Các giải pháp nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại (Trang 100 - 138)

2.2.5 .Âm lượng của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợngtiếng động sử dụng trong

3.2.2. Các giải pháp nghiệp vụ

* Chủ động phác thảo ý tưởng về sử dụng tiếng động cho nội dung tác phẩm

Để có được những tác phẩm phát thanh đạt chất lượng, thu hút thính giả thì đòi hỏi mỗi một nhà báo, phóng viên, biên tập viên phát thanh cần phải luôn chú tâm đến việc sử dụng tiếng động, sao cho những tiếng động được sử dụng phải phù hợp với nội dung của tác phẩm. Để đạt được điều đó, mỗi nhà báo cần chủ động phác thảo ý tưởng về sử dụng tiếng động cho từng nội dung tác phẩm. Cũng như lên kịch bản cho tác phẩm, nhà báo phát thanh cũng nên xây dựng kịch bản dự kiến cho tác phẩm của mình. Trước khi đến hiện trường, nhà báo nên phác thảo kịch bản ra giấy dự định viết về nội dung gì, kèm theo tiếng động cần sử dụng. Tuy nhiên, không phải tác phẩm hay chương trình nào cũng có thể phác thảo được ý tưởng và lên kịch bản, đối với quá trình sản xuất tin tức, công đoạn này hầu như không thực hiện được, nhà báo phải ứng phó nhanh với các tình huống diễn ra tại hiện trường, ý tưởng về ghi âm tiếng động được hình thành nhanh chóng trong đầu. Trong trường hợp này, nhà báo phải vận dụng tốt các kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp để lựa chọn nhân vật, vị trí để ghi âm lời phát biểu và tiếng động hiện trường với mục đích phục vụ tốt nhất cho tác phẩm của mình.

Đối với các thể loại bài ghi nhanh, phản ánh, phóng sự... nhà báo có thể lên ý tưởng cho việc sử dụng tiếng động. Nhà báo sẽ xác định được rằng tác phẩm này có cần sử dụng tiếng động không? Nếu có thì sẽ bao gồm những tiếng động nào. Sử dụng tiếng động độc lập, tiếng động nền hay cả hai dạng

này. Và nên đưa tiếng động vào những phần nội dung nào của tác phẩm cho bố cục tác phẩm được hợp lý.

Ví dụ, viết phóng sự quang cảnh, hiện trạng về một phiên chợ vùng cao, nhà báo nên phác thảo những ý tưởng như sau:

Trước hết, nhà báo nên xác định những nội dung chính của bài phóng sự gồm những phần nào, phần 1 về quang cảnh của phiên chợ; phần 2 những điều đặc sắc của phiên chợ; phần 3 về cuộc sống của một gia đình sau phiên chợ vùng cao. Từ đó, nhà báo có thể xác định ghi âm những tiếng động sau: Tiếng khèn, tiếng sáo của người dân tham gia phiên chợ, tiếng gọi nhau í ới bằng tiếng dân tộc của người dân; tiếng trò chuyện, trao đổi, mua bán của người đi chợ; tiếng động cơ xe máy chở hàng; tiếng kêu của những con vật được mang ra chợ bán...Tiếp đó, sau khi kết thúc phiên chợ trở về nhà: tiếng chó sủa, tiếng mời chào của chủ nhà, tiếng chuẩn bị bữa ăn, tiếng trò chuyện của người đi chợ về.

Sau khi hoàn thành công ghi âm, nhà báo nên tiếp tục phác thảo kịch bản, sắp xếp những đoạn lời nào cần sử dụng tiếng động gì với thời lượng bao lâu để sử dụng cho hiệu quả.

* Linh hoạt trong thu âm tiếng động tại hiện trường

Thu âm tiếng động tại hiện trường là một công đoạn hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định tới nội dung của tác phẩm, chương trình phát thanh mà một nhà báo thực hiện.

Các nhà báo cần quan sát hiện trường để đưa ra quyết định chọn lựa tiếng động cho phù hợp với nội dung tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, khi nhà báo nhận thấy không thể thu được những tiếng động phù hợp như hình dung ban đầu trước khi tiếp cận hiện trường, nhà báo sẽ cần phải đưa ra những ý tưởng về sử dụng tiếng động nhân tạo để thay thế. Nếu có nhiều tiếng động thì nhà báo thường phải thực sự chú tâm lắng nghe để phân biệt

xem sắc thái của từng tiếng động, từ đó đưa ra quyết định xem tiếng động nào thì phù hợp với sắc thái thông tin của từng phần nội dung trong tác phẩm.

Các nhà báo cần dành một thời gian nhất định để tìm hiểu, lựa chọn địa điểm ghi âm, tính toán khoảng cách từ nơi ghi âm đến nơi phát ra tiếng động để thu được những âm thanh hợp lý. Thông thường các nhà báo phải tiến gần tiếng động để thu được những âm thanh rõ nét, trung thực, nhưng với những tiếng động có cường độ quá mạnh thì nhà báo sẽ đứng ở xa nơi phát ra tiếng động hơn.

