Tình trạng nghèo của phụ nữ tại xã Đồng Lƣơng huyện Cẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 36 - 37)

1.2.1 .Khái niệm Công tác xã hội

2.1. Tình trạng nghèo của phụ nữ tại xã Đồng Lƣơng huyện Cẩm

2.1. Tình trạng nghèo của phụ nữ tại xã Đồng Lƣơng- huyện Cẩm Khê- Tỉnh Phú Thọ Khê- Tỉnh Phú Thọ

Ngày 30/1/2011 Thủ tƣớng chính phủ ban hành Quyết định số 09/2001/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 nhƣ sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ngƣời/tháng (từ 4.800.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống; Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng

Theo số liệu từ UBND xã Đồng Lƣơng cung cấp thì tại xã hiện nay có 258 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo.Trong đó chỉ có 26 hộ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên phụ nữ (chiếm 10,1% tổng số hộ nghèo) và có 18/26 hộ nghèo trên là phụ nữ đơn thân, còn lại là 232 hộ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên nam giới (chiếm 89.9% tổng số hộ nghèo).

Phụ nữ nghèo tại xã chủ yếu là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sống đơn thân, học vấn thấp, ít đất đai, không có vốn. Độ tuổi của phụ nữ nghèo chủ yếu từ 25-45 tuổi.

Theo tìm hiểu có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo ở xã nhƣ: thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu kinh nghiệm không bắt kịp với kinh tế thị trƣờng, không tiếp thu đƣợc những kỹ thuật mới, đông ngƣời ăn theo, trình độ học vấn thấp. Tại xã đã có rất nhiều chƣơng trình khuyến nông nhƣ: cung ứng chè giống, bò lai, hỗ trợ chăn nuôi thuỷ sản nhƣng kết quả không mang lại hiệu quả nhƣ ý muốn.

Từ khi triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ Về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, với việc loại bỏ điều kiện thế chấp tài sản, phụ nữ nghèo không cần có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn có thể đứng tên vay vốn nhƣ nam giới.

Chính sách mở rộng nhƣng thực tế phụ nữ nghèo nông thôn tại xã đứng tên vay vốn chiếm tỉ lệ rất ít. Phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị H- khu 10 xã Đồng Lƣơng về nguyên nhân tại sao phụ nữ không trực tiếp vay vốn chị nói:“

Tôi nghĩ đó là việc của chồng cần phải lo. Mình là đàn bà biết gì mà đứng tên vay. Đàn ông trụ cột lo khoản đứng tên vay là đúng rồi mà”. Anh Nguyễn Văn N- Khu 16: “Tôi bảo vợ đi vay vốn nhưng cô ấy bảo sợ này nọ. Với lại

cũng đúng thôi, đàn bà biết gì mà đứng ra vay.”

Nhƣ vậy, phụ nữ không đứng tên vay vốn là do chƣa mạnh dạn, còn e dè vì từ trƣớc tới giờ phụ nữ chỉ đứng sau chồng, nghe lời chồng, không dám tự quyết. Có phụ nữ có khả năng nhƣng chồng lại không đồng ý. Chồng cho rằng đó không phải là việc mà một ngƣời vợ phải làm.

Các chủ hộ đều là nam giới, trình độ học vấn đƣợc điều tra có đến 182/232 ngƣời không học hết cấp 2 do đó việc ra quyết định một mình, không quyết đoán sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến việc tái sản xuất khi mất mùa, bão lũ xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 36 - 37)