2.2.5 .Âm lượng của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợngtiếng động sử dụng trong
3.2.1. Giải pháp chung
* Đối với các trường đào tạo nghiệp vụ báo chí phát thanh
- Tiếp tục cập nhật và đổi mới hệ thống cơ sở lý luận báo phát thanh
Báo phát thanh ở Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình qua thực tiễn 73 năm xây dựng và phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, báo phát thanh vẫn tiếp tục khẳng định chỗ đứng trong dòng chảy của xã hội. Ở Việt Nam, hệ thống giáo trình giảng dạy ngành báo chí truyền thông nói chung và chuyên ngành báo phát thanh nói riêng đã hoàn thiện và phục vụ công tác giảng dạy nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành báo chí. Hệ thống giáo trình và các sách tham khảo về báo phát thanh của các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các tác giả trong cả nước đã đáp ứng công tác giảng dạy và nghiên cứu của
sinh viên, học viên trong suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển của thế giới và để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hệ thống cơ sở lý luận báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng cần được tiếp tục cập nhật và đổi mới để đáp ứng tốt hơn thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay, thông qua việc đầu tư nghiên cứu, cập nhật lý luận và thực tiễn ở thời điểm hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai. Từ đó, tổ chức xuất bản, tái bản giáo trình, sách tham khảo về báo phát thanh, trong đó cập nhật những kiến thức mới nhất về phát thanh hiện đại, cách thức sản xuất các chương trình phát thanh mới đang và sẽ áp dụng trong hiện tại và tương lai.
Có thể nói, xu thế phát thanh trong thời đại công nghiệp 4.0 có nhiều sự thay đổi so với trước đây, từ cách thức tiếp cận thính giả, cách thức tổ chức sản xuất chương trình mới và công chúng mới sẽ tác động lớn đến công việc tác nghiệp của phóng viên. Vì vậy, cập nhật, đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận báo phát thanh là yêu cầu cần thiết để đáp ứng công tác đào tạo nhân lực làm phát thanh trong cả nước hiện nay.
- Đổi mới mô hình đào tạo, chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên trong các trường đào tạo nghiệp vụ báo chí phát thanh
Nghề báo là một nghề đòi hỏi rất nhiều phẩm chất và kỹ năng, vì thế nguồn nhân lực làm báo là nguồn nhân lực mang tính đặc thù. Nếu các nghề khác có thể dựa vào khuôn mẫu và thiết kế có sẵn để làm ra sản phẩm thì nghề báo luôn đòi hỏi sự sáng tạo, tìm yếu tố mới và tạo được tính hấp dẫn. Vì thế, tác phẩm báo chí phải là sản phẩm của quá trình lao động tổng hợp, chứa hàm lượng tri thức cao và tư tưởng quan điểm của nhà báo. Nhà báo vừa phản ánh hiện thực khách quan vừa thể hiện tư tưởng, lập trường, quan điểm của mình. Tư tưởng, lập trường, quan điểm này do đạo đức nghề nghiệp và đặc điểm của nền báo chí mà nhà báo phục vụ tác động, chi phối. Sản phẩm của các trường đào tạo nguồn nhân lực báo chí, phát thanh - truyền hình nước
