Thực nghiệm mô hình công tác xã hội nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 60)

1.2.1 .Khái niệm Công tác xã hội

3.3. Thực nghiệm để đề xuất xây dựng mô hình can thiệp Công tác xã

3.3.1. Thực nghiệm mô hình công tác xã hội nhóm

Dựa trên qui trình vận dụng mô hình CTXH nhóm cùng kế hoạch dự thảo đã trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm các hoạt động theo phƣơng pháp CTXH nhóm với những nội dung cụ thể của giai đoạn tập trung hoạt động - giai đoạn trọng tâm đã đƣợc triển khai nhƣ sau:

Buổi 1: Giới thiệu và làm quen

Hoạt động: Gặp gỡ, trò chuyện và tạo lập mối quan hệ.

Mục đích: Thiết lập mối quan hệ và tìm hiểu thông tin về nhóm. Nội dung hoạt động:

- Học viên sử dụng kỹ năng điều phối cho các thành viên tự giới thiệu về bản thân mình. Đồng thời có thể hỏi thêm các thành viên những thông tin chƣa rõ để có đƣợc cái nhìn tổng quát nhất về thành viên trong nhóm.

Lượng giá:

- đã tạo ra đƣợc không khí thoải mái, vui vẻ. Các thành viên hiểu rõ

đƣợc gia cảnh cảu nhau

- Do đây là lần đầu tiên các chị tiếp xúc với nhau nên các chị còn ít nói và chƣa chia sẻ nhiều về bản thân mình với các thành viên khác.

- Sinh viên đã thực hành đƣợc một số kỹ năng nhƣ: kỹ năng điều phối, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát…

Buổi 2:

Mục đích:

- Tạo mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên. - Thành lập nhóm và thống nhất nội quy nhóm.

Nội dung hoạt động:

- Giúp các thành viên trong nhóm thân thiết với nhau hơn qua hoạt động trò chuyện.

- Các thành viên trong nhóm bầu ra nhóm trƣởng, đặt tên cho nhóm và thống nhất nội quy hoạt động.

Kết quả:

- Bầu ra đƣợc trƣởng nhóm. - Thống nhất nội quy nhóm.

- Thiết lập đƣợc mối quan hệ tốt với các thành viên trong nhóm.

Khó khăn:

- Do một số thành viên trong nhóm còn thiếu tự tin nên còn rụt rè, chƣa tham gia nhiệt tình trong buổi sinh hoạt.

- Có sự giúp đỡ của cán bộ phụ trách hội phụ nữ và sự tham gia của các thành viên nên sinh hoạt nhóm suôn sẻ

- Học viên đã thực hành đƣợc một số kỹ năng nhƣ: kỹ năng điều phối, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát…

Buổi 3:

Tạo bầu không khí thoải mái để các thành viên trong nhóm đối tƣợng chia sẻ vì sao họ vay vốn mà sử dụng chƣa hiệu quả, các gia đình sử dụng nguồn vốn vay ra sao, bản thân của ngƣời phụ nữ nghèo làm đƣợc những gì khi có vốn trong tay

Nội dung hoạt động:

- Học viên điều phối, khích lệ các chị chia sẻ những khó khăn của mình khi sử dụng vốn vay, kết quả vì sao lại thấp, ngƣời chồng có cho các chị quyết định trong sử dung vốn vay hay không

Buổi 4:

Mục tiêu: Cung cấp kiến thức về cách sử dụng nguồn vốn sao cho hợp

lý. Điển hình có sự tham gia của ngƣời phụ nữ nghèo nhƣng đã thoát nghèo. Họ đã có quyền tự quyết nhƣ thế nào trong gia đình, họ phát huy năng lực của bản thân ra sao

Kết quả:

- Các thành viên học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm , tham gia thảo luận. Ví dụ áp dụng trong gia đình từng phụ nữ thì có khó khăn gì?

- Mối quan hệ giữa các thành viên đƣợc thân thiết hơn.

