Các đặc điểm về tự nhiên xã hội chủ yếu của xã Đồng Lƣơng-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 31 - 36)

1.2.1 .Khái niệm Công tác xã hội

1.4. Các đặc điểm về tự nhiên xã hội chủ yếu của xã Đồng Lƣơng-

Cẩm Khê- Phú Thọ ảnh hƣởng đến thực trạng vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn

1.4.1. Đặc điểm tự nhiên

Đồng Lƣơng là một xã trung du miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Huyện Cẩm Khê

Diện tích đất tự nhiên của xã là 17,4km2, xã có địa hình tƣơng đối phức tạp với vùng đồi núi có độ cao từ 200 – 1.000m so với mặt nƣớc biển, xã có vùng đồng bằng phù sa ven sông hồng

Về điều kiện khí hậu thủy văn

Xã Đồng Lƣơng có độ ẩm 83%, nhiệt độ trung bình năm 22,4 – 22,30C, cao nhất từ 30 – 400C, thấp nhất vào mùa đông xuống đến 5 – 150C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm tƣơng đối lớn từ 10 – 120C.

Lƣợng mƣa năm khá cao, trung bình 3.120 mm/năm, tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 6 (810mm). Gió mùa Đông Bắc thổi mạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, ở vùng núi có sƣơng muối. Bão thƣờng xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Về tài nguyên thiên nhiên

Ở vùng đồi núi xã có đất ferarit trồng cây chè, cao su, trồng rừng có độ dốc 15 - 250.

1.4.2. Đặc điểm kinh tế

Về sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 là 382,33ha ha, trong đó diện tích cây lúa là 240,03 ha, diện tích cây ngô là 103 ha. Tổng sản lƣợng lúa ngô đạt 1607,6 tấn

Diện tích chè trong các hộ tƣ nhân toàn xã là 20,6 ha, có 50% diện tích chè cành cho năng suất và chất lƣợng cao.

Về chăn nuôi: gia súc, gia cầm trong các hộ tƣ nhân không ngừng tăng về số lƣợng và chất lƣợng: Đàn trâu, bò hiện có là 45 con, đàn lợn là 1620 con, đàn gia cầm các loại là 35.700 con

Về thu chi ngân sách:

Tổng thu trong năm 2013 tại xã là 5.373.857.960 đồng.

Tổng chi trong năm 2013 là 5.369.557.460 đồng, đạt 9102,31 % kế hoạch.

Về dân số

Tổng số hộ trong toàn xã năm 2013 là 1.387 hộ, với 5.160 khẩu

Về chính sách xã hội

Đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội cho 45 đối tƣợng Thƣơng binh, gia đình liệt sỹ, ngƣời có công với cách mạn

Về văn hóa – xã hội

Xã có 1 bƣu điện, 16 nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, là nơi tổ chức các buổi họp dân, tuyên truyền pháp luật, bình xét hộ nghèo, các chính sách XĐGN và BĐG tới ngƣời dân...Ngƣời dân trong các thôn thực hiện lối sống theo quy ƣớc xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa.

Về giáo dục

Xã có 01 trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia, 01 trƣờng tiểu học, 01 trƣờng mầm non với 205 cháu.

Về y tế : Xã có 1 trạm y tế, gồm 4 y sỹ, 2 nữ hộ sinh và 1 dƣợc sỹ. Về hệ thống đường, điện, nước sạch

Xã có đƣờng quốc lộ 32 chạy qua, đƣờng liên thôn đã đƣợc rải nhựa, 100% hộ gia đình có điện thắp sáng

1.4.4. Những thuận lợi và khó khăn tác động tới vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn tại xã hiện nay nghèo nông thôn tại xã hiện nay

Thuận lợi:

Xã có các điều kiện thuận lợi để tuyên truyền và nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vị thế trong gia đình của phụ nữ nhƣ:

 Xã có đƣờng quốc lộ 32

chạy qua, thuận lợi cho ngƣời dân trong việc đi lại, lƣu thông hàng hóa và tiếp cận các chính sách xã hội. Hệ thống đƣờng liên thôn đã đƣợc rải nhựa, không những tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lƣu buôn bán, trao đổi kinh nghiệm của ngƣời dân mà các cán bộ làm công tác tuyên truyền về BĐG và các chính sách về vay tín dụng ƣu đãi, khám chữa bệnh miễn phí…đi lại dễ dàng hơn, đặc biệt vào mùa mƣa lũ.

