Vai trò của nhân viên xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 74 - 76)

1.2.1 .Khái niệm Công tác xã hội

3.4. Vai trò của nhân viên xã hội

Trong khi thực hiện mô hình CTXH trong việc nâng cao vị thế trong gia đình của phụ nữ nghèo thông qua chính sách tín dụng. vai trò của nhân viên đƣợc phản ánh nhƣ sau:

Vai trò là người vận động nguồn lực: là ngƣời trợ giúp nhóm tìm kiếm

nguồn lực cho việc tăng năng lực tự tin cho phụ nữ nghèo. Nguồn lực mà nhân viên CTXH có thể giúp phụ nữ nghèo chính là các chính sách về giới, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo. Nguồn lực hỗ trợ từ địa phƣơng: những ngƣời đàn ông trong gia định, hội phụ nữ hội nông dân.

Vai trò là người kết nối: Nhân viên CTXH giúp những ngƣời nghèo có

cơ hội đƣợc tham gia sinh hoạt nhóm, đƣợc chia sẻ thông tin cũng nhƣ các nguồn lực hỗ trợ. Giúp cho phụ nữ nghèo chia sẻ khó khăn với nhau, chia sẻ các hƣớng giải quyết trong gia đình của mình. Nguyên nhân vì sao các ý kiến của phụ nữ, các quyết định của phụ nữ không đƣợc ngƣời chồng ủng hộ. Chính những thông tin đó sẽ giúp cho phụ nữ nghèo có những trải nghiệm

Vai trò người tạo sự thay đổi: Hƣớng các buổi sinh hoạt đi đúng mục

tiêu đã đƣợc đề ra trong bản kế hoạch. Khuyến khích các thành viên còn rụt dè cùng tham gia, nói lên ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân để chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm.Ví dụ nhƣ: “Chị H, tôi thấy chị hình như đang

muốn chia sẻ về việc phụ nữ tham gia vào việc vay vốn? Chị vui lòng chia sẻ để mọi người biết được không”

Tạo bầu không khí thân thiện, thoải mái, hợp tác, đóng góp ý kiến trong buổi sinh hoạt. Nhân viên công tác xã hội sẽ mời phụ nữ đã thoát nghèo chia sẻ kinh nghiệm của mình, đồng thời cũng chỉ ra đƣợc nguyên nhân gây nên nghèo, tái nghèo cao.

Vai trò là người tham vấn: NVCTXH trợ giúp các cá nhân, nhóm để họ

tự mình xem xét vấn đề, và tự thay đổi. Nhân viên CTXH đã sử dụng kỹ năng quan sát, qua đó nhận biết đƣợc những biểu hiện tâm lý của các chị để kịp thời tác động, giúp các chị bộc lộ suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ngoài ra nhân viên CTX khéo léo đặt những câu hỏi làm cho không khí nhóm sôi nổi hơn và hƣớng vào chủ đề, mục tiêu của buổi sinh hoạt.

Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch nhóm: Trên

cơ sở nhu cầu của phụ nữ nghèo là đƣợc nâng cao quyền tự quyết vốn vay, đƣợc tham gia bàn bạc và cùng chồng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, đƣợc chồng đánh giá cao về năng lực của vợ đã đƣợc nhóm xác định, NVCTXH giúp cộng đồng xây dựng chƣơng trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng của nhóm để giúp phụ nữ tăng cƣờng sự tin tin, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm.

Nhƣ vậy, nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn trƣớc hết phải giúp phụ nữ hiểu đƣợc về giới, bình đẳng giới, chia sẻ cho phụ nữ hiểu đƣợc tầm quan trọng của bản thân mình. Đồng thời nhân viên CTXH cũng tác động

đến các nguồn lực để duy trì sinh hoạt nhóm với các chủ đề liên quan đến giới, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra còn tuyên truyền sâu rộng đến ngƣời dân tại xã bằng các loa đài, áp phích… có nhƣ vậy các chƣơng trình XĐGN ở xã mới thực sự hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 74 - 76)