Thực trạng quy trình khai thác và sử dụng tiếng động trong tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại (Trang 70 - 77)

2.2.5 .Âm lượng của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh

2.5. Thực trạng quy trình khai thác và sử dụng tiếng động trong tác phẩm

tác phẩm báo phát thanh tại kênh VOV1 và VOV2, Đài TNVN

Đài TNVN là đài phát thanh quốc gia, vì thế quy trình khai thác và sử dụng tiếng động phát thanh được thực hiện khá chuyên nghiệp.

Trong quá trình biên tập chương trình, ban biên tập thời sự kênh VOV1 đặc biệt coi trọng và yêu cầu PV, BTV sử dụng tiếng động hiện trường đối với tất cả các tác phẩm. Đối với tin, ưu tiên lựa chọn tin có tiếng động, tuy nhiên sẽ kiểm tra lại xem nội dung tiếng động có phù hợp với nội dung tin hay không, nhân vật phát biểu có phù hợp hay không, đảm bảo cân đối về tính chất vùng miền trong lời phát biểu của nhân chứng. Ban biên tập thường quan tâm tới thời lượng tiếng động của tin, tiếng động nềnđi kèm lời phát biểu của nhân chứng trong tin thường có thời lượng 20-30 giây (trừ trường hợp nhân vật phát biểu là nguyên thủ quốc gia). Đối với các bài phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, người trợ lý sẽ kiểm tra lại tiếng động trong file, đối với những phần tiếng động không thực sự quan trọng, quá nhỏ hoặc ngược pha, trợ lý sẽ quyếtđịnh cắt bỏ, tiếng phát biểu của nhân vật được thu qua loa bị vang mà không xử lý được cũng được trợ lý cắt bỏ để đảm bảo chất lượng của chương trình. Đối với tất cả các tác phẩm, phóng viên sẽ biên tập và chịu trách nhiệm về chất lượng tiếng động trong tin bài của mình, phòng sản xuất chương trình chỉ biên tập và xử lý tiếng động đối với tin bài của các cơ quan thường trú gửi về.

Quy trình khai thác và sử dụng tiếng động của nhà báo:

Trong quá trình tác nghiệp, các PV, BTV của Kênh VOV1 và VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam thường lên ý tưởng về sử dụng tiếng động cho nội dung tác phẩm rồi viết ra hoặc là chỉ là những dự định trong đầu. Khi đến hiện trường thu thập thông tin, nhà báo xác định được chủ đề bài viết, những nội dung thông tin sẽ có trong bài viết và xác định thể loại tác phẩm.

Căn cứ từ những yếu tố nêu trên, nhà báo sẽ xác định được rằng tác phẩm này có cần sử dụng tiếng động không? Nếu có thì sẽ bao gồm những tiếng động nào? Sử dụng tiếng động độc lập, tiếng động nền hay cả hai dạng này? Và cuối cùng là nên đưa tiếng động vào những phần nội dung nào của tác phẩm cho bố cục tác phẩm được hợp lý?

Từ những câu hỏi nêu trên, mỗi một nhà báo sẽ phác thảo ra được ý tưởng sử dụng tiếng động cho tác phẩm báo phát thanh của riêng mình.

* Thu âm tiếng động tại hiện trường

Đây là một công đoạn hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định tới nội dung của tác phẩm, chương trình phát thanh mà một nhà báo thực hiện.

Các nhà báo thường quan sát hiện trường để đưa ra quyết định chọn lựa tiếng động cho phù hợp với nội dung tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, khi nhà báo nhận thấy không thể thu được những tiếng động phù hợp như hình dung ban đầu trước khi tiếp cận hiện trường, nhà báo sẽ cần phải đưa ra những ý tưởng về sử dụng tiếng động nhân tạo để thay thế.

Nếu có nhiều tiếng động thì nhà báo thường phải thực sự chú tâm lắng nghe để phân biệt xem sắc thái của từng tiếng động, từ đó đưa ra quyết định xem tiếng động nào thì phù hợp với sắc thái thông tin của từng phần nội dung trong tác phẩm.