 Ngoài số lƣợng dân gốc, trên địa bàn xã có nhiều dân nhập cƣ từ các địa phƣơng khác, làm phong phú thêm về phong tục tập quán, phƣơng thức sản xuất và các tƣ tƣởng tiến bộ.

 Chính quyền và ngƣời dân tích cực đầu tƣ và động viên con em nâng cao trình độ, thể hiện qua tỷ lệ học sinh nhập học các cấp hàng năm. Đây là nền tảng nâng cao trình độ nhận thức về BĐGvà vị thế của phụ nữ cho ngƣời dân.

 Đội ngũ cán bộ chính quyền xã luôn nghiêm túc thực hiện chính sách giảm nghèo, nhiệt tình trong công việc và nhận thức đƣợc tầm quan trọng của BĐG và vị thế của phụ nữ. Trong những năm qua, chính quyền xã có các hoạt động hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận và hiều các chính sách văn hóa – xã hội tiến bộ nhƣ: tuyên truyền về luật BĐG và vị thế cho phụ nghèo, kế hoạch hóa gia đình, huy động ngƣời dân tham gia xây dựng xã lành mạnh, không có tệ nạn xã hội,... nhờ đó nhiều hộ gia đình thoát nghèo bền vững, đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh.

Khó khăn:

Tuy nhiên nhận thức của ngƣời dân về vị thế của phụ nữ còn nhiều hạn chế, xuất phát từ một số khó khăn sau:.

 Tình trạng mƣa lũ, hạn hán cùng với điều kiện đi lại khó khăn ảnh hƣởng trực tiếp tới kinh tế hộ gia đình nghèo, khiến trẻ em phải nghỉ học. Đây là nguyên nhân dẫn tới trình độ học vấn và khả năng tiếp nhận tƣ tƣởng tiến bộ về BĐG và vị thế của phụ nữ nghèo của nhiều ngƣời dân hạn chế.

 Công tác tuyên truyền BĐG và vị thế của Phụ nữ trong nhiều năm qua luôn đƣợc đẩy mạnh nhƣng chƣa đạt đƣợc nhiều hiệu quả vì quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại hết sức nặng nề trong tƣ tƣởng của phần lớn ngƣời dân..

 Về y tế, trạm y tế xã còn thiếu thiết bị khám chữa bệnh nên chủ yếu phục vụ cho các đợt tiêm phòng, khám các bệnh nhẹ. Điều này hạn chế việc chăm sóc sức khỏe của nhiều phụ nữ nghèo không có điều kiện đi lại và bận rộn với công việc gia đình.

 Vào các dịp cao điểm, đặc biệt vào mùa hè thƣờng xảy ra tình trạng mất điện, rất ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, sản xuất của ngƣời dân và việc tuyên truyền thông tin qua loa phát thanh khi cần thiết.

Nhƣ vậy, những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã, với các mặt thuận lợi và khó khăn nhƣ trên có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp tới việc nâng cao ý thức ngƣời dân về vấn đề BĐG và vị thế của phụ nữ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Những nội dung của Chƣơng 1 nêu ra là cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, bao gồm những lý luận về giới, về bất bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo… và đƣa ra các phƣơng pháp can thiệp khác nhau để trợ giúp phụ nữ nghèo. Bên cạnh đó còn phân tích đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội tại xã ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc phát triển kinh tế, đặc biệt là việc tham gia vay vốn, xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ. Việc cập nhật thông tin về địa bàn nghiên cứu sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình nghiên cứu

Từ những cơ sở lý luận nêu trên, học viên sẽ có cơ sở để nghiên cứu, phân tịch cũng nhƣ áp dụng công tác xã hội nhóm cho đối tƣợng là phụ nữ nghèo đạt hiệu quả cao.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG CỦA PHỤ NỮ NGHÈO VÀ VỊ THẾ CỦA HỌ TẠI XÃ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 31 - 36)