Vị trí xuất hiện tiếng động trong các tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại (Trang 59 - 61)

2.3.1 .Tần suất và thể loại sử dụng tiếng động trong các tác phẩm khảo sát

2.2.4. Vị trí xuất hiện tiếng động trong các tác phẩm

Về vị trí xuất hiện tiếng động trong các tác phẩm, tác giả luận văn đã lựa chọn 10 tác phẩm bất kỳ đối với mỗi thể loại: tin tức, tường thuật, ghi nhanh/phản ánh, phóng sự, phỏng vấn để khảo sát.

Bảng 2.4 Vị trí xuất hiện tiếng động trong các tác phẩm khảo sát

STT Thể loại tác phẩm Đầu tác phẩm Giữa tác phẩm Cuối tác phẩm 1 Tin tức 0 9 0 2 Tường thuật 2 7 0 3 Ghi nhanh, phản ánh 6 9 3 4 Phỏng vấn, trao đổi 0 5 0 5 Phóng sự 3 8 0

Theo như bảng số liệu trên, các tác phẩm ghi nhanh và phóng sự thường xuất hiện tiếng động ở đầu tác phẩm, đồng thời cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm. Trong khi đó, các thể loại khác tiếng động thường xuất hiện ở giữa tác phẩm/chương trình và đi kèm với lời phát biểu của nhân vật.

Trong các tác phẩm phản ánh, ghi nhanh, tiếng động xuất hiện nhiều ở đầu tác phẩm. Điều này cho thấy, tác giả muốn tạo ấn tượng cho thính giả tiếp nhận ngay từ đầu. Tiếng động có tác dụng tạo hình rất tốt, việc tiếp cận tiếng động ngay từ đầu sẽ giúp tạo nên một bức tranh hiện thực sống động, không khí sôi động, tưng bừng tại nơi diễn ra sự kiện. Đối với thể loại tin tức hay phỏng vấn trao đổi, tiếng động lại xuất hiệnở giữa tác phẩm đi kèm với lời nhân chứng.

Ví dụ trong bài ghi nhanh Không khí đón mừng năm mới tại các địa phương (phát trong chương trình thời sự 18h ngày 01/01/2018 trên VOV1). Các phóng viên phản ánh không khí đón năm mới tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đắk Lăk. Trong phản ánh không khí đón năm mới 2018 tại Hà Nội, tổng thời lượng là 4 phút 18 giây, mở đầu là tiếng nhạc Happy new year vang lên 10 giây, khi nhạc vuốt nhỏ xuống là lời dẫn của phóng viên trên nền nhạc và tiếng động tại hiện trường: tiếng nói cười, tiếng nhạc và tiếng hô đếm ngược trong lễ hội countdown đón chào năm mới. Đối với phản ánh không khí đón năm mới tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng thì tiếng động không xuất hiện ở đầu tác phẩm mà xuất hiện ở giữa tác phẩm đồng thời với lời dẫn phóng viên và lời nói của nhân vật. So sánh 3 tác phẩm trên cho thấy, bài phản ánh không khí đón năm mới tại Hà Nội có sức hấp dẫn hơn cả bởi nó cho người nghe như được hòa mình không khí rạo rực đón chào năm mới tại Bờ Hồ, do đó có sự sinh động, hấp dẫn và tính thuyết phục hơn. Cũng qua khảo sát cho thấy, có khá nhiều tác phẩm, kể cả phóng sự và ghi nhanh phản ánh quang cảnh, hiện trạng lại thiếu vắng tiếng động. Ví dụ

như phản ánh Không khí đón năm mới 2018 tại Đăk Lăk (chương trình thời sự ngày 18h ngày 13/1/2018 trên VOV1) nhưng lại không có tiếng động và lời phát biểu nhân chứng, thính giả không cảm nhận được không khí đón năm mới tại nơi diễn ra. Điều này khiến cho tác phẩm thiếu tính thuyết phục.

Ví dụ trong phóng sự "Lang Chánh, Thanh Hoá: Mang sức trẻ về xây dựng quê hương" (phát sóng trong chương trình Nông nghiệp - Nông thôn ngày 26/3/2018 trên kênh VOV1), tác giả bài viết đã sử dụng tiếng động đàn gà, tiếng chim chóc, tiếng trẻ ê a trong lớp học, tiếng người cười nói để đưa vào giữa tác phẩm. Như vậy, việc sử dụng tiếng động ở giữa tác phẩm với thời lượng mỗi lần khoảng 30 giây rất phù hợp với chủ đề của tác phẩm nói về một bí thư chi đoàn chăn nuôi gà đồi. Trong tác phẩm này, tiếng động rõ nét và phù hợp với chủ đề bài viết. Sự xuất hiện của tiếng đàn gà ở giữa tác phẩm với thời lượng rất hợp lý đã làm tăng thêm giá trị truyền tải nội dung thông tin và cảm xúc cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)