Thực trạng về vị thế của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Lƣơng huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 37 - 39)

1.2.1 .Khái niệm Công tác xã hội

2.2. Thực trạng về vị thế của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Lƣơng huyện

huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ

Ngƣời nghèo ở xã Đồng Lƣơng thƣờng ít tham gia vào các tổ chức chính trị của xã nhƣ Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội ngƣời cao tuổi…. vì vậy ngƣời nghèo không đƣợc hƣởng các lợi ích mà các tổ chức này đem lại. Thực tế ngƣời nghèo ít đƣợc tham gia vào công tác quản lý ở xã,

ít tham gia vào các đoàn thể, nhất là phụ nữ nghèo thì việc tham gia vào các hoạt động nhƣ vậy là không có.

Nếu chị em phụ nữ nghèo tham gia vào Hội phụ nữ sẽ đƣợc đi dự các lớp về khuyến nông, khuyến lâm, đƣợc hội phụ nữ đứng ra tín chấp vay vốn, họp bàn cùng nhau phát triển kinh tế.

Phỏng vấn sâu anh Nguyễn Văn H- chủ cửa hàng buôn bán về vấn đề “

làm gì có gia đình nghèo nào được bầu vào ban quản lý của hội đoàn thể? Nghèo thế nói ai nghe, ai theo được chứ? Không có năng lực nên mới nghèo chứ có chí thì đã không như thế? Nhất là phụ nữ nghèo, lo đồng ruộng lo việc gia đình đã hết ngày rồi nói gì đến tham gia hội họp” Đa số mọi ngƣời đều

không dám tin ngƣời nghèo có thể làm đƣợc việc, điều đó cũng khiến ngƣời nhiều khó có cơ hội phát huy khả năng của mình. Chính bản thân ngƣời nghèo hay tƣ ti, không dám tin vào bản thân mình, có việc họ làm đƣợc nhƣng thực tế họ không dám nhận hoặc không dám ứng cứ. Hội phụ nữ tại xã hoạt động tốt nhƣng thực tế phụ nữ nghèo không tham gia do không có tiền đóng hội phí, nghèo, nợ nhiều không trả đƣợc nên hay bị nhắc nhở, chồng không cho tham gia.

Ngƣời nghèo luôn gặp phải những khó khăn về kinh tế nhƣ thu nhập thấp, tài sản ít và thƣờng không có giá trị, nhà ở dột nát, không có địa vị kinh tế trong cộng đồng. Phụ nữ nghèo phụ thuộc vào chồng, gia đình nghèo thì ngƣời phụ nữ hầu nhƣ không có bất cứ tài sản gì, khi kinh tế phụ thuộc thì tiếng nói của phụ nữ trong gia đình cũng không có.

Xã Đồng Lƣơng đã tiến hành 03 buổi tập huấn kỹ thuật thâm canh cây trồng, chăn nuôi cho 182 lƣợt ngƣời nhƣng chủ yếu là nam giới trong gia đình tham gia. Ngƣời vợ trực tiếp làm nhƣng lại đƣợc truyền đạt hƣớng dẫn từ ngƣời chồng trong gia đình. Họ không đƣợc trực tiếp tham gia các buổi tập

huấn. Có thể nhiều ngƣời cho rằng việc ngƣời chồng truyền đạt lại kiến thức học đƣợc cho vợ là trong gia đình đó có BĐG, ngƣời vợ đƣợc tôn trọng và quan tâm. Tuy nhiên nếu xét kỹ, ta có thể thấy đó là một hình thức để ngƣời chồng thể hiện quyền uy của mình trong gia đình, họ đƣợc thể hiện trƣớc ngƣời khác về cái uy đó, ngƣợc lại ngƣời phụ nữ trở nên thấp kém và cần có sự chỉ dẫn của ngƣời chồng.

Phóng vấn sâu chị K- khu 2 “ Tôi tham gia Hội phụ nữ anh nhà tôi không thích, bảo đi làm gì tốn thời gian. Hôm trước có tập huấn về chăn nuôi, tôi bảo không đi để anh ấy đi có chăn nuôi gì anh ấy cũng quyết định. Mình có quyết định được đâu đi về chẳng giải quyết được gì”

Nhƣ vậy ta nhận thấy rằng tình trạng BBĐ giữa phụ nữ và nam giới ở nông thôn thể hiện rất rõ rệt. Nó thế hiện qua chính cái nhìn của ngƣời dân, trong hoạt động của gia đình. Chính ngƣời vợ/ ngƣời chồng trong gia đình đã tạo nên sự BBĐ đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 37 - 39)