STT Thể loại tác phẩm Tiếngđộng độc lập Tiếng động nền 1 Tin tức 2 10 2 Ghi nhanh, phản ánh 6 9 3 Tường thuật 3 10 4 Phỏng vấn, trao đổi 1 9 5 Phóng sự 6 10
Nguồn: Thống kê của tác giả luận văn trong 6 tháng đầu năm 2018.
Như vậy, theo khảo sát, trong số 50 tác phẩm có sử dụng tiếng động ở 5 thể loại: tin tức, ghi nhanh, phản ánh, tường thuật, phỏng vấn, trao đổi, phóng sự thì có 18 tác phẩm tiếng động xuất hiện độc lập, 48 tác phẩm sử dụng tiếng động làm nền cho lời dẫn của phóng viên, đi kèm với lời phát biểu của nhân chứng. Qua đó cho thấy, việc sử dụng tiếng động độc lập có thể xuất hiện ở đầu tác phẩm, có thể xuất hiện ở giữa tác phẩm, còn tiếng động nền xuất hiện đi kèm với lời dẫn phóng viên hoặc lời phát biểu của nhân chứng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tiếng động độc lập xuất hiện nhiều ở đầu tác phẩm trong các thể loại tin, ghi nhanh, phản ánh, phóng sự, tường thuật; ít xuất hiện ở đầu thể loại trao đổi, phỏng vấn. Khi xuất hiện ở đầu tác phẩm, tác giả sử dụng tiếng động độc lập để tạo ấn tượng tiếp nhận về không khí của sự kiện
cho thính giả ngay từ đầu. Tiếng động có tác dụng tạo hình ảnh và ấn tượng tốt nên việc tiếp cận tiếng động ngay từ đầu tác phẩm giúp cho người nghe bước vào sự kiện đó và tiếp nhận nội dung sau dễ dàng hơn.
Cũng theo khảo sát trên thì thời gian sử dụng tiếng động độc lập thường ngắn hơn so với tiếng động nền, trung bình tiếng động độc lập được sử dụng trong một số tác phẩm ghi nhanh, phản ánh, phóng sự là từ 5-10 giây, tiếng động nền (tiếng động đồng thời) được sử dụng với thời lượng dài hơn từ 10-30 giây.
Cụ thể như, trong tác phẩm tin Gần 1 nghìn bác sĩ, y tá và nhân viên y tế của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tham gia hiến máu tại Ngày hội hiến máu “Chào Xuân hồng 2018” (phát trong chương trình Thời sự 18h ngày 22/2/2018 trên VOV1), tin có thời lượng 1 phút 40 giây, mở đầu là tiếng động độc lập 6 giây gồm tiếng người nói cười ồn ào, tiếng nhạc hát trên sân khấu, tiếp đó là lời dẫn của phóng viên và lời phát biểu của một nhân chứng trên tiếng động nền 20 giây của ngày hội hiến máu. Như vậy, sự xuất hiện của tiếng động độc lập và tiếng động nền với tổng thời lượng 26 giây trong tác phẩm tin có thời lượng 1 phút 40 giây đã cho công chúng cảm nhận không khí của ngày hội hiến máu. Tiếng động trong tác phẩm có tác dụng cổ vũ, thôi thúc động viên mọi người tích cực tham gia hiến máu tình nguyện.
Hoặc trong tác phẩm tin Sáng nay khai hội chùa Bái Đính (phát trong chương trình Thời sự 18h ngày 21/2/2018 trên VOV1), tiếng động độc lập 5 giây là tiếng trống hoa lư rộn ràng, thôi thúc, tiếp đó là lời dẫn phóng viên trên tiếng động nền, phỏng vấn nhân chứng 20 giây trên tiếng động nền. Tổng thời lượng tin 1 phút 10 giây, thời lượng tiếng động 45 giây. Đối với dạng bài phản ánh lễ hội như trên, phóng viên thường xuyên sử dụng tiếng động độc lập ở đầu tác phẩm hoặc tiếng động nền cho lời dẫn vào để làm nổi bật không khí của sự kiện lễ hội, tiếp đó là tiếng động nền cho lời dẫn tin, bài và lời phát
biểu của nhân chứng. Như vậy, việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm này tương đối hợp lý và hiệu quả.
Trong phản ánh Không khí cổ động viên đón chào đoàn xe U23 Việt Nam về Ba Đình, Hà Nội (Thời sự 18h, ngày 27/1/2018, VOV1). Tổng thời lượng bài phản ánh 3 phút 25 giây. Mở đầu là tiếng động độc lập 6 giây là tiếng hò reo của cổ động viên, tiếp đó là tiếng động đồng thời với lời dẫn của phóng viên và lời phát biểu của nhân chứng trong toàn bộ tác phẩm.