Các nhà báo thường dành một thời gian nhất định để tìm hiểu, lựa chọn địa điểm ghi âm, tính toán khoảng cách từ nơi ghi âm đến nơi phát ra tiếng động để thu được những âm thanh hợp lý. Thông thường các nhà báo sẽ tiến gần tiếng động để thu được những âm thanh rõ nét, trung thực, nhưng với những tiếng động có cường độ quá mạnh thì nhà báo sẽ đứng ở xa nơi phát ra tiếng động hơn.

Ví dụ, để thực hiện các phóng sự trong chương trình Chuyến đi kỳ thú

phát sóng trên kênh VOV2, các phóng viên bắt buộc phải đi công tác đến địa danh mà tác phẩm phản ánh. Theo chị Phạm Thanh Huyền - phóng viên ban Văn hóa - xã hội VOV2 thì "Để thuận lợi trong công việc của mình thì mình luôn phải chủ động đi thu thập thông tin, thu thập tiếng động. Đôi khi gặp phải khó khăn vì tiếng ồn ngoại cảnh quá lớn, khi thu về mình cũng không dùng được. Đến lúc đó cực kỳ khó khăn để tìm được tiếng động khác chèn vào

làm nổi bật ý đồ của mình trong tác phẩm. Vì vậy, luôn luôn phải cố gắng chủ động trước, lúc nào cũng phải có phương án dự phòng, phải đến trước hoặc phải đến sau cùng để có được những âm thanh hoàn hảo nhất phục vụ cho ý đồ của mình [Phụ lục 3, tr104]. Tiếng động hiện trường tại địa danh đó là một phần vô cùng quan trọng của tác phẩm, chính vì vậy, phóng viên thường lên ý tưởng cho bài viết và nội dung tiếng động cần ghi âm. Khi đến hiện trường, phóng viên tiến hành thu thật nhiều tiếng động để có cơ hội lựa chọn những tiếng động phù hợp cho mỗi chi tiết hoặc mỗi đoạn trong tác phẩm. Phóng viên thường dùng lời để đánh dấu các tiếng động khác nhau trước mỗi đoạn tiếng động quan trọng hoặc ghi vào sổ những đoạn tiếng động đáng lưu ý.

* Một số thiết bị máy ghi âm xách tay được sử dụng tại Đài TNVN

Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp cho người làm báo phát thanh trong cả nước nói chung và Đài TNVN nói riêng có sự hỗ trợ đắc lực trong sản xuất tin bài. Nếu trước đây, các phóng viên phải sử dụng băng từ để ghi âm tiếng động thì ngày nay, các PV, BTV đã sử dụng các thiết bị ghi âm hiện đại có tính năng lọc gió, tạp âm tốt, trong nhiều trường hợp, các phóng viên cũng sử dụng điện thoại thông minh như Iphone, Samsung... để ghi âm tiếng động hiện trường đều cho ra chất lượng âm thanh đảm bảo. Một số máy ghi âm điển hình được các PV, BTV kênh VOV1 và VOV 2 sử dụng như:

Máy ghi âm Zoom H4n có đặc điểm kỹ thuật thẻ nhớ: SD (16MB- 2GB); SDHC (4GB-32GB), khả năng thu đa kênh, đầu vào: Analogue, micro ngoài: Micro tụ điện, micro trong, zắc Micro: Canon (XLR), 3 li, thời gian sử dụng pin: 6-11h. Đặc biệt máy ghi âm này có chức năng MASK để đánh dấu những đoạn ghi âm khác nhau, từ đó hỗ trợ rất nhiều cho khâu biên tập âm thanh tiếng động cho phóng viên, nhà báo sau này.