Trong quá trình ghi âm tiếng động hiện trường, nhà báo cần chú ý quan sát, lắng nghe để thu được những tiếng động có giá trị cao phục vụ cho chủ đề tác phẩm, thu nhiều tiếng động khác nhau để có cơ hội lựa chọn những tiếng động phù hợp cho mỗi chi tiết hoặc mỗi đoạn trong tác phẩm. Nhà báo nên dùng lời để đánh dấu các tiếng động khác nhau trước mỗi đoạn tiếng động quan trọng. Trong quá trình ghi âm nên đặt máy ghi âm tránh hướng gió để tiếng động không bị nhiều tạp âm, nhiễu, rè....

Các nhà báo phát thanh nên lựa chọn và sử dụng máy ghi âm chuyên dụng để đảm bảo chất lượng âm thanh trung thực, rõ nét. Các nhà báo cần nghiên cứu và học hỏi cách sử dụng máy ghi âm một cách kỹ lưỡng để khai thác và tận dụng mọi khả năng của chiếc máy ghi âm. Nếu có điều kiện và sự đầu tư của cơ quan, nhà báo nên trang bị cho mình từ 2 chiếc máy ghi âm kỹ thuật số trở lên với tính năng hiện đại nhất để sử dụng.

*Sáng tạo trong lựa chọn biên tập tiếng động.

Sau quá trình thu thập tiếng động tại hiện trường và có được những file âm thanh tiếng động ở dạng “thô”. Lúc này nhà báo tiến hành công đoạn lựa chọn và biên tập tiếng động. Các nhà báo cần dành một lượng thời gian nhất định để cảm thụ và nhận biết được những sắc thái của mỗi một tiếng động. Từ đó lựa chọn ra được những âm thanh tốt, chất lượng.

Nhà báo cần nghe nhanh, nghe lướt lại toàn bộ những tiếng động mà mình thu được trong suốt quá trình tiếp cận hiện trường. Và ngay trong lần nghe đầu tiên này, nhà báo phải lựa chọn luôn những đoạn tiếng động cảm thấy cần thiết nên sử dụng trong tác phẩm thì nhà báo cần phải đánh dấu marker trên các phần mềm Adobe Audition hoặc coppy các đoạn âm thanh đó để sau này có thể dễ dàng nghe lại và chọn lựa.

Nghe lại một lần nữa những tiếng động đã được ghi âm để coppy, cut những đoạn tiếng động cần cho nội dung thông tin của tác phẩm.

Sau khi lựa chọn được những file tiếng động cần thiết, nhà báo tiến hành biên tập kỹ lưỡng những đoạn tiếng động đó qua những công việc cụ thể như sau:

+ Loại bỏ tạp âm, tức là những tiếng ồn, tiếng động không có thông tin;cắt bỏ những tiếng động thừa hoặc lặp lại..

+ Ghép những chi tiết tiếng động cần thiết lại với nhau thành một đoạn tiếng động hoàn chỉnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu của tiếng động phát thanh trong tác phẩm báo chí.

+ Tăng-giảm âm lượng, pha trộn(Mix) các tiếng động lại với nhau sao cho tạo thành một dải tiếng động phù hợp với nội dung thông tin mà tác phẩm cần truyền tải.

*Sử dụng thành thạo phần mềm pha âm tiếng động cho tác phẩm

Nhà báo cần tìm hiểu và học cách sử dụng thành thạo các phần mềm chỉnh sửa âm thanh hiện đại như Adobe audition, Cool Edit hay Dalet để việc pha âm trong các chương trình phát thanh đã trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời với những phần mềm này nhà báo cũng có thể pha được những tiếng động phức tạo tạo nên sự sinh động cho mỗi một tác phẩm phát thanh.

Và pha âm là công đoạn cuối cùng để tạo ra một tác phẩm, chương trình phát thanh hoàn chỉnh khi mà đã có được lời nói, tiếng động và âm nhạc.

Công đoạn này bao giờ cũng được tiến hành trước khi nhà báo đã hoàn tất hoặc gần hoàn chỉnh phần lời cho tác phẩm.

Khi pha âm cho tác phẩm, nhà báo đã thực hiện đã có trong đầu những hình dung cụ thể về dòng chảy tiếng động trong tác phẩm: Bắt đầu là tiếng động gì (xuất hiện dưới dạng nào), tiếp theo là tiếng động gì, những tiếng động đó xuất hiện ở những vị trí những phần nội dung thông tin nào trong bài viết, thời lượng của đoạn tiếng động đó là bao nhiêu…Cũng trong công đoạn này nhà báo cần chú ý đến tổng quan thời lượng, âm lượng của phần tiếng động mà mình sử dụng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3 của luận văn này, trên cơ sở chỉ rõ những yêu cầu, đòi hỏi, thách thức đặt ra đối với các chương trình trên đài phát thanh quốc gia, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng tiếng động trong các tác phẩm/chương trình phát thanh.

