Vị thế của phụ nữ nghèo thông qua hoạt động vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 39)

1.2.1 .Khái niệm Công tác xã hội

2.3. Vị thế của phụ nữ nghèo thông qua hoạt động vay vốn

2.3.1. Vị thế của phụ nữ trong tiếp cận vốn vay

Qua tiếp xúc với ngƣời dân tại xã Đồng Lƣơng- Cẩm Khê- Phú Thọ.Từ việc mở rộng điều kiện và cơ hội, các hộ gia đình nghèo tại xã tích cực chủ động vay vốn để phát triển chăn nuôi, trồng trọt và vƣơn lên thoát nghèo có 106/258 hộ tham gia vay vốn: theo kết quả báo cáo tại UBND xã thì có 6/106 hộ vay vốn chủ hộ là vợ.

Điều này phản ánh đa số chủ hộ là ngƣời chồng, vì quan niệm ngƣời chồng là trụ cột gia đình vẫn tồn tại trong phần lớn các gia đình nghèo. Thực tế cũng cho thấy phụ nữ xã chịu tác động bởi ý kiến của ngƣời chồng, trong khi nam giới không bị chi phối bởi lý do nào khác ngoài ý kiến của mình. Phỏng vấn sâu chị M. 37 tuổi, trình độ lớp 9,khu 1: “Nhiều nhà trong khu vay

nói vay rồi không biết liệu có trả nổi không!”. Anh T. 44 tuổi, trình độ lớp 3,

thôn 4 cho biết: “Nhà tôi không vay vốn vì tôi nghĩ có tiền rồi không biết để làm gì, không làm ăn được lại mang nợ thì bao giờ mới đỡ vất vả”. Nhƣ

trƣờng hợp chị M, mặc dù nhận thấy hiệu quả của vốn vay đối với các hộ gia đình khác, nhƣng vì chồng không đồng ý nên gia đình chị chƣa tham gia vay vốn. Đây cũng là lý do giải thích vì sao việc tiếp cận nguồn vốn vay của những ngƣời phụ nữ này bị hạn chế.

Giấy đề nghị vay vốn là thủ tục hành chính bắt buộc đối với hộ nghèo để có thể vay vốn từ NHCSXH huyện, trong đó phải ghi rõ tên của ngƣời đứng tên vay vốn và ngƣời thừa kế đƣợc ủy quyền giao dịch trong trƣờng hợp cần thiết. Vị thế của ngƣời phụ nữ cũng đƣợc phản ánh thông qua việc họ có tên trong Giấy đề nghị vay vốn hay không.

Phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị N 34 tuổi, trình độ lớp 10, khu 2:“Chồng tôi là người được ủy quyền vì anh ấy có thể thay tôi thanh toán

khoản nợ chứ con cái thì biết gì mà làm”. Anh H. 44 tuổi, trình độ lớp 9, khu

3: “Con trai tôi còn nhỏ nên tôi mới để vợ là người thừa kế”. Có thể thấy

trong khi ngƣời phụ nữ đề cao và tin tƣởng ngƣời chồng trong việc trả nợ thì nam giới lại có xu hƣớng đánh giá thấp vai trò và khả năng của ngƣời vợ, nhƣ trƣờng hợp của anh H thì bất đắc dĩ anh mới để vợ là ngƣời thừa kế, trong trƣờng con trai anh đã trƣởng thành thì cõ lẽ tên ngƣời thừa kế đã không phải là ngƣời vợ.

Nhƣ vậy, dù phụ nữ nghèo xã đã có điều kiện vay vốn thuận lợi hơn nhƣng thực tế họ vẫn không đƣợc ngƣời chồng đánh giá cao về vai trò và khả năng trả nợ. Điều này làm hạn chế quyền lợi của họ trong việc tiếp cận nguồn vốn từ Chƣơng trình giảm nghèo.

2.3.2. Vị thế của phụ nữ nghèo trong việc ra quyết định và thực thi các quyết định sử dụng vốn vay các quyết định sử dụng vốn vay

Việc điều chỉnh Chƣơng trình cho vay hộ nghèo theo Nghị định số 78 đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn mà không phải vay từ các nguồn vay lãi suất cao, nhƣng sau khi hoàn tất mọi thủ tục và đƣợc vay vốn thì việc ai ra quyết định mục đích vốn vay trong các hộ gia đình lại khác nhau. Trên thực tế, sự BBĐ tồn tại sâu sắc trong vấn đề này, cả khi phụ nữ hay nam giới đứng tên vay vốn thì tỷ lệ ngƣời chồng ngƣời nắm quyền quyết định mục đích sử dụng vốn vay luôn cao hơn ngƣời vợ

