2.2.5 .Âm lượng của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh
2.6. Đánh giá về việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh
* Ưu điểm
Qua kết quả khảo sát việc sử dụng tiếng động trong các chương trình trên kênh VOV1 và VOV2, Đài TNVN có thể thấy việc sử dụng tiếng động có những ưu điểm:
Thứ nhất, tiếng động trong các tác phẩm phát thanh được khảo sát đã phát huy tốt vai trò của tiếng động như: tham gia cung cấp thông tin và bổ trợ cho lời nói, tiếng động gia tăng, tính chính xác, khách quan cho thông tin được chuyển tải bằng lời nói, tiếng động tạo hình ảnh, vẽ lên trong tâm trí người nghe bức tranh cuộc sống hiện thực sinh động; tiếng động thể hiện những sắc thái biểu cảm cho một bài phát thanh; tiếng động có thể đóng vai trò tương đương với những lời dẫn, đặc biệt là trong các câu chuyện truyền thanh, kịch truyền thanh; tiếng động được ghi cùng lúc với lời thoại thì tạo thành một chỉnh thể gắn bó khăng khít, tạo thành một phần tình huống giao tiếp; tiếng động góp phần đa dạng hoá âm thanh, tạo sự sinh động cho tác phẩm và chương trình phát thanh
Thứ hai, tiếng động trong các tác phẩm khảo sát đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đối với tiếng động phát thanh. Thực tế cho thấy, các tác phẩm được khảo sát đều đã sử dụng tiếng động tự nhiên được ghi âm tại hiện trường, nó làm rõ bối cảnh, không gian, thời gian, tâm trạng, tính cách của sự
vật, hiện tượng, con người được đề cập trong tác phẩm; tiếng động đều chứa đựng thông tin; tiếng động mang tính đặc trưng, rõ ràng, dễ hiểu. Cụ thể là âm thanh chào năm mới trong đêm giao thừa tiếng nhạc, tiếng trống khai hội chùa Hương, Bái Đính, tiếng ca hát, nhảy múa trong lễ hội hiến máu, tiếng đàn gà trong trang trại của thanh niên làm kinh tế giỏi hay tiếng ê a đọc chữ của các em học sinh trong lớp học ở Lang Chánh, Thanh Hóa...
Tiếng động trong hầu hết các tác phẩm khảo sát đáp ứng tiêu chí đủ dài, đủ sâu để người nghe có thể hiểu và cảm nhận; thời điểm, thời lượng, âm lượng của tiếng động được sử dụng linh hoạt theo ý đồ chủ quan của tác giả. Cụ thể trong tác phẩm Không khí đón năm mới 2018 tại Hà Nội, tổng thời lượng tác phẩm là 4 phút 18 giây, mở đầu là tiếng nhạc Happy new year vang lên 10 giây, khi nhạc vuốt nhỏ xuống là lời dẫn của phóng viên trên nền nhạc và tiếng động tại hiện trường: tiếng nói cười, tiếng nhạc và tiếng hô đếm ngược trong lễ hội countdown đón chào năm mới. Tiếng động được sử dụng trong toàn bộ tác phẩm và âm lượng hài hòa với lời dẫn phóng viên đã cho người nghe cảm nhận đầy đủ và sinh động không khí đón chào năm mới 2018. Hay trong bài phản ánh Khai mạc Lễ hội Xuân hồng lần thứ XI năm 2018 với thông điệp "Hiến giọt máu đào -Trao đời sự sống" tại Viện huyết học truyền máu Trung ương, tổng thời lượng của bài phản ánh là 2 phút 20 giây, tổng thời lượng tiếng động là độc lập và tiếng động nền là 1 phút 20 giây. Như vậy, tiếng động trong tác phẩm này chiếm 57% dung lượng tác phẩm đã cho người nghe cảm nhận đầy đủ nội dung, diễn biến của sự kiện.
