Tiến trình lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội làng la (hà nội) (Trang 77 - 89)

3.2. Khảo tả một số lễ hội cổ truyền tiêu biểu liên quan tới các thành hoàng

3.2.2.6 Tiến trình lễ hội

Theo lời kể của các cụ già thì lễ hội (đại đám) ngày xưa (ngày nay cũng vậy) được tổ chức như sau :

Vào ngày mười tháng Chạp, trước ngày hội độ nửa tháng, những ông

quan viên bao gồm chức dịch, sắc mục và sáu ông cai đám của sáu giáp họp nhau tại đình, cắt cử nhau những cơng việc để chuẩn bị vào hội.

Mỗi giáp cử ra bốn ông lềnh, làm người đại diện cho giáp của mình. Các ơng này phải là người có địa vị cao trong giáp, có đức hạnh, vợ con song tồn. Sáu giáp trong làng có hai mươi bốn ơng họp thành một món gọi là món Chạ, chia nhau kiểm sốt kỷ cương và lễ vật hàng năm trong lễ hội. Luật tục ngày xưa quy định rất nghiêm ngặt đối với việc cử người tham gia vào tế lễ hay việc trông coi những cơng việc ở chốn đình trung trong lễ hội, như việc

Quân tam dịch được chia làm ba chiếu:

Chiếu thứ nhất: Là chiếu của các ông quan trong bao gồm sáu ông cai đám của sáu giáp. Vào tối ngày mười ba tháng Giêng, ngày giỗ của thành hồng, mỗi ơng phải sửa một lễ lợn rước ra đình. Đây là nhiệm vụ và cũng là vinh dự của giáp trao cho ông. Tuy nhiên điều kiện để xét ông có được cai đám hay khơng, không chỉ dựa vào thâm niên của ông ở trong giáp mà còn xem xét năm đó ơng có tang hay khơng. Nếu khơng may, năm đó ơng có tang thì phải nhường lại quyền cai đám cho người đứng sau mình trong giáp.

Chiếu thứ hai: Là chiếu của chức dịch, viên mục, bao gồm sáu ông, sáu ơng này cũng phải là người khơng có tang chở. Nhiệm vụ của họ là kiểm tra, kiểm soát lễ vật và các nghi thức tế lễ nơi đình trung.

Chiếu thứ ba: Là chiếu của tiểu cớ. Tức là chiếu của những quan viên, quan giáp năm đó có tang không tham gia được các hoạt động tế lễ ở chốn đình trung. Những người này chỉ được phép ngồi từ giọt đình trở ra (tức là mái đình ra đến ngồi sân). Họ làm những cơng việc ở ngồi sân đình, chẳng hạn như vào thời gian mở hội, trong các món, các giáp, ơng nào ra ngồi đình gây những việc tai tiếng như cãi nhau, đánh nhau. Các ông tiểu cớ này có quyền bắt vạ, có thể ví cơng việc của họ với việc bảo vệ thuần phong mĩ tục trong hội làng. Nhờ những quy định này mà lễ hội xưa của làng La Phù ít xảy ra những điều khơng hay, bảo vệ đựoc sự tôn nghiêm cũng như những nét đẹp văn hoá truyền thống .

Theo lệ, vào sáng ngày mười sáu tháng Chạp hàng năm, những ơng cai đám có nhiệm vụ đi sắm:

Một đôi lọng giấy.

Một cuộn dây xuân thu (dây gai nhuộm đỏ dùng để chằng buộc kiệu hay để dùng vào những việc khác trong dịp lễ hội).

Một hòm pháo (khoảng hai chục bánh nhỏ, dài khoảng sáu chục phân). Ngày nay do cấm dùng pháo nên khoản này đành bỏ.