Theo điều tra của sinh viên khi tiến hành phỏng vấn sâu một số gia đình nghèo vay vốn cho thấy Tỷ lệ cả hai vợ chồng bàn bạc luôn chiếm tỷ lệ thấp phản ánh vị thế của phụ nữ ở nông thôn rất thấp. Đặc biệt, theo sự khảo sát của sinh viên cũng thấy đƣợc trong hộ gia đình ngƣời vợ đứng tên vay vốn tỷ lệ hai vợ chồng bàn bạc để đƣa ra quyết định cao hơn trong hộ gia đình ngƣời chồng đứng tên vay vốn, điều này xuất phát từ tính gia trƣởng và tự quyết truyền thống của ngƣời nam giới trong gia đình, khi họ nắm quyền hành thì thƣờng có xu hƣớng hạn chế ý kiến của ngƣời vợ, hơn nữa nhiều ngƣời chồng thể hiện sự thiếu tin tƣởng khi giao quyền quyết định cho ngƣời vợ sử dụng số tiền lớn.

Phỏng vấn sâu chị L. 45 tuổi, trình độ học lớp 12, khu 6: “Có quá nhiều

việc phải làm, từ vườn tược đến chợ búa, chăn nuôi, cơm nước, giặt giũ...nên tôi để cho chồng quyết định dùng vốn làm gì”. Có thể thấy việc tham gia quyết định của ngƣời phụ nữ nhiều khi còn xuất phát từ trách nhiệm của họ với các công việc gia đình, vì quá bận rộn nên họ không có thời gian, thậm chí trở nên ngại suy nghĩ để đƣa ra một quyết định hệ trọng nào đó. Đây chính là lý do nhiều ngƣời chồng có thói quen bỏ qua ý kiến của ngƣời vợ. Anh K.

43 tuổi, trình độ lớp 6, thôn 9: “Làm chồng thì phải quyết định những việc lớn

trong nhà, sử dụng vốn vay là việc quan trọng, không tính toán cẩn thận là hỏng việc, vợ tôi có bao giờ tham gia đâu mà lo liệu được”. Nhƣ vậy, từ việc

ngƣời phụ nữ ít tham gia bàn bạc và đặc biệt là quan niệm truyền thống về vai trò của ngƣời đàn ông trong gia đình đã dần tƣớc đi quyền lợi tham gia quyết định của ngƣời phụ nữ.

Thực trạng trên đã phần nào phản ánh sự BBĐ, vị thế của ngƣời phụ nữ trong gia đình bị coi nhẹ trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng, đây là trách nhiệm của các cán bộ chính quyền nói chung và cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội của xã nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cán bộ xã chƣa quan tâm tới vấn đề này. Phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách văn hóa – xã hội:“Xã đã

hướng dẫn mục đích sử dụng vốn vay cho dân, cũng chỉ nắm được số lượng hộ nghèo vay vốn và bao nhiêu hộ thoát nghèo từ đó, còn việc sử dụng như thế nào thì tùy gia đình người dân sử dụng chứ không phải trách nhiệm của cán bộ chúng tôi”. Thông thƣờng việc sử dụng vốn vay là chuyện riêng của

mỗi gia đình nên ngƣời dân đều cảm thấy thoải mái khi cán bộ không can thiệp, tuy nhiên điều này lại phản ánh sự hạn chế trong việc lồng ghép vấn đề giới vào thực thi chính sách giảm nghèo. Cũng nhƣ công tác xã hội giúp ngƣời phụ nữ thể hiện năng lực và tiềm năng của mình. Đối với chính sách tín dụng ƣu đãi thì thực trạng trên đã làm hạn chế vai trò và quyền lợi của ngƣời phụ nữ, đồng thời làm giảm hiệu quả của Chƣơng trình tín dụng ƣu đãi.

2.3.3. Vị thế của phụ nữ trong việc đóng góp ý kiến thảo luận về thực hiện vốn vay thực hiện vốn vay

Sự tham gia đóng góp ý kiến của ngƣời nghèo có vai trò quan trọng để lựa chọn ra mô hình có tính khả thi tại địa phƣơng, vì mỗi hộ gia đình có điều kiện khác nhau, ngƣời nghèo cũng là ngƣời trực tiếp sản xuất nên hiểu những

nghèo tự tin hơn khi đứng trƣớc đám đông. Nhƣng trên thực tế phụ nữ nghèo không đƣợc tham gia thảo luận hay họp bàn, đàn ông không coi trọng tiếng nói của phụ nữ.