Trong phóng sự Sử dụng ma túy tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa (chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội, ngày 4/5/2018, VOV2), tiếng động độc lập xuất hiện ở đầu tác phẩm là tiếng nói chuyện về bóng cười, cỏ Mỹ của mấy học sinh, tiếp đó là toàn bộ lời dẫn của phóng viên và lời phát biểu của nhân chứng trên tiếng động nền là tiếng xe cộ trên đường, tiếng ồn ào trong giờ ra chơi ở trường học...
Tuy nhiên, trong tác phẩm phỏng vấn, trao đổi, hầu như không có sự xuất hiện tiếng động độc lập, tiếng động nền với thời lượng cũng ngắn hơn vì phỏng vấn tập trung vào thông tin do nhân vật cung cấp và sự xuất hiện của tiếng động ít có giá trị thông tin hơn.
2.3.3. Thời lượng tiếng động trong tác phẩm phát thanh
Như đã đề cập ở trên, do phụ thuộc vào thể loại tác phẩm, thời lượng chương trình, chủ đề và đối tượng phản ánh nên thời lượng tiếng động đối với mỗi thể loại tác phẩm, chương trình cũng khác nhau. Để so sánh tương quan giữa thời lượng tiếng động với thời lượng toàn tác phẩm, tác giả luận văn đã lựa chọn 10 tác phẩm bất kỳ đối với mỗi thể loại: tin tức, tường thuật, ghi nhanh/phản ánh, phóng sự, phỏng vấn để khảo sát.
Bảng 2.3 Thời lƣợng tiếng động trong các tác phẩm khảo sát STT Thể loại tác phẩm Thời lƣợngtác phẩm (giây) Thời lƣợngtiếng động (giây) Tỷ lệ (%) 1 Tin tức 1033 209 20 2 Ghi nhanh, phản ánh 1890 1.190 61 3 Phỏng vấn, trao đổi 11.000 520 4,6 4 Phóng sự 2.350 918 39 5 Tường thuật 18.000 1.800 10
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn 6 tháng đầu năm 2018
Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng, trong 10 tác phẩm tin tức với tổng thời lượng là 1.033 giây thì thời lượng tiếng động là 209 giây, chiếm 20% thời lượng tác phẩm; trong 10 tác phẩm phản ánh, ghi nhanh với tổng thời lượng 1.890 giây thì thời lượng tiếng động là 1.190 giây, chiếm 61% thời lượng tác phẩm; trong 10 tác phẩm trao đổi, phỏng vấn có thời lượng 11.000 giây thì thời lượng tiếng động là 520 giây, chiếm 4,6% thời lượng tác phẩm; trong 10 tác phẩm phóng sự với tổng thời lượng 2.350 giây thì tiếng động có thời lượng 918 giây, bằng 39% thời lượng tác phẩm; trong 10 tác phẩm tường thuật có tổng thời lượng 18.000 giây thì thời lượng tiếng động là 1.800 giây, bằng 10% thời lượng toàn tác phẩm. Như vậy, trung bình thời lượng tiếng động so với tổng thời lượng tác phẩm bằng 33%. Các tác phẩm ghi nhanh, phản ánh sử dụng tiếng động với thời lượng lớn nhất là 61%, thứ 2 là phóng sự 39%, thứ 3 tin tức 20%, thứ 4 là tường thuật 10%, thứ 5 là phỏng vấn, trao đổi 4,6%.
Ví dụ, trong tác phẩm tin Sáng nay khai hội chùa Bái Đính (phát trong chương trình Thời sự 18h ngày 21/2/2018 trên VOV1), tiếng động độc lập 5 giây là tiếng trống hoa lư rộn ràng, thôi thúc, tiếp đó là lời dẫn phóng viên trên tiếng động nền, phỏng vấn nhân chứng 20 giây trên tiếng động nền ngày khai hội. Tổng thời lượng tin 1 phút 10 giây, thời lượng tiếng động 45 giây.
Hoặc trong tác phẩm tin Tình trạng tắc nghẽn và ùn ứ giao thông diễn biến nghiêm trọng trong những ngày cận Tết tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng thời lượng tin là 2 phút 30 giây, tiếng động xe cộ trên đường đi kèm với lời phát biểu của 2 nhân vật là 60 giây.
Qua khảo sát cho thấy, những tác phẩm phản ánh, ghi nhanh có thời lượng tiếng động lớn nhất, có những tác phẩm tiếng động đi gần hết thời lượng, có những tác phẩm thời lượng chiếm một nửa. Cụ thể như trong bài ghi nhanh 800 công nhân lao động khu nhà ở công nhân, khu công nghiệp Bắc Thăng Long tham dự chương trình Tết sum vầy kịp thời chia sẻ, động viên những hoàn cảnh khó khăn (phát sóng trong chương trình thời sự 18h ngày 4/2/2018 trên VOV1). Tổng thời lượng bài ghi nhanh là 2 phút. Phóng viên dẫn và phỏng vấn nhân vật toàn bộ dưới nền tiếng động hiện trường của ngày hội như tiếng nhạc, hát, trống, người nói vỗ tay sôi động.
