Đánh giá sự tham gia của các thành viên nhóm xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 71 - 74)

1.2.1 .Khái niệm Công tác xã hội

3.3. Thực nghiệm để đề xuất xây dựng mô hình can thiệp Công tác xã

3.3.2.2. Đánh giá sự tham gia của các thành viên nhóm xã hộ

quá trình hoạt động

Qua những hoạt động nhóm nêu trên, chúng tôi đƣa ra đánh giá chung về các hoạt động của nhóm, đánh giá của các thành viên về hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân trong nhóm, cụ thể nhƣ sau:

* Về mục tiêu:

- Tổng kết hoạt động nhóm trong 5 buổi làm việc (kết quả hoạt động; những điểm quan tâm và mong đợi từ phía điều hành nhóm, từ phía các thành viên; những điều đã làm đƣợc, những mặt còn tồn tại trong nhóm).

- Đánh giá sự tham gia ở các mức độ khác nhau của các thành viên trong nhóm (sự tƣơng tác, mối liên hệ trong nhóm) qua bản tự nhận xét của mỗi cá nhân trong từng hoạt động, từng vai trò và nhiệm vụ đƣợc giao; tổng hợp đánh giá của mọi ý kiến từ các thành viên khác qua phiếu kín về sự nhận xét của họ dành cho từng cá nhân.

- Đánh giá sự tác động của nhóm đối với mỗi thành viên (có sự thay đổi nhƣ thế nào về nhận thức, thái độ, hành vi; theo chiều hƣớng ra sao).

- Đánh giá quá trình tự điều hành, quản lí nhóm của các nhóm trƣởng, của nhân viên CTXH.

- Lấy ý kiến để xây dựng các chƣơng trình tiếp theo của nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể.

- Mở rộng hoạt động của nhóm thông qua việc liên kết với các nhóm xã hội, câu lạc bộ khác.

Buổi 6:

* Thời gian tiến hành: Chủ nhật * Địa điểm: tại nhà NVH thôn * Các nội dung chính:

Nhóm trƣởng báo cáo tổng kết về hoạt động 3 buổi đã qua, sau đó đại diện nhóm trƣởng báo cáo về kết quả hoạt động của toàn nhóm:

- Những việc đã làm được:

+ Thành lập đƣợc nhóm và huy động các thành viên tham gia đầy đủ; + Hòa nhập và chia sẻ trong nhóm;

+ Nhận ra những thế mạnh và những khó khăn của các thành viên khi tham gia nhóm;

+ Sự gắn kết nhân lên qua từng tuần trong các hoạt động, sự thấu hiểu và chia sẻ các vấn đề, công việc cho nhau.

+ Những kiến thức, kĩ năng học hỏi đƣợc: tôn trọng nhau, lắng nghe và chia sẻ đƣợc những khó khăn với nhau.

- Những khó khăn tồn tại:

+ Còn tồn tại một số thành viên chƣa thực sự tích cực với các hiện tƣợng nhƣ vẫn còn tình trạng bỏ thảo luận, nói chuyện riêng; đến tham dự nhƣng hầu nhƣ không phát biểu, có một số phụ nữ còn có sự e dè; có những xung đột nhỏ trong nhóm do không thống nhất đƣợc ý kiến.

+ Nội dung sinh hoạt chƣa thật sự phong phú và hình thức sinh hoạt vẫn bị bó hẹp về ý tƣởng, về thời gian, không gian (một phần do kinh phí hoạt động có hạn).

b. Nội dung 2

- Các nhóm thảo luận về 3 điểm sau:

+ Những việc đã làm đƣợc của mỗi thành viên;

+ Những khó khăn gặp phải trong quá trình hòa nhập và tham gia hoạt động nhóm của từng thành viên;

+ Đề xuất ý tƣởng mới cho chƣơng trình và hoạt động nhóm tiếp theo.

- Thƣ kí nhóm ghi lại kết quả tự đánh giá của mỗi thành viên, tổng hợp

ý kiến và báo cáo trƣớc toàn nhóm sau khi tất cả các thành viên đã tự đánh giá và có sự góp ý của các thành viên khác trong nhóm.

- Đa số các nhóm viên đều có những thay đổi đáng kể khi cùng các

thành viên tham gia các hoạt động chung nhƣ khả năng làm việc nhóm, khả năng điều hòa trong nhóm (đặc biệt là các nhóm trƣởng), tôn trọng ý kiến, nhìn nhận đƣợc khả năng của bản thân và của các thành viên khác; kiếm chế cảm xúc và cảm nhận đƣợc sự tự tin của mỗi thành viên khi có cơ hội bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trƣớc nhiều ngƣời. Trong đó, có nhiều phụ nữ không biết rằng mình có khả năng của bản than đến khi tham gia các hoạt động nhóm đều đƣợc phát hiện và có thêm sự tự tin, vững vàng để có hứng thú tham gia nhiều hoạt động hơn nữa. Bên cạnh đó, phụ nữ nghèo đều chia sẻ là có đƣợc sự hòa nhập tƣơng đối tốt với nhóm. Phụ nữ nghèo cũng nhấn mạnh nhiều đến những kiến thức và kĩ năng học đƣợc từ quá trình sinh hoạt trong nhóm.

- Thƣ kí tổng hợp, báo cáo và gửi lại cho nhóm trƣởng ( hoặc

NVCTXH).

- Bản tự đánh giá này của mỗi nhóm viên đƣợc chia sẻ bởi chính mỗi cá

nhân để các thành viên đƣợc hiểu nhau hơn trong những mong đợi, những quan tâm về nhóm; đƣợc chia sẻ những khó khăn và trợ giúp cho nhau tốt hơn; động viên nhau phát huy các mặt đã đạt đƣợc và nhân thêm cơ hội học tập những điểm mạnh ở các thành viên khác.

- Qua phỏng vấn các thành viên của nhóm thì chúng tôi đƣợc biết, thông

qua những buổi sinh hoạt này, hầu hết các thành viên đều cảm thấy việc tham gia sinh hoạt nhóm mang lại những mặt tích cực, phụ nữ thấy tự tin vào bản thân mình, đàn ông trong gia đình cũng có sự thay đổi khi tham gia vào những hoạt động thảo luận. Việc giúp phụ nữ thấy tự tin, hiểu biết và học đƣợc một số kỹ năng trong việc vay vốn, trong việc nâng cao vị thế của mình trong gia đình.

- Kết quả của nhóm xã hội hóa không phải là hiệu quả trên thang đo cụ

về kiến thức, kỹ năng, sự yêu thích tham gia nhóm, ngày càng có nhiều bạn trong trƣờng mong muốn đƣợc tham gia vào nhóm làm cho mô hình nhóm này có tính nhân rộng.

Các buổi sinh hoạt nhóm về cơ bản đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại nảy sinh cần phải lên kế hoạch giải quyết trong các buổi sau đó là: nội dung sinh hoạt nhóm cần phong phú hơn trong việc chuẩn bị về cơ sở vật chất cũng nhƣ nội dung làm việc của từng buổi, các nhóm viên đều tham gia nhƣng sự thể hiện vai trò của mình vẫn chƣa rõ nét, vẫn còn một số thành viên chƣa thực sự cởi mở và có thể chia sẻ nhiều hơn với nhóm ở các hoạt động tiếp sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 71 - 74)