ta không đơn thuần chỉ là những người có kỹ năng biết viết tin giỏi, phỏng vấn hay mà phải là con người có đủ nền tảng đạo đức, năng lực để thích ứng không chỉ trong môi trường truyền thông Việt Nam mà còn đáp ứng được yêu cầu trong môi trường truyền thông toàn cầu hóa. Do đó, mô hình đào tạo và chương trình đào tạo cho các trường đào tạo nhân lực báo chí nói chung, phát thanh nói riêng phải coi trọng lý luận đi đôi với thực tiễn, phương thức đào tạo phải gắn với thực tiễn của ngành. Hơn nữa, nói đến vai trò quan trọng của báo chí, đồng nghĩa với nói đến vai trò quan trọng của nhà báo, với tư cách là chủ thể trực tiếp của hoạt động báo chí. Vì vậy, các trường đào tạo báo chí cần nâng cao hơn nữa các chương trình đào tạo chuyên ngành phát thanh, coi trọng ứng dụng thực tiễn. Bên cạnh đào tạo về lý luận, các nhà trường nên tạo điều kiện cho sinh viên, học viên đi thực tế để viết tin, bài. Các trường cũng cần trang bị các phương tiện kỹ thuật phát thanh hiện đại như máy ghi âm, hệ thống dựng âm thanh, studio để người học có thể tự nghiên cứu và tổ chức sản xuất chương trình phát thanh. Việc đầu tư, trang bị cơ sở vật chất hiện đại cũng tạo điều kiện cho sinh viên báo phát thanh được học tập và tác nghiệp trong điều kiện của một "Đài phát thanh thu nhỏ" nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn sôi động. Đặc biệt, để đào tạo ra đội ngũ phóng viên phát thanh giỏi thì giảng viên trong các nhà trường đào tạo nghiệp vụ báo chí phát thanh phải thực sự giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Các giảng viên là người truyền thụ kiến thức không chỉ về lý luận và thực tiễn mà còn truyền thụ cho sinh viên đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu nghề. Vì vậy, các trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho các giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, xây dựng các tạp chí chuyên môn để các giảng viên trao đổi kinh nghiệm và công bố các công trình nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp. Bên cạnh đó, ngành báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng đòi hỏi giảng viên phải có kinh nghiệm làm
báo. Do đó, song song với học tập, nghiên cứu nâng cao lý luận, kỹ năng sư phạm thì giảng viên báo phát thanh cần phải thường xuyên tham gia vào quy trình sản xuất chương trình của các cơ quan báo phát thanh. Điều này sẽ giúp cho giảng viên có nhiều kiến thức thực tiễn để truyền đạt cho sinh viên đạt hiệu quả cao.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp, liên kết giữa các trường đào tạo báo phát thanh với các cơ quan báo chí phát thanh trong và ngoài nước phục vụ công tác đào tạo kiến thức thực tiễn cho sinh viên, học viên
Lý luận và thực tiễn luôn đi liền với nhau trong hoạt động của người làm báo. Vì vậy, để đào tạo ra những sinh viên báo phát thanh không chỉ giỏi về lý luận mà còn giàu kiến thức thực tiễn thì các trường đào tạo báo phát thanh cần có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan báo chí, các đài phát thanh và các tập đoàn truyền thông. Cần có chính sách để các đài phát thanh, các đơn vị trực thuộc đài tham gia vào quy trình đào tạo của các trường đào tạo báo phát thanh một cách tích cực và chủ động. Các nhà báo đã trải qua thực tiễn nhiều năm sẽ có nhiều kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức từ thực tiễn cho sinh viên, đó là các kỹ năng trong việc lên ý tưởng cho tác phẩm có tiếng động, cách thức quan sát, lắng nghe những âm thanh từ cuộc sống và ghi âm lại, cách thức biên tập tiếng động ấy sao cho hài hòa, hợp lý với tác phẩm để làm nên sự sinh động hấp dẫn cho chương trình phát thanh... Bên cạnh đó, sự liên kết với các đài phát thanh cũng là điều kiện tốt nhất để sinh viên được kiến tập, thực tập nghiệp vụ phát thanh trong một môi trường làm báo hiện đại, được trải nghiệm công việc làm báo chuyên nghiệp. Đây là phương pháp hiệu quả và nhanh nhất để đưa sinh viên đến gần nhất với thực tiễn làm báo phát thanh của mình.