Thứ ba, tiếng động sử dụng trong các tác phẩm phát thanh có sự linh hoạt và phù hợp về thể loại tác phẩm, vị trí xuất hiện, tần suất, thời lượng và âm lượng của tiếng động. Do đặc điểm thể loại, tiếng động thường xuất hiện nhiều ở thể loại tin tường thuật, bài phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, tin tức, phỏng vấn,... xuất hiện ít hơn ở thể loại phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm tại
phòng thu. Dạng tiếng động độc lập xuất hiện nhiều ở đầu tác phẩm trong các thể loại ghi nhanh, phản ánh, phóng sự. Tiếng động nền thường xuất hiện ở giữa tác phẩm cho người nghe cảm nhận và tiếp nhận thông tin sau dễ dàng hơn. Về tỷ lệ thời lượng tiếng động so với thời lượng tác phẩm trung bình ở các thể loại là 33% có thể thấy được tiếng động ngày càng được các nhà báo coi trọng và sử dụng. Đồng thời, sử dụng hợp lý thời lượng tiếng động với những thể loại yêu cầu sử dụng nhiều tiếng động như: phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, tin tức... Về vị trí xuất hiện và âm lượng tiếng động ở các tác phẩm cũng được phóng viên sử dụng linh hoạt tăng hiệu quả sử dụng của tiếng động trong tác phẩm.
* Hạn chế
Mặc dù tiếng động có vai trò quan trọng, nó không chỉ hỗ trợ thông tin, tạo hình ảnh cho bài phát thanh, đem lại sắc thái tình cảm cho thông tin mà còn đánh thức xúc giác của người nghe, tạo sự nhiệt tình trong tiếp nhận. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát của tác giả luận văn ở 150 tác phẩm của 8 chương trình của Kênh VOV1 và VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, tỷ lệ tiếng động tương quan so với lời nói là 33%. Điều đó cho thấy, hiện nay thời lượng tiếng động được sử dụng khá nhiều trong tác phẩm phát thanh, tuy nhiên thường được sử dụng đi kèm ý kiến nhân chứng. Đặc biệt trong một số tác phẩm tin tức, ghi nhanh, phản ánh về sự kiện cần phải có tiếng động thì nhà báo lại không sử dụng tiếng động.
Lý do của việc tiếng động chưa được sử dụng hợp lý trong nhiều tác phẩm là bởi khi thu tiếng động nhà báo buộc phải tăng thêm nhiều thao tác như: thu âm, nghe lại, biên tập âm thanh, pha âm tiếng động. Nhiều phóng viên chưa thực sự coi trọng vai trò của tiếng động trong tác phẩm.
Nhận xét về hạn chế trong sử dụng tiếng động trong các tác phẩm phát thanh, ông Đồng Mạnh Hùng - Trưởng ban Thời sự VOV1 cho biết: "Nếu nói
ở Việt Nam thì mọi người cũng chưa hiểu cách sử dụng tiếng động, chưa được đào tạo một cách bài bản trong việc sử dụng tiếng động trong phát thanh, chính vì vậy mà hầu như mọi người không sử dụng tiếng động trong các tác phẩm của mình và nếu có sử dụng tiếng động thì đang dừng ở mức độ minh họa cho tác phẩm chứ nó không phải là một thành tố tạo ra cái sức hấp dẫn, tạo ra thông tin cho tác phẩm. Cách sử dụng tiếng động cũng thông thường chỉ là đi thu tiếng động đó rồi nền vào, chứ nó chưa tạo ra hiệu quả lớn... Mọi người sử dụng còn tùy tiện, thích thì làm, không thích thì thôi, chứ nó chưa ra đường hướng, chưa ra cách thức gì cả. Và cách thu tiếng động cũng chưa biết thu mà mới chỉ là cách thấy đâu thu đấy, không có ý tưởng ngay từ đầu để tạo ra tiếng động có chất lượng, có thông tin cho tác phẩm của mình".” [Phụ lục 3, tr104].
Nhiều tác phẩm đòi hỏi phải sử dụng tiếng động nhưng vì nguyên nhân nàođó, tiếng động không được sử dụng dẫn đến tác phẩm khô c ứng thiếu tính thuyết phục, không hấp dẫn. Đặc biệt, việc sử dụng tiếng động không có sự chuẩn bị, không có sự phác thảo ý tưởng từ trước nên không có sự chủ động trong việc lựa chọn và ghi âm tiếng động. Thứ hai, việc thu âm tiếng động ở nhiều tác phẩm không có sự chọn lọc theo đặc trưng của tiếng động. Vì thế tiếng động thu vào không rõ, không phù hợp với chủ đề bài viết, quá ngắn hoặc quá dài. Hơn nữa, việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm đòi hỏi nhà báo phải thực hiện nhiều thao tác và công đoạn hơn, vì thế sau khi tiếng động được thu âm và trước khi phát sóng, phóng viên cần phải nghe lại và biên tập cẩn thận. Đôi khi sự cẩu thả hoặc thiếu chủ động, linh hoạt trong xử lý tiếng động cũng dẫn đến việc sử dụng không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng. Tiếng động ở nhiều tác phẩm quá to, quá nhỏ hoặc bị rè nghe không rõ làm nhiễu thông tin thính giả tiếp nhận, gây ra sự khó chịu.