Phỏng vấn sâu anh K. 43 tuổi, trình độ lớp 11, khu 9: “Chỉ có những chị phụ nữ tham gia nhiều thì mới có kinh nghiệm ăn nói, chứ nếu là vợ tôi đi chắc không bao giờ dám phát biểu, nói mà sai người ta cười cho”. Quan điểm

của anh K cũng nhƣ của nhiều nam giới là thƣờng có xu hƣớng đánh giá thấp vị thế của vợ mình hơn những phụ nữ khác, chính vì sự so sánh phi lý ấy mà nhiều nam giới không muốn hoặc thậm chí cảm thấy xấu hổ khi vợ mình đại diện gia đình họp bàn nơi đông ngƣời, ngƣời phụ nữ vì thế cũng thiếu tự tin và hạn chế đóng góp ý kiến: Chị D. 34 tuổi, trình độ lớp 6, khu 2: “Tôi đã có

lần mạnh dạn phát biểu ý kiến nhưng bị mấy anh chê là “đàn bà biết gì mà nói” nên không dám phát biểu nữa”.. Ngƣời nghèo là những ngƣời nhận thức

về BĐG còn hạn chế, vậy cán bộ chính quyền có quan điểm nhƣ thế nào? Phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách văn hóa – xã hội xã: “Thông thường khi bắt

đầu lấy ý kiến dân, tôi thường đề nghị ý kiến phát biểu từ nam giới trước, vì họ xông xáo và trình bày rõ ràng hơn”. Nhƣ vậy, dù khi ở nhà hay khi tham

gia công việc cộng đồng thì phụ nữ luôn phải chịu áp lực từ phía mọi ngƣời, trong đó có cả cán bộ địa phƣơng, đặc biệt là nam giới. Những quan điểm này vô hình đã làm hạn chế vị thế của ngƣời phụ nữ. Có thể nói bất BĐG tồn tại ngay từ khâu bàn bạc lựa chọn và lập dự án mô hình sản xuất.

2.3.4. Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay khi vợ/chồng là người quyết định

Vị thế của ngƣời phụ nữ cũng bị hạn chế khi sự bất bình đẳng tồn tại cả khi ngƣời phụ nữ đƣợc tiếp cận với vốn vay, vậy khi ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng quyết định vốn vay thì mức độ cải thiện cuộc sống nhƣ thế nào? Tìm

đƣợc những hiệu quả về kinh tế đó. Theo Nghị định số 78, các hộ nghèo vay vốn phải đề ra phƣơng án sử dụng vốn vay để Tổ Tiết kiệm và vay vốn phê duyệt, gồm các mục đích sử dụng vốn vay chính đáng nhƣ: nhà ở, cho con cái đi học, xây dựng công trình nƣớc sạch, đầu tƣ chăn nuôi….

Chủ yếu các gia đình chồng là ngƣời ra quyết dịnh sử dụng vốn vay. Có 78 gia đình tham gia vay vốn thì có 3 gia đình vợ là ngƣời quyết định vốn vay và đã mang lại kết quả.

Phỏng vấn sâu anh H. 44 tuổi, trình độ lớp 8, khu 3: “Sau khi vợ tôi vay

vốn, thu nhập của gia đình tôi tăng dần lên, tôi cảm thấy rất vui và tin tưởng vào khả năng của vợ hơn”. Chị T. 37 tuổi, trình độ lớp 12, thôn 5: “Thái độ của chồng tôi khác hẳn sau khi tôi quyết định vốn vay và thu nhập gia đình tăng lên. Bây giờ anh ấy giúp tôi làm nhiều việc nhà và nghe ý kiến của tôi nhiều hơn”. Có thể thấy những phụ nữ sử dụng vốn vay đúng mục đích và

mang lại hiệu quả kinh tế trong gia đình thƣờng đƣợc ngƣời chồng tôn trọng và chia sẻ công việc nhà. Nhƣ vậy, yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn trƣờng hợp ngƣời phụ nữ khẳng định đƣợc vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế gia đình nhƣng lại chƣa đƣợc ngƣời chồng thừa nhận: Bên cạnh việc đánh giá thấp khả năng của vợ, anh T. 44 tuổi, trình độ lớp 10, khu 4 còn khẳng định vai trò quan trọng của mình: “ Đã vay vốn để làm ăn thì

tất nhiên thu nhập phải tăng, vợ tôi quyết định vốn vay nhưng không có tôi chắc gì vợ tôi đã làm được”.Con số này còn rất ít so với tỷ lệ ngƣời vay vốn

xoá đói giảm nghèo.Dù ngƣời vợ có quyết định đúng đắn trong sử dụng vốn vay đi chăng nữa nhƣng ngƣời chồng cũng không đánh giá cao phụ nữ. Nhiều phụ nữ quyết định, ban đầu chồng không đồng ý nên cứ để vợ tự làm một mình, cũng không tham gia ý kiến gì, coi đó là việc của vợ. Sự BBĐ tồn tại ở

nhóm ngƣời nghèo, cần tác động đến những ngƣời đàn ông. Nâng cao nhận thức từ 2 giới sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ.