Từ việc nêu lên các vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại, tác giả đã đưa ra nhóm giải pháp chung đối với Kênh VOV1 và VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng và các đài phát thanh trong cả nước nói chung, trong đó đưa ra giải pháp đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ báo phát thanh, đối với cơ quan báo phát thanh và đối với những người làm báo phát thanh. Bên cạnh, tác giả luận văn cũng đưa ra nhóm giải pháp nghiệp vụ xuất phát từ thực tế sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại. Đó cũng chính là cơ sở để báo phát thanh khẳng định vị thế của mình trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, tiếng động có vai trò quan trọng trong một tác phẩm báo chí phát thanh. Nó không chỉ hỗ trợ nội dung thông tin, đem lại sắc thái cho thông tin, mà còn đánh thức xúc giác của người nghe, tạo nên sự nhiệt tình trong tiếp nhận. Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng, trên sóng phát thanh Việt Nam nói chung, tiếng động chưa thực sự được chú trọng. Điều này có lẽ có lý do là, thu tiếng động nghĩa là tăng thêm thao tác của nhà báo - họ phải mất công thu âm, biên tập, xử lý, pha âm tiếng động. Nhưng có lẽ lý do sâu xa hơn là nhiều người chưa thực sự coi trọng vai trò của tiếng động trong tác phẩm.

Một bài báo phát thanh - nhất là ở những thể loại như tường thuật, phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, với chủ đề liên quan tới quang cảnh, hiện trạng, nhân vật, việc sử dụng tiếng động có tác dụng rất lớn đối với việc thể hiện tác phẩm trên sóng phát thanh. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc cạnh tranh thông tin là điều khó tránh khỏi. Phát thanh muốn giữ vững vị thế của mình trong lòng công chúng thì cần khai thác tối đa thế mạnh của mình so với các loại hình báo chí khác. Một trong những thế mạnh của phát thanh là tính gần gũi, thân mật, âm thanh tổng hợp trong đó, tiếng động có tính gợi mở sự liên tưởng, hình dung cho thính giả. Bởi vậy, khai thác tối đa lợi thế tiếng động của phát thanh chính là yêu cầu đặt ra đối với những người làm báo phát thanh.

Với kết quả nghiên cứu còn hạn chế của luận văn này, tác giả hy vọng đóng góp một phần nhỏ làm cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng tiếng động trên sóng phát thanh 2 kênh của Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng và các đài phát thanh trong cả nước nói chung. Từ đó, các chương trình phát thanh ngày càng hay, hấp dẫn, thiết thức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thính giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

2. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo chí, NXB Lao động.

3. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Trọng Báu (2002), Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, NXB Chính trị Quốc gia.

6. Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị.

7. Đức Dũng (2001), tái bản: 2002, 2003, 2004, Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

8. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội

9. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội

10. Đức Dũng (2003), Viết báo như thế nào, NXB Văn hóa - Thông tin. 11. Đức Dũng (2010), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn (tái bản lần thứ nhất)

12. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2000), Tác phẩm báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn tập 1, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội

13. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2001), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 2, NXB Văn hóa - Thông tin.

14. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Tác phẩm báo chí, NXB Lý luận chính trị.

15. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động. 16. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia.

18. Đài TNVN, Nghề phát thanh, Tài liệu lưu hành nội bộ

19. Đài TNVN (2015), 70 năm Đài Tiếng nói Việt Nam (1945-2015), NXB Chính trị - Quốc gia Hà Nội

20. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Đinh Thị Thu Hằng (2013), Báo phát thanh - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính

23. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và tòa soạn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

24. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2001), Giáo trình báo Phát thanh.

25. Vũ Đình Hòe (1999), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

26. Phạm Thành Hưng, (2005), Thuật ngữ báo chí truyền thông, NXB Hành chính quốc gia Hà Nội

27. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Trương Thị Kiên (2015), Ngôn ngữ Báo phát thanh, Lời nói - Tiếng động - Âm nhạc, NXB Lý luận chính trị.

29. Trương Thị Kiên, (2008), Đề cương bài giảng Âm nhạc và tiếng động phát thanh, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội

30. Trương Thị Kiên, (2010), Lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

31. Đỗ Thị Minh Loan (2012), Đổi mới phương thức hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

32. Phân viện Báo chí - Tuyên truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam (2002),

Báo phát thanh, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

33. Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2007), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

34. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2011), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, tái bản lần thứ 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

35. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Quốc gia

36. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

37. Thủ tướng Chính phủ, (2005), Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 về chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010.

38. Đinh Thị Phương Thúy (2015), Phóng sự ngắn phát thanh trên hệ VOV1, Luận văn Thạc sỹ báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

39. Nguyễn Xuân Tiến (2017), Vài trò của Đài Truyền thanh - truyền hình cấp huyện trong hệ thống truyền thanh - truyền hình hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại (Trang 100 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)