làng lại có một dáng vẻ của một ngôi nhà lớn của toàn dân làng vừa uy nghiêm, linh thiêng; vừa thân thuộc, gần gũi.
Vào thời Hậu Lê, có lẽ đình chính chỉ là dãy đình lợp mái rạ, do gặp hoả hoạn nên đã bị cháy. Vì vậy đến năm Nhâm Thân (1782) làng La Phù mới tổ chức xây lại. Đình chính có diện tích bằng tiền tế, kết cấu bảy gian, cột hiên được làm bằng đá xanh. Trong một lần về thăm, Lê Quý Đôn đã cho một
đôi câu đối khắc lên cột ở gian giữa:
“Duy hậu tuy do nhân tất hiếu để tín trung ấp lí thần hồ khâm Thánh hố. Tự thiên tứ phú tuế tất khang ninh phú thọ thôn Lư kị kạo ngưỡng thần công”.
Đại ý: Ca ngợi cảnh quang của La Phù, bởi tự trời ban phúc lành mà cho đất
có thần cơng Thánh hố; người dân có hiếu, có lễ, có tín, có trung, theo đạo lý của Thánh Hiền.
Một ý nữa nói lên sự giàu có khoẻ mạnh, yên vui, trường thọ; xóm làng đều phấn chấn cùng nhau chiêm ngưỡng nhớ ơn các đấng cao minh, đẹp lòng mong muốn của bề trên.
Đình làng La Phù kể từ khi xây dựng đến nay luôn được trùng tu, sửa chữa, nhất là vào triều đại nhà Nguyễn. Do đó, các hoạ tiết trang trí ở đình mang nhiều đặc điểm, tính cách văn hoá triều đại này. Mặc dù đã trải qua nhiều biến động, ngơi đình vẫn giữ nguyên được dáng vẻ như xưa.