Buổi 5:

Mục tiêu: Giúp phụ nữ tăng cƣờng sự tự tin, giúp họ nhìn nhận đƣợc:

mình có thể cùng chồng nâng cao kinh tế của gia đình, mình có thể chăn nuôi, trồng nấm,... để tăng thu nhập. Giúp họ tự tin bày tỏ quan điểm của mình với gia đình chồng, với chồng. Khi họ đƣa ra 1 ý kiển khoa học, có kế hoạch mục

tiêu rõ ràng thì sẽ đƣợc chấp nhận bởi chồng. Giúp phụ nữ nghèo chủ động hơn với các chính sách của nhà nƣớc

Buổi 6: Tổng kết, đánh giá những thay đổi khi tham gia sinh hoạt nhóm

Trong mô hình can thiệp thử nghiệm này, học viên đã bàn bạc với hội trưởng hội phụ nữ nhờ sự giúp đỡ của hội để thành lập nhóm. Ở đây học viên là người tham dự cùng nhóm, cùng với cô Hội trưởng hội phụ nữ hoạt động sinh hoạt nhóm theo đúng tiến trình đã có.

Tập trung vào việc nâng cao nhận thức về giới cho phụ nữ nghèo, tăng cƣờng sự tự quyết trong gia đình, cung cấp kiến thức để phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo trong chính sách tín dụng.

STT Nội dung Hoạt động

1 Tên câu lạc bộ Tên “hoa hƣớng dƣơng”

2

Đối tƣợng tham gia

Phụ nữ nghèo, phụ nữ đã thoát nghèo, ngƣời chồng của phụ nữ nghèo, đại diện ban nòng cốt: chủ tịch hội phụ nữ, cán bộ văn hoá xã hội (thành phần này đã đƣợc tập huấn từ trƣớc)

3

Mục tiêu hoạt động của câu lạc bộ

- Giúp cho mọi ngƣời hiểu rõ đƣợc giới, giới tính, bình đẳng giới.

- Hiểu đƣợc tầm quan trọng của nam giới và nữ giới trong việc thực hiện chính sách thoát nghèo - Thành viên thay đổi nhận thức, thái độ hành vi của mình, phụ nữ nghèo tự chủ hơn, tự tin hơn vào bản thân mình. Nhận thấy đƣợc tiềm năng của chính bản thân

- Cung cấp một số kiến thức, kinh nghiệm để phát triển kinh tế

4 Thời gian, địa điểm

Họp nhà văn hoá khu Dốc đỏ( khu 12) Một tháng họp 4 lần vào thứu 7.

5

Nguồn lực Nhân viên công tác xã hội tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ là UBND, hội phụ nữ, các hộ kinh doanh trong xã. Ngƣời tham gia vào câu lạc bộ không phải đóng bất cứ khoản phí nào

6

Hình thức sinh hoạt

Tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi chia sẻ kiến thức về giới, giới tính, bình đẳng giới cho các thành viên tham gia câu lạc bộ. Chỉ ra cho họ thấy đƣợc phụ nữ nghèo nhƣng họ cũng có quyền đƣợc hƣởng sự bình đẳng, nghèo không có nghĩa là không có ý kiến riêng của bản thân. Giúp phụ nữ nghèo thấy đƣợc vị trí, vai trò của mình trong gia đình, tránh tƣ tƣởng an phận, hy sinh.

Bên cạnh đó, ý kiến của chị Nguyễn Thị Nga đã thoát nghèo: “ Từ ngày tôi có ý kiến tham gia về

lựa chọn sử dụng nguồn vốn hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế trong gia đình, chồng tôi đã lắng nghe tôi hơn, biết giúp đỡ tôi trong công việc nhà. Phụ nữ chúng ta nên có lập trường thể hiện ý kiến của mình một cách rành mạch. Tôi nghĩ những ý kiến thảo luận, bàn luận giữa hai vợ chồng sẽ tìm ra được hướng đi đúng trong

việc sử dụng vốn vay”

Trong câu lạc bộ có những ngƣời chồng cùng tham gia, chúng ta nên tuyên truyền để các anh

hiểu, sẻ chia công việc với vợ, lắng nghe ý kiến của vợ.