Cấp chiêu hỏ lò (tức là nồi xoong để các ông quan trong sử dụng trong thời gian từ ngày mười sáu tháng Chạp đến hết ngày rằm tháng Giêng), bởi vì trong thời gian này sáu ơng cai đám (những nhân vật quan trong) phải ở trong đình khơng được về nhà kể cả vào dịp Tết. Các ông này chỉ được về nhà thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, xong lại phải ra đình để trơng nom cơng việc của làng.

Theo quan niệm dân gian làm như vậy để việc tế lễ được trong sạch, tinh khiết hơn và có thể tiếp cận gần với Thần hơn. Có thể nói, thời gian làng vào hội, sáu ơng cai đám này phải thực hiện “trai giới”. Ngồi ra, họ cịn phải mua nhiều đồ khác để phục vụ trong các cuộc tết lễ như: hương, hoa, vàng mã.

Chiều ngày mười sáu tháng Chạp, làng cho người ra cổng làng đón

những người đi mua đồ lễ về, như để tỏ rõ sự trịnh trọng và lòng mong đợi của dân làng.

Từ ngày hôm trước, tức ngày rằm tháng Chạp, những người có trách

nhiệm trong chốn đình trung, tức là các quan viên, sắc mục, các ông quan giáp phải cử ra bốn ông làm các công việc thay áo và tắm cho Thần. Bốn ông này phải có đủ điều kiện như sau: Phải có đức hạnh, khơng phạm pháp, phải có đầy đủ vợ con và trong nhà khơng có tang,...

Xưa kia, bốn ông này thường là hai ông quan trong và hai quan viên sắc tử.

Ngày mười sáu tháng Chạp, bốn ông này làm lễ sửa mũ áo cho Thần.

Tối ngày hai mươi ba tháng Chạp họ vào thay vóc (áo gấm) và mặc cho thần áo giấy, mũ giấy để đi chầu Thiên, cho đến ngày hai mươi chín Tết. Tối hai

ra gọi là lễ phong mã (lễ mộc dục), tắm cho thần vị và mặc áo mới, mũ vải cho thần và thờ như vậy cho đến sáng ngày mùng bảy tháng Giêng.

Sáng mồng bảy tháng Giêng lại thay áo mũ lần nữa, lần này, các quan

viên chức sắc được giao nhiệm vụ phong (mặc) cho thần áo long cổn, cân đai bối tử, mũ vỏ (tức là trang phục lễ hội) để chuẩn bị vào đám rước và các cuộc tế lễ kéo dài đến ngày rằm tháng Giêng. Sau buổi rã đám kết thúc lễ hội, rước thần về vị trí cũ ở quán Chảy xong, hết một tuần yên vị và đến lễ thay áo cho Thần một lần nữa. Lần này họ phong cho thần áo, mũ ngày thường, có sắc vàng, đỏ làm bằng sa tanh hoặc lụa, gấm.

Ngày mùng bốn tháng Giêng, các giáp phải cắt cử người vào chân quân

kiệu trong đám rước. Tiêu chuẩn của quân kiệu phải là trai tân, chưa vợ, không có tang chở, vóc dáng cao to, đều nhau để tiện cho việc “phân vai” trong đám rước. Những người cao to, khoẻ mạnh thường được phân vai kiệu long đình và kiệu chính.

Ngày mùng năm tháng Giêng, các chân kiệu được tập rước để hơm vào

đám rước chính khơng bị mắc lỗi. Cơng việc của các xóm, các vãi trong chùa là phải dọn dẹp, sửa sang lại đường xá, cho phong quang sạch đẹp, đình chùa được trang hồng lộng lẫy bằng cờ quạt và các phướn.

Ngoài ra, mỗi xóm phải lo đặt và dựng trước trên đoạn đường đi của đám rước một bàn thờ thuộc địa phận xóm mình. Các xóm phải cùng nhau đóng góp để làm một cái đuốc to dựng ở đoạn đường giáp với giữa xã La Phù và Đồng Nhân (xã Đơng La, huyện Hồi Đức). Đuốc này được làm bằng nhiều thanh tre hoặc nứa bó trịn lại với nhau, dài gần 5m to đến một ôm dùng để đốt sáng soi đường cho rước tối mùng bảy tháng Giêng.