* Đối với cơ quan báo phát thanh
- Đổi mới cách thức sử dụng tiếng động theo hướng hiện đại
Một chương trình phát thanh hiện đại cần phải có nội dung mới, sự kiện nóng hổi, tức thì, kết hợp hài hòa giữa thông tin và yếu tố giải trí, đồng thời làm tốt việc định hướng dư luận và định hướng thẩm mỹ. Trong quá trình hình thành và phát triển, phát thanh đã khẳng định vị trí vững chắc của mình trong tương quan với các loại hình báo chí khác. Phát thanh luôn có một số lượng công chúng riêng. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên công nghệ phát triển như vũ bão, cạnh tranh mạnh mẽ giữa các loại hình báo chí giữa thời đại công nghiệp 4.0. Làm thế nào để phát thanh phát triển là câu hỏi đặt ra đối với những người làm báo phát thanh.
Mới đây, vào tháng 5/2018, trong hội thảo "Phát thanh - Truyền hình trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0"nằm trong khuôn khổ Liên hoan Phát thanh Toàn quốc lần thứ XIII - năm 2018 do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Nghệ An tổ chức, các diễn giả, kỹ sư của các tập đoàn sản xuất chế tạo thiết bị PT-TH hàng đầu thế giới cùng đông đảo phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các đài PT-TH địa phương trong nước mổ xe, phân tích kỹ, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất. Tất cả những người làm phát thanh đều có chung những băn khoăn về việc làm sao để đáp ứng được nhu cầu của công chúng nghe đài, yêu phát thanh ngày càng được hoàn thiện, được tốt hơn, nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ hiện nay. Phát thanh phải sử dụng công nghệ như thế nào để đáp ứng được nhu cầu công chúng ngày càng cao và làm sao để áp dụng công nghệ vào thực tiễn.
Đây chính là yêu cầu đặt ra đối với phát thanh nói chung và việc sử dụng tiếng động phát thanh nói riêng trong tình hình hiện nay. Để đổi mới cách thức sử dụng tiếng động phát thanh theo hướng hiện đại thì yêu cầu đối
với hệ thống phát thanh chính là cần tham quan, trao đổi học tập một số quốc gia có nền phát thanh phát triển, sử dụng công nghệ cao như Nhật Bản, Anh... Chuyển đổi cách thức sản xuất chương trình, tiếp cận với cách thức sản xuất mới, giao tiếp nhiều hơn với thính giả như đổi mới các chương trình theo hướng mở có tính tương tác cao. Chú trọng sản xuất các chương trình trực tiếp, phóng viên dẫn tại hiện trường.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phát thanh công nghệ hiện đại theo xu hướng phát triển của thế giới
Phát thanh hiện đại nổi bật với sự thay đổi về phương tiện kỹ thuật cũng như trang thiết bị máy móc, đường truyền, dây dẫn, chuyển từ phát thanh sóng AM, FM sang hệ thống phát thanh DAB, và giờ đây đã là kỉ nguyên của phát thanh kỹ thuật số. Phát thanh hiện đại ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lĩnh vực báo chí phát thanh của Việt Nam. Một cuộc cách mạng trong ngành phát thanh đã, đang và sẽ diễn ra sôi nổi, nhằm một mục đích duy nhất Phát thanh Việt Nam tiến kịp với phát thanh thế giới. Hiện nay, nhiều đài phát thanh - truyền hình đã ứng dụng công nghệ mới nhất, có thể nghe trực tuyến các chương trình phát thanh. Sự năng động, sáng tạo của các cơ quan báo chí đang tạo ra tính đồng thời khi tiếp nhận thông tin của công chúng như vừa làm phát thanh trực tiếp vừa livestream, chia sẻ trên Facebook, Youtube…Chính vì thế, các cơ quan báo chí phát thanh phải nhanh nhạy nắm bắt xu hướng, đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng ngày càng tốt hơn việc sản xuất chương trình.
Để việc sản xuất tin bài có tiếng động, mỗi phóng viên, biên tập viên cần được trang bị máy ghi âm hiện đại, đầu tư bộ dựng kỹ thuật số có phần mềm dựng tiếng động hiện đại và dễ thao tác thực hiện để mỗi phóng viên, biên tập viên có thể tự biên tập được phần tiếng động của mình.