2.2.4. Vị trí xuất hiện tiếng động trong các tác phẩm
Về vị trí xuất hiện tiếng động trong các tác phẩm, tác giả luận văn đã lựa chọn 10 tác phẩm bất kỳ đối với mỗi thể loại: tin tức, tường thuật, ghi nhanh/phản ánh, phóng sự, phỏng vấn để khảo sát.
Bảng 2.4 Vị trí xuất hiện tiếng động trong các tác phẩm khảo sát
STT Thể loại tác phẩm Đầu tác phẩm Giữa tác phẩm Cuối tác phẩm 1 Tin tức 0 9 0 2 Tường thuật 2 7 0 3 Ghi nhanh, phản ánh 6 9 3 4 Phỏng vấn, trao đổi 0 5 0 5 Phóng sự 3 8 0
Theo như bảng số liệu trên, các tác phẩm ghi nhanh và phóng sự thường xuất hiện tiếng động ở đầu tác phẩm, đồng thời cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm. Trong khi đó, các thể loại khác tiếng động thường xuất hiện ở giữa tác phẩm/chương trình và đi kèm với lời phát biểu của nhân vật.
Trong các tác phẩm phản ánh, ghi nhanh, tiếng động xuất hiện nhiều ở đầu tác phẩm. Điều này cho thấy, tác giả muốn tạo ấn tượng cho thính giả tiếp nhận ngay từ đầu. Tiếng động có tác dụng tạo hình rất tốt, việc tiếp cận tiếng động ngay từ đầu sẽ giúp tạo nên một bức tranh hiện thực sống động, không khí sôi động, tưng bừng tại nơi diễn ra sự kiện. Đối với thể loại tin tức hay phỏng vấn trao đổi, tiếng động lại xuất hiệnở giữa tác phẩm đi kèm với lời nhân chứng.
Ví dụ trong bài ghi nhanh Không khí đón mừng năm mới tại các địa phương (phát trong chương trình thời sự 18h ngày 01/01/2018 trên VOV1). Các phóng viên phản ánh không khí đón năm mới tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đắk Lăk. Trong phản ánh không khí đón năm mới 2018 tại Hà Nội, tổng thời lượng là 4 phút 18 giây, mở đầu là tiếng nhạc Happy new year vang lên 10 giây, khi nhạc vuốt nhỏ xuống là lời dẫn của phóng viên trên nền nhạc và tiếng động tại hiện trường: tiếng nói cười, tiếng nhạc và tiếng hô đếm ngược trong lễ hội countdown đón chào năm mới. Đối với phản ánh không khí đón năm mới tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng thì tiếng động không xuất hiện ở đầu tác phẩm mà xuất hiện ở giữa tác phẩm đồng thời với lời dẫn phóng viên và lời nói của nhân vật. So sánh 3 tác phẩm trên cho thấy, bài phản ánh không khí đón năm mới tại Hà Nội có sức hấp dẫn hơn cả bởi nó cho người nghe như được hòa mình không khí rạo rực đón chào năm mới tại Bờ Hồ, do đó có sự sinh động, hấp dẫn và tính thuyết phục hơn. Cũng qua khảo sát cho thấy, có khá nhiều tác phẩm, kể cả phóng sự và ghi nhanh phản ánh quang cảnh, hiện trạng lại thiếu vắng tiếng động. Ví dụ
như phản ánh Không khí đón năm mới 2018 tại Đăk Lăk (chương trình thời sự ngày 18h ngày 13/1/2018 trên VOV1) nhưng lại không có tiếng động và lời phát biểu nhân chứng, thính giả không cảm nhận được không khí đón năm mới tại nơi diễn ra. Điều này khiến cho tác phẩm thiếu tính thuyết phục.
Ví dụ trong phóng sự "Lang Chánh, Thanh Hoá: Mang sức trẻ về xây dựng quê hương" (phát sóng trong chương trình Nông nghiệp - Nông thôn ngày 26/3/2018 trên kênh VOV1), tác giả bài viết đã sử dụng tiếng động đàn gà, tiếng chim chóc, tiếng trẻ ê a trong lớp học, tiếng người cười nói để đưa vào giữa tác phẩm. Như vậy, việc sử dụng tiếng động ở giữa tác phẩm với thời lượng mỗi lần khoảng 30 giây rất phù hợp với chủ đề của tác phẩm nói về một bí thư chi đoàn chăn nuôi gà đồi. Trong tác phẩm này, tiếng động rõ nét và phù hợp với chủ đề bài viết. Sự xuất hiện của tiếng đàn gà ở giữa tác phẩm với thời lượng rất hợp lý đã làm tăng thêm giá trị truyền tải nội dung thông tin và cảm xúc cho tác phẩm.