Công việc chuẩn bị của các giáp kéo dài suốt thời gian trong năm. Vào đầu năm, sau mỗi dịp lễ hội đi qua, giáp lại họp mặt với nhau để phân vai xem

ai sẽ là người cai đám năm sau. Ông nào được vào đám năm đó sẽ được giáp trao cho một số ruộng nhất định (ruộng do dân đặt hậu cho giáp để cày cấy, số hoa lợi đó được dùng vào việc chi phí cho khoản phục vụ cho dịp lễ hội của làng). Đặc biệt ơng này có nhiệm vụ phải ni một con lợn để rước vào tế lễ thành hoàng làng vào đêm ngày mười ba tháng Giêng (ngày giỗ của thành hoàng). Đây là một việc hệ trọng bởi các giáp không những muốn cúng tiến lên thành hoàng làng một chú lợn vừa béo vừa đẹp, mà ở đây còn là danh dự của cả giáp, bởi sau cuộc tế lễ dâng lợn lên Thành Hoàng là cuộc thi xem lợn của giáp nào năm nay đẹp nhất, thể hiện tài chăm sóc, chăn ni, và cách làm lợn thờ khéo nhất. Do vậy, trước đấy, ông cai đám phải mua lợn về nuôi lợn từ tháng hai hoặc tháng ba, tức là ngay sau tháng có lễ rước lợn. Việc chọn để mua lợn thờ cúng hết sức cầu kì, phải đạt tiêu chuẩn là lợn đực thiến, da đen tuyền tức là lợn không được loang lổ chỗ trắng chỗ đen, không sứt tai, cụt đi, có phàm ăn hay khơng, nếu lợn có một chiếc lơng trắng coi như khơng đạt u cầu. Sau đó ơng cai đám phải nhờ một người mát tay, gia đình có đầy đủ vợ, con bắt lợn về thả lợn vào chuồng nhà mình. Chuồng lợn phải được xây mới hay sửa sang lại cho sạch sẽ mát mẻ và luôn được che đậy kín đáo. Gia chủ khơng cho người lạ vào xem vì sợ người lạ có vía dữ, sẽ làm cho lợn biếng ăn, đặc biệt là đàn bà có mang. Trong khi nói chuyện, người ta cũng tránh khơng nói đến chú lợn cũng đang ni ở trong chuồng, sợ trộm vía lợn khơng lớn được.

Trước khi mua lợn về nhà ni, nếu nhà nào có bàn thờ thổ cơng rồi thì thơi, nếu chưa có nhất thiết phải lập ngay. Bàn thờ có một bát hương ghi bài vị của quan thổ công, một chiếc mũ thổ công, lọ hoa, một chén nước. Hàng ngày, hai buổi sáng, chiều gia chủ phải thắp hương khấn quan thổ công cầu cho gia đình được bình yên và chú lợn trong chuồng mạnh khoẻ, chóng lớn khơng bị ma quỷ quấy nhiễu. Lễ vật thường chỉ có trầu cau, rượu. Vào ngày

rằm, có thêm oản, quả, xôi thịt. Ngày đầu, khi mua lợn về thả vào chuồng xong, gia chủ phải cúng quan thổ cơng rằng mình đã mua lợn cúng thần về nuôi trong nhà và nhờ thổ cơng trơng nom giúp mình.