Máy ghi âm Tascam DR-07 có đặc điểm kỹ thuật loại thẻ nhớ: SD, khả năng thu: chỉ Stereo, đầu vào: Analogue, Micro ngoài: Micro tụ điện,Micro trong, zắc Micro: 3 li, định dạng ghi âm:WAV: 16/24 bit; fs: 44,1/48 KHz, MPEG 3: Bit Rate: 32-320 kb/s; fs: 44,1/48 KHz, Battery: AA (2 pin), thời gian sử dụng pin: 5h

Máy ghi âm Hb FlashMic DRM-85 cóđặc điểm kỹ thuật chỉ có thẻ nhớ trong (1Gb), khả năng thu: Stereo,mono, đầu vào: Analogue, chỉ có micro trong; định dạng ghi âm:WAV: 16 bit; fs: 44,1/48 KHz, MPEG 2: Bit Rate 128 kb/s; fs: 44,1/48/32 KHz, battery: AA (2 pin), thời gian sử dụng pin : 10h.

*Lựa chọn biên tập tiếng động.

Sau quá trình thu thập tiếng động tại hiện trường và có được những file âm thanh tiếng động ở dạng “thô”. Lúc này nhà báo tiến hành công đoạn lựa chọn và biên tập tiếng động. Các nhà báo thường dành một lượng thời gian nhất định để cảm thụ và nhận biết được những sắc thái của mỗi một tiếng động. Từ đó lựa chọn ra được những âm thanh tốt, chất lượng.

Nhà báo sẽ nghe nhanh, nghe lướt lại toàn bộ những tiếng động mà mình thu được trong suốt quá trình tiếp cận hiện trường. Và ngay trong lần nghe đầu tiên này, nhà báo sẽ lựa chọn luôn những đoạn tiếng động cảm thấy cần thiết nên sử dụng trong tác phẩm thì nhà báo cần phải đánh dấu marker trên các phần mềm Adobe audition hoặc coppy các đoạn âm thanh đó để sau này có thể dễ dàng nghe lại và chọn lựa.

Nghe lại một lần nữa những tiếng động đã được ghi âm để coppy, cut những đoạn tiếng động cần cho nội dung thông tin của tác phẩm.

Sau khi lựa chọn được những file tiếng động cần thiết, nhà báo tiến hành biên tập kỹ lưỡng những đoạn tiếng động đó qua những công việc cụ thể như sau:

+ Loại bỏ tạp âm, tức là những tiếng ồn, tiếng động không có thông tin; cắt bỏ những tiếng động thừa hoặc lặp lại..

+ Ghép những chi tiết tiếng động cần thiết lại với nhau thành một đoạn tiếng động hoàn chỉnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu của tiếng động phát thanh trong tác phẩm báo chí.

+ Tăng-giảm âm lượng, pha trộn(Mix) các tiếng động lại với nhau sao cho tạo thành một dải tiếng động phù hợp với nội dung thông tin mà tác phẩm cần truyền tải.

* Pha âm tiếng động cho tác pha âm

Khái niệm pha âm trong phát thanh:

“Pha âm” hay còn gọi là “dựng ghép” trong phát thanh có nghĩa là lựa chọn, sắp xếp và liên kết giữa những đoạn âm thanh tiếng động riêng biệt hoặc cũng có thể là giữa lời nói, tiếng động và âm nhạc để từ đó tạo ra một tác phẩm phát thanh thống nhất, hoàn chỉnh theo trình tự mà kịch bản đòi hỏi.