Hiện nay, xu hướng của thế giới là sử dụng hệ thống phát thanh kỹ thuật số. Các đài phát thanh Việt Nam cần cập nhật xu thế mới, đầu tư để chất lượng âm thanh ngày càng tốt hơn đáp ứng tiêu chí riêng và cũng là thế mạnh của phát thanh đó là âm thanh tổng hợp.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các đài phát thanh
Con người luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của mọi công việc. Vì thế, để đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh hiện đại luôn phải nói tới trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên - người người trực tiếp sản xuất các chương trình. Người phóng viên, biên tập viên có nhiệm vụ phát hiện vấn đề, đề tài, trực tiếp xuống cơ sở, địa phương để tiếp cận với nguồn tin, khai thác thông tin, sản xuất và thể hiện tác phẩm bằng chính giọng nói của mình. Có thể nói, nhà báo, phóng viên chính là người quyết định trực tiếp đến chất lượng các tác phẩm và chương trình. Vì vậy, điều đầu tiên mỗi cơ quan báo chí phát thanh cần quan tâm đó là tuyển dụng đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chính quy về nghiệp vụ báo phát thanh, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Họ phải có am hiểu sâu sắc về báo phát thanh, những đặc trưng cơ bản và quy trình sản xuất tác phẩm phát thanh. Yêu cầu đối với mỗi nhà báo phát thanh là niềm yêu nghề báo phát thanh, đam mê công việc, không ngại khó, ngại khổ, sâu sát cơ sở, địa bàn để có những tin bài với tiếng động chân thực, hấp dẫn nhất.
Đối với những nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên hiện có của Đài mà chưa có chuyên môn nghiệp vụ báo chí phát thanh, cơ quan đài cần tiến hành cử đi đào tạo tập trung chuyên môn nghiệp vụ về phát thanh, cử người trực tiếp hướng dẫn để thành thạo công việc. Bên cạnh đó, cơ quan báo phát thanh cũng nên đầu tư nghiên cứu và xây dựng hướng dẫn về cách thức
sử dụng tiếng động trong phát thanh đăng tải trên nội san nghiệp vụ phát thanh của Đài hoặc đăng lên website của Đài để người làm báo phát thanh tham khảo.
Về vấn đề này, ông Đồng Mạnh Hùng - Trưởng ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết. "Chúng tôi thường xuyên yêu cầu các phóng viên, biên tập viên sử dụng tiếng động trong tác phẩm của mình trong các cuộc họp giao ban. Chúng tôi cũng đổi mới khung chương trình, tăng cường các chương trình trực tiếp có tính tương tác cao. Bên cạnh đó chúng tôi thường xuyên tổ chức các hội thảo về nâng cao chất lượng các chương trình, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên. Khuyến khích họ tham khảo học hỏi các chương trình tiếng nước ngoài cũng như thường xuyên trao đổi với thính giả để tìm hiểu nhu cầu thông tin của họ để có chương trình ngày càng tốt hơn" [Phụ lục 3, tr104].
Bên cạnh đó, cơ quan đài cũng cần thường xuyên mời giảng viên, chuyên gia về báo phát thanh tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm làm báo phát thanh để mỗi nhà báo có cơ hội nâng cao nghiệp vụ. Các cơ quan báo phát thanh có thể tổ chức cho phóng viên, nhà báo đi tham quan, học tập kinh nghiệm của đài phát thanh các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm làm phát thanh hiện đại. Cụ thể hơn, đối với người làm báo phát thanh, cơ quan báo chí không chỉ đào nghiệp vụ viết tin bài cho phát thanh mà còn đào tạo kỹ năng sử dụng tiếng động đối với các thể loại tác phẩm, đào tạo kỹ năng sử dụng máy ghi âm, kỹ năng, biên tập tiếng động trên phần mềm dựng và kỹ năng sử dụng tiếng động ấy trong tác phẩm. Vì vậy, cơ quan báo phát thanh cần thường xuyên tổ chức các hội thi, các liên hoan phát thanh để phóng viên có cơ hội thể hiện khả năng của mình, đồng thời cũng tạo điều kiện cho đội ngũ PV,