Việc chăm sóc ni nấng lợn cúng thần là một cơng việc quan trọng địi hỏi sự chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ. Hàng ngày, tuỳ thuộc vào cách chăn nuôi của từng nhà, có thể họ cho lợn ăn ba lần sáng, trưa, chiều, thậm chí lên đến bốn lần trong ngày. Nhưng những điều quy định nghiêm ngặt mà ông cai đám nào cũng phải tuân thủ là phải cho lợn ăn sạch sẽ, vệ sinh, không được cho lợn ăn những thức ăn thừa hoặc bị thiu, hay những thức ăn bị ôi và ô uế. Cám lợn bao gồm cám gạo trộn với ngơ xay hay gạo nếp rảnh, được nấu chín lên. Rau phải rửa sạch sẽ. Người ta thường mua riêng cho lợn một cái máng mới. Tắm rửa cho lợn hàng ngày, chuồng trại lúc nào cũng phải giữ sạch sẽ mùa đông thường ấm áp, mùa hè thì thống mát. Do vậy mà lợn cúng thần thường không hay bị ốm như những con lợn khác. Xong người ta vẫn cho đó là có sự trợ giúp của quan thổ công và sự phù trợ của thần linh bản thổ.

Sáng ngày mùng bảy, lễ hội mở đầu bằng ba hồi trống đại ở ngồi đình.

Các quan viên, chức dịch, sắc mục và quân kiệu ai vào việc của người đó để chuẩn bị cho đám rước. Khơng khí thật tưng bừng náo nhiệt bởi âm thanh của tiếng trống, của đàn sáo, tiếng cười nói và màu sắc rực rỡ của cờ, hoa và trang phục trong đám người chuân bị để rước.

Dân làng từ các ngõ, xóm; từ các làng lân cận đổ về đình La Phù xem rước, ở trong đình, bốn ông quan trong lúc này chỉ còn lại việc đưa bài vị của thần vào trong kiệu chính. Để làm việc này, phải cần thêm bốn ông nữa (những ông này cũng cần phải có đầy đủ điều kiện như bốn ông trên). Các ơng này có nhiệm vụ cầm lọng, quạt che kín bài vị của thần từ cửa cung đình trong ra đến kiệu. Mục đích là khơng để cho ai có thể nhìn thấy bài vị của

Các chân kiệu đã đứng sẵn vào vị trí ở tại các hương án, long đình và các đồ tuỳ tùng được rước theo. Mọi việc đều được làm rất trang nghiêm, từ tốn nhưng cũng rất khẩn trương không để thừa một khoảng thời gian nào. Sau một hồi trống báo lệnh, đám rước được khởi hành. Đây là đám rước phụng nghinh thần về quán Chảy (đình Hạ). Do đó đám rước đi trong trật tự hàng lối, song cũng rất đơng vui, náo nhiệt. Có những lúc đến quãng đường chật, mọi người phải chen nhau đi lên cho kịp đám rước, thái độ hết sức hồ hởi. Tâm trí của họ dường như bị cuốn hút theo tiếng chiêng, trống, tiếng sáo, tiếng thanh la và điệu nhạc lưu thuỷ của phường bát âm. Đám rước có ba kiệu chính, đi lúc nhanh lúc chậm theo nhịp trống, chiêng.

Đám rước đi đến địa phận các xóm nhỏ thì đi chậm và dừng lại để các xóm lễ thành hồng cầu bình an cho xóm tại các bàn thờ được lập sẵn. Có những xóm mang chiếu ra trải trên đoạn đường xóm mình để đám rước thành hoàng đi qua, tỏ lịng tơn kính thần. Họ cử những cô gái chưa chồng, bê những khay nước ra mời chào những người trong đoàn tuỳ tùng hộ giá Thần. Các gia đình trong xóm cũng mang lễ ra đặt ở đầu cổng hay ở rìa đường để lễ.

Trước đây, đám rước đi đến đâu, các gia đình, các xóm nổ pháo để đón mừng đến đó.