2.2.5.Âm lượng của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh
Qua khảo sát, khi tiếng động đứng độc lập, âm lượng thường to tương đương với lời nói. Ngược lại khi làm nền cho lời nói, tiếng động chỉ cần bằng 1/3 âm lượng của lời. Âm lượng tiếng động trong một bài viết thường được thay đổi linh hoạt, phụ thuộc vào nội dung tác phẩm cũng như ý đồ chủ quan của nhà báo. Cùng trong một tác phẩm, có đoạn âm lượng tiếng động được vang lên rõ ràng, nổi bật, tạo điểm nhấn cung cấp thông tin một cách độc lập, nhưng có đoạn, âm lượng tiếng động nhỏ, chìm xuống với mục đích hỗ trợ thông tin cho bài viết.
Ví dụ âm lượng tiếng động và lời nói trong tác phẩm ghi nhanh Hôm nay mùng 6 tháng Giêng, khai hội Chùa Hương, Chùa Bái Đính và lễ hội Gióng đền Sóc (phát sóng chương trình Thời sự 18h ngày 21/2/2018 trên VOV1). Mở đầu tác phẩm là tiếng động độc lập 6 giây tiếng trống khai hội
Chùa Hương, tiếp đó là lời dẫn của phóng viên trên nền tiếng động được vuốt nhỏ đi (biểu đồ 1). Tiếp đó là lời dẫn phóng viên không có tiếng động nền
(Biểu đồ 2)
Biểu đồ 2: Sóng âm thanh của tiếng động
Biểu đồ sóng âm thanh giữa lời nói của biên tập viên và biểu đồ sóngâm thanh tiếng động cho thấy âm lượng của tiếng động và lời nói có sự đồng đều, điều này cho thấy, âm lượng của tiếng động vừa phải, phù hợp với tai nghe của thính giả. Sau khi ghi âm tại hiện trường và mang về dựng tại phòng thu, tiếng động thường to hoặc nhỏ hơn âm lượng lời nói của biên tập viên. Để có sự đồng đều trong lời nói và tiếng động khi phát sóng, biên tập viên thường tiến hành biên tập lại tiếng động trên phần mềm Adobe Audition, Cool Edit hay Dalet, cắt trích theo chủ ý của bài viết, tăng hoặc giảm âm lượng tiếng động cho phù hợp và hiệu quả nhất.
2.4. Hiệu quả sử dụng tiếng động
Qua khảo sát, phân tích chất lượng tiếng động trong 100 tác phẩm có sử dụng tiếng động (trên tổng số 150 tác phẩm được lựa chọn ở mục 2.3.1), kết quả cho thấy có 91 tác phẩm có chất lượng tiếng động tiếng động tốt, phù hợp với nội dung tác phẩm, 9 tác phẩm sử dụng tiếng động không đạt hiệu quả do thời lượng tiếng động dài bằng thời lượng toàn bộ tác phẩm gây nhàm chán cho người nghe, tiếng động quá to, tiếng động quá ngắn gây hụt hẫng cho người nghe. Ví dụ, trong phóng sự Hiện tượng mê tín quá mức ở nhiều lễ hội đầu xuân, địa điểm di tích hay cơ sở thờ tự (Diễn đàn các vấn đề xã hội, ngày 28/2/2018, VOV2), tác giả sử dụng tiếng động ở một lễ hội với tiếng ồn ào và tiếng nhạc lễ hội trong toàn bộ tác phẩm gây ra sự nhàm chán cho người nghe. Để làm sáng tỏ hiệu quả sử dụng tiếng động trong các tác phẩm phát thanh trên kênh VOV1 và VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả luận văn tổ chức thảo luận nhóm. Nhóm thính giả 5 người là viên chức đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Hà Đông, Hà Nội được nghe lại các chương trình phát thanh ghi âm gồm: tác phẩm phóng sự "Lang Chánh, Thanh Hoá: Mang sức trẻ về xây dựng quê hương" (phát sóng trong chương trình Nông nghiệp - Nông thôn ngày 26/3/2018 trên kênh VOV1) và
tác phẩm tin Lạng Sơn: Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện chở quá tải, quá khổ trong dịp tết (phát sóng trong chương trình Thời sự 18h ngày 21/2/2018 trên VOV1). Tác phẩm phóng sự có tổng thời lượng 7 phút, tác giả đã sử dụng tiếng động nền với tổng thời lượng 2 phút 3 giây đi kèm lời