Phóng viên Nguyễn Duy Quyền, Ban Thời sự VOV1 cho biết: "Theo khảo sát của cá nhân tôi thì hiện nay một số thính giả lớn tuổi không thích
nghe những tác phẩm có nhiều tiếng động, bởi vì họ chú ý nhiều đến nội dung thông tin, nhiều khi tiếng động sẽ gây cho họ mất tập trung mà nghe nội dung chính không rõ. Vì thế, đối với một số tác phẩm phóng sự hoặc điều tra, tôi thường sử dụng tiếng động vào đầu và cuối tác phẩm để cho thính giả tập trung vào phần chính của tác phẩm" [Phụ lục 3, tr104].
Theo khảo sát đánh giá của 200 thính giả về hạn chế của việc sử dụng tiếng động trong các tác phẩm phát thanh thì 23% thính giả cho rằng tiếng động hiện trường không rõ, 55% thính giả đánh giá thời lượng tiếng động quá ít chưa cảm nhận được không khí của sự kiện, 13% thính giả đánh giá thời lượng tiếng động quá dài gây nhàm chán, 9% thính giả đánh giá tiếng động bị rè, rú gây khó khăn trong tiếp nhận thông tin”[Phụ lục 1, tr104].
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Tiếng động hiện
trường không rõ Thời lượng tiếng động quá ít Thời lượng tiếng động quá nhiều Tiếng động bị rè
Biểu đồ 7: Đánh giá của thính giả về sự hạn chế của
việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm PT
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn 6 tháng đầu năm 2018
Việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh đòi hỏi mỗi phóng viên, nhà báo phải nắm vững nghiệp vụ chuyên môn của báo phát thanh, kỹ năng quan sát, lắng nghe và thao tác máy ghi âm thành thạo, có quá trình xử lý hậu kỳ chuyên nghiệp. Nếu phóng viên không thành thạo kỹ năng chuyên
môn này thì việc sử dụng tiếng động cũng sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên hay ngay cả một số phóng viên thường nhầm lẫn giữa tiếng động có tiếng người nói và lời nói nhân chứng. Họ cho rằng, lời nhân chứng chính là tiếng động và ngược lại. Lời nói trên báo phát thanh bao gồm lời của phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên và lời nói nhân chứng, còn tiếng động là chuỗi âm thanh của cuộc sống được máy ghi âm ghi lại. Trong tiếng động ấy có thể có tiếng người nói hoặc không có tiếng người nói.
* Nguyên nhân
Thực tế cho thấy, không có một khuôn mẫu nào cho việc sử dụng tiếng động trong từng tác phẩm cụ thể. Việc sử dụng tiếng động là cả một nghệ thuật với sự đầu tư công sức, thời gian của nhà báo. Khảo sát các chương trình phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam cho thấy, đa số các tác phẩm không sử dụng tiếng động hoặc tiếng động ít hay không chất lượng và hiệu quả cũng xuất phát từ sự chủ quan của tác giả.
Theo ông Đồng Mạnh Hùng - Trưởng ban Thời sự VOV1 thì nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong sử dụng tiếng động là do phóng viên họ không hiểu vai trò của tiếng động, họ không hiểu cách sử dụng, nên họ không sử dụng. Do các cơ quan báo chí phát thanh hiện nay cũng không coi trong dạy cách sử dụng tiếng động trong phát thanh. Vì vậy, họ cũng không có mong muốn phải sử dụng, do đó các cơ quan báo chí phát thanh không yêu cầu phải sử dụng tiếng động hiện trường thì họ cũng không sử dụng. Nếu yêu cầu đó bắt buộc thì họ phải làm. Chúng ta phải hiểu được vai trò của tiếng động và tập huấn cho họ thì họ mới có thể làm được” [Phụ lục 3, tr104].