Trước đây, khi chưa có những phần mềm chỉnh sửa, cắt ghép hiện đại thì các PV, BTV thường phải tiến hành pha âm theo phương thức truyền thống đó là ghi âm vào băng từ sau đó trộn âm thanh bằng phương thức thủ công, nghĩa là vào studio bật băng ghi âm lời nói rồi bật băng tiếng động để chèn vào những đoạn cần chèn nhạc, rồi phát sóng trực tiếp, hoặc thu băng lại để phát sóng sau. Theo như phương thức này thì nhà báo chỉ có thể chèn được những đoạn tiếng động đơn giản. Hơn nữa còn tạo ra tâm lý ngại sử dụng tiếng động khi làm một tác phẩm báo phát thanh từ đó ít tạo ra được những chương trình tác phẩm hay, có chất lượng cao. Ngày nay, tại Đài TNVN, với sự hỗ trợ của các phần mềm chỉnh sửa âm thanh hiện đại như Adobe audition, Cool Edit hay Dalet thì việc pha âm trong các chương trình phát thanh đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đồng thời với những phần mềm này nhà báo cũng có thể pha được những tiếng động phức tạo tạo nên sự sinh động cho mỗi một tác phẩm phát thanh. Và pha âm là công đoạn cuối cùng để tạo ra một tác phẩm, chương trình phát thanh hoàn chỉnh khi mà đã có được lời nói, tiếng

động và âm nhạc. Công đoạn này bao giờ cũng được tiến hành trước khi nhà báo đã hoàn tất hoặc gần hoàn chỉnh phần lời cho tác phẩm.

Khi pha âm cho tác phẩm, nhà báo đã thực hiện đã có trong đầu những hình dung cụ thể về dòng chảy tiếng động trong tác phẩm: Bắt đầu là tiếng động gì (xuất hiện dưới dạng nào), tiếp theo là tiếng động gì, những tiếng động đó xuất hiện ở những vị trí những phần nội dung thông tin nào trong bài viết, thời lượng của đoạn tiếng động đó là bao nhiêu…Cũng trong công đoạn này nhà báo thường chú ý đến tổng quan thời lượng, âm lượng của phần tiếng động mà mình sử dụng.

Theo các nhà báo của VOV, việc pha âm giúp cho tiếng động được đi ra một cách hài hòa hợp lý, làm tôn lên phần lời, phần nội dung chính của tác phẩm phát thanh. Sau đó, nghe tác phẩm hoàn chỉnh để có thể đảm bảo sự hoàn chỉnh, đồng đều giữa lời nói và tiếng động cả về thời lượng lẫn âm lượng và kịp thời phát hiện ra những sai sót để chỉnh sửa.

Cụ thể như việc sản xuất một tác phẩm tin đối với phóng viên của Phòng phóng viên, Ban Thời sự VOV1, trước khi đưa tin, phóng viên thường lên kịch bản sơ bộ, dự kiến phỏng vấn đối tượng nào phục vụ cho tác phẩm, tiếp đó liên hệ phỏng vấn. Đối với tin hội nghị thì cắm ghi âm vào bàn trộn đểthu lời phát biểu hoặc phỏng vấn nhân vật bên lề hội nghị. Tùy theo từng sự kiện, sau khi viết tin xong sẽ gửi về phòng và ban duyệt. Với những sự kiện đột xuất thì phóng viên sẽ nhanh chóng hình thành ý định về ghi âm tiếng động trong đầu ngay tại nơi diễn ra sự kiện mà không có thời gian lên ý tưởng. Tin sau khi được duyệt sẽ gửi lại cho phóng viên để phóng viên thể hiện tại hiện trường. Trường hợp phóng viên không đến được hiện trường sẽ có hệ thống Dalet là phần mềm cắt trích âm thanh và gọi điện thoại phỏng vấn nhân vật để ghi âm, trong trường hợp này, lời phát biểu hầu như không có tiếng động.

Đối với việc sản xuất các bài phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, phóng viên thường thu âm tiếng động nền và về đọc văn bản trên nền tiếng động đã thu. Tiếng động thu về, phóng viên thực hiện giải băng trên máy tính, sau đó dùng phần mềm Adobe Auditon 1.5 để biên tập âm thanh như điều chỉnh âm lượng cho tiếng động đã thu, cắt, trích nội dung tiếng động. Tiếp đó đẩy lên hệ thống Dalet để vào phòng đọc, dựng lời và tiếng. Cuối cùng là bàn giao tác phẩm hoàn thiện cho Phòng sản xuất chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)