Đám rước đi khỏi làng La Phù đến địa phận đầu Đông Nhân, dân làng La Tinh (xã Đơng La, huyện Hồi Đức) mang lễ vật gồm hương, hoa, oản, chuối ra cửa đình lập bàn thờ bái vọng ra đám rước thần làng La Phù, tỏ lòng tơn kính thần. Đây là biểu hiện của tục giao hiếu giữa làng La Tinh và làng La Phù. Đám rước sang đến khu Đồng Nhân (bây giờ là làng Đồng Nhân), dân làng Đồng Nhân hồ hởi ra đón mừng. Kiệu chính dừng lại một lúc trước bàn thờ của dân Đồng Nhân lập nên để chào đón thần đi qua. Ngày nay tuy là hai xã khác nhau, nhưng La Phù và Đồng Nhân vẫn thờ chung một thành hoàng

và vẫn tổ chức lễ hội chung. Lễ hội - Thành hoàng làng là sợi dây liên kết sự đồn kết gắn bó của hai làng, hai xã trong một tâm linh, tín ngưỡng chung.

Khi đám rước của làng La Phù đi đến đê, dân làng Đông Lao phải làm lễ Đĩa Nộm (nghĩa là trong mâm lễ bắt buộc phải có một đĩa nộm). Tục truyền rằng, xưa, ở khu chợ Đồng Lao có một ơng ăn xin bị mù, do chết vào giờ thiêng liêng nên làng tơn làm thần và thờ phụng. Sở thích của ơng thần này là món nộm. Vì vậy khi đám rước La Phù đi qua, sợ ông thần mù thấy vui quá mà đi theo, làng mất thần sẽ loạn lạc nên dân Đơng Lao lúc đó mang đĩa nộm ra mời ông này quay trở lại.

Toàn bộ khung cảnh của đám rước với màu sắc rực rõ, âm thanh của các phường bát âm, và tiếng chống, tiếng chiêng, sự hồ hởi của người đi xem hội, đã làm cho ta thấy đám rước hội làng La Phù thật uy nghi, lộng lẫy. Người hàng tổng La kéo về đi theo đám rước, như để biểu dương cho sức mạnh của cộng đồng làng xã. Vì thế đám rước đi rất chậm, đoạn đường từ đình xuống quán chỉ khoảng hơn hai km mà thời gian đám rước đi mất hơn năm tiếng đồng hồ. Bảy giờ xuất phát từ đình Thượng đến mười hai giờ trưa đến Quán. Các kiệu từ từ đi vào trong sân quán xếp theo một hàng dọc theo thứ tự từ ngoài vào trong là hương án đến bàn độc, kiệu giá nã, kiệu ngai rước sắc, cuối cùng vào sát cửa quán là kiệu chính. Cắm dọc hai bên là cờ quạt, lọng che, và các đồ bát bửu. Ngoài cổng quán, đứng dọc hai bên đường vào là các đồ tượng trưng cho khí giới của nhà Thánh như súng gỗ, các biển hội tỵ.

Đến giờ lễ phụng nghinh, các chức dịch, viên mục và các ông quan trong đám năm đó mặc áo mũ tế (áo thụng xanh, mũ xanh, chân đi hia) xếp thành ba hàng. Trong lúc ông chủ tế khấn các ông khác đều phải quỳ. Sau ba lần rạp người đập đầu cúi lạy, ơng chủ tế năm đó xin đài âm dương. Cuộc lễ

đó đến lượt các cụ ơng, rồi đến các cụ bà, tiếp theo là chân kiệu và phường bát âm vào lễ. Tiếp đến là người ở mọi tầng lớp vào lễ thành hoàng. Trong lúc dân lễ, phường bát âm, sáo trúc lại nổi nhạc “lưu thuỷ ngũ đối”. Lúc này có ba ơng qua trong miệng bịt vải đỏ vào hậu cung để rước Thánh ra kiệu chính để chuẩn bị hồi cung.

Đúng năm giờ chiều ngày hơm đó, đồn rước khởi hành quay về đình Thượng. Lần rước về theo thứ tự hương án, kiệu giá mã tiếp đó đến kiệu ngai đi sau cùng. Theo sau vẫn là xe giá ngựa. Khoảng cách giữa các kiệu vẫn là cờ quạt, trống và các đồ chấp kích, như lần rước đi. Lần rước hồi cung đi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội làng la (hà nội) (Trang 77 - 89)