Ví dụ đối với phản ánh không khí ăn mừng chiến thắng của các cổ động viên Việt Nam sau chiến thắng của U23 Việt Nam trước U23 Quata đòi hỏi phải có tiếng động hiện trường với âm thanh reo hò, đánh trống của cổ động
viên. Tuy nhiên trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn xuất hiện những tin "chay" không có tiếng động của phóng viên đọc tại phòng thu. Trong những trường hợp như thế này, thường do phóng viên chủ quan không chuẩn bị thiết bị để ghi âm, máy ghi âm hết pin, tiếng động hiện trường quá to và ồn khiến cho phóng viên không tìm được vị trí thích hợp để tiến hành thu âm. Nhiều trường hợp, phóng viên đã bấm máy ghi âm tiếng động hiện trường nhưng chất lượng không đảm bảo để phát sóng dẫn đến buộc phải phát sóng bản tin không có tiếng động. Cũng có trường hợp phóng viên theo dõi mảng thể thao nhưng vì điều kiện đang công tác ở xa không thể có mặt tại hiện trưởng để tác nghiệp, nhờ sự cung cấp của các cộng tác viên, phóng viên vẫn đưa tin lên sóng mà không có tiếng động.
Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin như hiện nay, tính thời sự, kịp thời vẫn là yêu cầu hàng đầu đối với phát thanh. Chính điều này cũng là áp lực thời gianđối với mỗi nhà báo, phóng viên. Qúa trình tác nghiệp, phóng viên phải khai thác thông tin, số liệu, tổng hợp và đưa tin sớm nhất về cơ quan. Công việc gấp gáp này khiến cho phóng viên đôi khi bỏ qua công đoạn thu âm và xử lý tiếng động cầu kỳ, mất thời gian. Về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung - phóng viên Ban thời sự VOV1 cho biết "Việc tác nghiệp đối với phóng viên phát thanh vất vả hơn đối với phóng viên loại hình báo in hay điện tử vừa đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiếng động đối với báo phát thanh nhưng vừa đảm bảo được tính thời sự cho kịp thời gian phát sóng chương trình. Làm sao vừa xử lý được tin bài text, vừa xử lý được vấn đề âm thanh đó là áp lực và khó khăn đối với phóng viên" [Phụ lục 3, tr104]. Điều này lý giải vì sao nhiều tác phẩm đáng lý phải có tiếng động thì lại không thực hiện.
Đối với những tác phẩm có sử dụng tiếng động nhưng chất lượng không cao như: tiếng động quá dài, tiếng động quá ngắn, tiếng động quá to, rè, tiếng động không phù hợp với nội dung tác phẩm, nguyên nhân chính là do
kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn của phóng viên còn hạn chế. Phóng viên chưa được đào tạo, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ báo phát thanh. Thực tế cho thấy, rất nhiều phóng viên báo phát thanh nhưng lại tốt nghiệp chuyên ngành báo in, báo mạng điện tử, báo hình. Hơn nữa, có nhiều phóng viên phát thanh không tốt nghiệp chuyên ngành báo chí mà tốt nghiệp các chuyên ngành khác không liên quan. Mỗi loại hình báo chí có đặc trưng riêng và kỹ năng sáng tạo tác phẩm riêng. Những phóng viên này không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ báo phát thanh, đồng thời khi bắt tay vào làm việc, vì điều kiện nào đó cũng chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ báo phát thanh. Vì vậy, họ không có kỹ năng, nghiệp vụ, không nắm được quy trình sản xuất tin bài có sử dụng tiếng động trong tác phẩm. Họ chưa được đào tạo cách sử dụng máy ghi âm, cách biên tập và xử lý tiếng động trước khi phát sóng.
Đối với những phóng viên đã được đào tạo nghiệp vụ báo phát thanh, nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tiếng động còn nhiều hạn chế là do phóng viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng của tiếng động trong tác phẩm phát thanh, chưa có sự sáng tạo trong thể hiện tác phẩm, chưa có sự đầu tư thích hợp đối với tác phẩm của mình.
Vấn đề sử dụng tiếng động trong các tác phẩm, các chương trình phát thanh có đạt hiệu quả hay không phải kể đến sự quan tâm và đầu tư đúng mức của Ban lãnh đạo Đài, lãnh đạo các ban, các phòng. Ở một số đài Trung ương và địa phương, vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh đôi khi chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc đầu tư trang thiết bị thu, dựng tiếng động còn hạn chế. Chế độ bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ sử dụng tiếng động chưa được thực hiện bài bản, chủ yếu vẫn do phóng viên tự nghiên cứu và thực hành. Chế độ nhuận bút đối với những tin bài có sử dụng tiếng động chưa cao dẫn đến số lượng tác phẩm và chất lượng các tác phẩm có sử dụng