Tuy nhiên theo tìm hiểu trong năm 2013, có 8 gia đình thoát nghèo thì sang năm 2014 lại tái nghèo. Nguyên nhân đƣợc xác định chủ yếu là do giảm nghèo chƣa bền vững, chƣa có phƣơng hƣớng và sử dụng nguồn vốn cho những năm tiếp theo. Hội phụ nữ, phụ trách văn xã cũng không quan tâm đến việc gia đình của từng ngƣời mà chỉ quan tâm xem nhà nào vay vốn, nhà nào đã thoát nghèo, việc thực thi ra sao là do gia đình ngƣời nghèo quyết định: Thường vay vốn là đàn ông trong nhà, họ sử dụng vốn làm ăn hay vào mục đích khác thì kệ họ chứ? Mình tham gia thành nhiều chuyện”. “ Phụ nữ ở đây hiền lành lắm, chồng bảo sao nghe vậy mà. Đi họp gì cũng toàn đàn ông đi thôi”. Cán bộ văn xã “Bình đẳng giới là vấn đề nhạy cảm lắm, đâu phải ai cũng hiểu, mà chúng tôi nói liệu gì họ đã nghe. Nhiều người nóng tính họ còn cáu lên ý chứ” Phụ nữ trong gia đình nghe lời chồng không chịu học hỏi,

nâng cao hiểu biết. Khi sự bất bình đẳng giữa nam và nữ tăng lên sẽ tăng nguy cơ đói nghèo hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Nhƣ vậy, thông qua thực trạng vị thế trong gia đình của phụ nữ nghèo trong thực hiện chính sách tín dụng đã nêu ở trên thấy rằng phụ nữ nghèo không tự tin, không tự nhân thức đƣợc tiềm năng của bản thân nên phụ thuộc vào chồng. Chồng là ngƣời quyết định tất cả. Do không có sự hài hoà trong gia đình, không có sụ bàn bạc nên hiệu quả trong vay vốn không cao. Một số phụ nữ đã ý thức đƣợc việc vay vốn cần có sự bàn bạc kỹ lƣỡng khi sử dụng vốn vay phát triển sản xuất nhƣng họ là không mạnh dạn, kiên quyết. Phụ nữ nhƣ vậy cũng là do: Thứ nhất, họ vừa phải làm việc nhà, sản xuất nông

nghiệp, vừa phải chịu trách nhiệm mua sắm giống cây trồng/vật nuôi/phân bón/công cụ lao động...nên không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Thứ hai, ngƣời phụ nữ bị hạn chế

quyền quyết định sử dụng vốn vay nhƣng lại là ngƣời thực thi theo quyết định của chồng khiến họ trở thành ngƣời luôn phục tùng. Thứ ba, việc sống trong hộ gia đình có ngƣời chồng quyết định mục đích vốn vay không hợp lý khiến nhiều phụ nữ phải làm việc vất vả hơn để trả nợ, ngƣợc lại nhiều phụ nữ quyết định mục đích sử dụng vốn vay hiệu quả cũng không đƣợc ngƣời chồng đánh giá cao, thậm chí không nhận đƣợc sự giúp đỡ. Có thể thấy dù đƣợc hay không đƣợc quyết định mục đích sử dụng vốn vay thì ngƣời phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Để phụ nữ và nam giới đạt đƣợc BĐG trong việc tiếp cận và sử dụng vốn vay từ NHCSXH, chính quyền địa phƣơng và hệ thống các chính sách, luật pháp cần quan tâm tìm hiểu và điều chỉnh để giải quyết kịp thời hiện trạng BBĐ này tại xã.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

GIÚP PHỤ NỮ NGHÈO TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA MÌNH

3.1. Cơ sở đề xuất iện pháp can thiệp c ng tác xã hội nhóm trong việc giúp phụ nữ nghèo tiếp cận chính sách tín dụng và nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo n ng th n

Hiện nay, do những biến đổi của nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là quá trình đô thị hóa. Phụ nữ nghèo ở nông thôn chịu những áp lực của những biến đổi đó nên hạn chế trong việc thoát nghèo bền vững. Phụ nữ không đƣợc tiếp cận các chính sách vay vốn, không đƣợc góp ý kiến vào các công việc chung của gia đình.. Thông qua thực trạng vấn đề vay vốn của ngƣời nghèo,thông qua khảo sát, phỏng vấn sâu và số liệu thực tế từ xã ta nhận thấy vị thế trong gia đình của phụ nữ bị hạ thấp. Cụ thể: Phụ nữ không đƣợc trực tiếp vay vốn, không đƣợc quyết định trong việc sử dụng vốn vay, việc thu nhập của gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 39)