Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại (Trang 86 - 88)

2.2.5 .Âm lượng của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh

3.1. Những vấn đề đặt ra

* Thách thức trong bối cảnh cạnh tranh thông tin giữa báo phát thanh và các loại hình truyền thông khác

Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của các mạng xã hội và internet mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho những người làm báo nói chung, những người làm báo phát thanh nói riêng. Đối với một đất nước có khoảng gần 100 triệu dân với 54 dân tộc anh em cùng chung sống, đa tôn giáo, có quan hệ ngoại giao với gần 200 nước trên thế giới. Đặc biệt, theo một khảo sát mới đây, cả nước ta có đến 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số. Một nghiên cứu khác cho thấy, 73% người dưới 30 tuổi đều lấy thông tin từ mạng xã hội. Điều đó cho thấy, báo phát thanh đang đứng giữa cuộc cạnh tranh khốc liệt về lượng công chúng với các loại hình truyền thông khác như: truyền hình, báo điện tử và mạng xã hội. Vấn đề đặt ra đối với hệ thống các đài phát thanh từ trung ương đến địa phương hiện nay là làm thế nào để khai thác tối đa lợi thế của phát thanh trong bối cảnh hiện nay? Với tầm vóc của một đài phát thanh quốc gia, các chương trình phát thanh của Đài TNVN luôn đòi hỏi không ngừng được cải tiến, tạo ra những món ăn tinh thần mới cho công chúng ở nhiều đối tượng khác nhau. Đài TNVN và các đài phát thanh địa phương cần phải ứng dụng công nghệ mới nhất để thính giả có thể nghe trực tuyến các chương trình phát thanh, tạo ra tính đồng thời khi tiếp nhận thông tin của công chúng như vừa làm phát thanh trực tiếp vừa livestream, chia sẻ trên Facebook, Youtube… Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động rất lớn đến phóng viên, thậm chí thay đổi cách tác nghiệp. Việc dùng công nghệ 4.0 thế nào cho hiệu

quả, tận dụng hết tính năng của sản phẩm mới và sử dụng chung cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là vấn đề mấu chốt. Sử dụng công nghệ 4.0, phóng viên có thể hoàn thành một tác phẩm bảo chí mà chỉ cần dùng một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Một chiếc điện thoại thông minh cũng thay thế được một chiếc máy ghi âm truyền thống, thậm chí phóng viên có thể biên tập âm thanh ngay trên địa thoại và gửi file về ban biên tập khi có kết nối 3G hoặc 4G. Trong xu thế phát thanh của thời đại 4.0, Đài TNVN nói riêng và và các Đài phát thanh trong cả nước nói chung cần phải tiếp cận với hướng đi mới theo công nghệ mới trên nền tảng đa phương tiện, đa loại hình để không bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh với các cơ quan báo chí cả truyền thống và phi truyền thống, kể cả báo chí phi truyền thống như mạng xã hội.

* Những thách thức mới khởi nguồn từ nhu cầu và cách thức tiếp nhận thông tin đa dạng của công chúng

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đem đến cho công chúng nhiều sự lựa chọn, tiếp cận thông tin qua nhiều loại hình, nhiều cách thức khác nhau. Trong khi đó, phát thanh chỉ có một con đường tác động duy nhất là thính giác. Do đó, phát thanh muốn phát triển và ngày càng có đông đảo công chúng đòi hỏi những người làm báo phát thanh cần đổi mới cách thức tiếp cận thông tin, xây dựng những chương trình mang tính tương tác với công chúng, chú trọng tới 2 điều cốt lõi là nội dung và hình thức. Nội dung không chỉ đơn thuần là nhanh và đúng mà còn cần sự độc đáo, hấp dẫn và tạo được cảm xúc cho người nghe. Những người làm phát thanh phải luôn mang đến cho công chúng những điều độc đáo, mới lạ, phải tìm được những góc tiếp cận mới trong những vấn đề mà nhiều báo đang đề cập; phát thanh phải tạo điều kiện để công chúng tham gia vào quá trình sản xuất chương trình. Dù công nghệ có phát triển đến đâu, dù các phương tiện truyền thông khác có nở rộ thế nào, công chúng vẫn luôn tiếp nhận thông tin qua

phát thanh như một kênh gần gũi, đáng tin cậy nhất. Vì vậy, về hình thức, phát thanh không chỉ tập trung vào lời nói mà còn phải làm sinh động, hấp dẫn hơn bằng tiếng động hiện trường và âm nhạc... Với nhiệm vụ của mình, các đài phát thanh cần phải đổi mới không chỉ ở nội dung chương trình, mà còn phải đầu tư ở hình thức chương trình, tác phẩm. Để mỗi tác phẩm, chương trình hay, hấp dẫn thì nó phải mang hơi thở của cuộc sống, gần gũi, đời thường nhất. Để đạt được điều đó, phát thanh phải khai thác tối đa lợi thế sẵn có của mình đó là sử dụng hiệu quả tiếng động hiện trường.

Bên cạnh đó, những thách thức mới khởi nguồn từ nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng đòi hỏi các đài phát thanh phải làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu và sở thích của công chúng trong việc tiếp nhận sản phẩm phát thanh. Nắm bắt tốt các vấn đề nêu trên sẽ giúp lựa chọn con đường và cách thức truyền tải thông điệp nhanh nhất và có hiệu quả nhất tới thính giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)