Chia câu lạc bộ thành các đội, nam và nữ xen kẽ. Tổ chức cuộc thi “ kế hoạch vay vốn và sử dụng

vốn vay trong từng gia đình”.

Mỗi nhóm sẽ chia sẻ những ý kiến khác nhau nhƣ: vợ chồng vay vốn làm gì, có bàn bạc với nhau không? Khi thực thi ai là ngƣời quyết định, ai là ngƣời tham gia thực thi quyết định, ý kiến đó có phải do 2 ngƣời cùng quyết định không? hiệu quả đạt đƣợc là gì?, kế hoạch cho việc phát triển sản xuất khi vay vốn nhƣ thế nào.. tất cả những trải nghiệm đó sẽ giúp cho các thành viên có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề bình đẳng giới trong việc tiếp cận chính sách tín dụng. Ban nòng cốt sẽ là ngƣời giúp đỡ các gia đình nghèo về cách làm để thoát nghèo nhƣng bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội sẽ giúp các thành viên nhận thức đƣợc đúng về bản thân mình, tăng cƣờng sự tƣ tin cho họ.

Cô Ng- hội phụ nữ sẽ là ngƣời tổng kết cuộc thi, chỉ ra đƣợc tầm quan trọng của phụ nữ, động viên phụ nữ nghèo bằng những câu nói “ Tôi thấy kế hoạch của anh T đã có sự tham khảo ý kiến rất hay của chị Cẩm, tôi nghĩ với kế hoạch như vậy khi chị áp dụng vào mô hình sản xuất hiện tại của gia đình mình sẽ rất thành công”

“ Tôi thấy kế hoạch của chị rất hay, tôi tin chị là người có khả năng, kỹ năng giải quyết và lập kế hoạch của chị rất logic”

Giúp ban nòng cốt tại xã duy trì đƣợc những câu lạc bộ, những buổi sinh hoạt nhóm giúp tăng năng lực và quyền tự quyết cho phụ nữ, để họ có điều kiện nhận biết đƣợc khả năng của chính mình, tăng cƣờng sự tự tin.

7

Kết quả đạt đƣợc

- Nâng cao sự nhận thức của phụ nữ nghèo về giới, bình đẳng giới, vị thế của mình trong gia đình

- Các thành viên tham gia câu lạc bộ sẽ hành động đúng, thái độ đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới. Giúp các thành viên hiểu rõ tầm quan trọng của phụ nữ

- Giúp phụ nữ có cơ hội phát triển

- Giúp họ có những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm làm ăn từ những chia sẻ cũng nhƣ những nhóm làm mẫu

3.3.2. Lượng giá tiến trình CTXH nhóm

3.3.2.1. Lượng giá các kết quả đạt được và những tồn tại sau quá trình hoạt động nhóm

Lƣợng giá cho tiến trình CTXH nhóm đối với nhóm sinh viên ĐHTL đƣợc lựa chọn trong nghiên cứu này là một quá trình xuyên suốt đi từ giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm, tiếp theo là giai đoạn khởi động và bắt đầu hoạt động, cho đến giai đoạn hoạt động - giai đoạn trọng tâm của tiến trình

làm việc này (giai đoạn này đƣợc trình bày cụ thể trong 4 buổi làm việc tiếp theo cùng nhóm thân chủ). Đồng thời với những lƣợng giá trong toàn bộ tiến trình, mà cụ thể với các hoạt động ở từng giai đoạn nêu trên, còn là những đánh giá về sự tham gia của các thành viên trong nhóm trong suốt quá trình hoạt động của mình. Những đánh giá này giúp chúng tôi nhận biết đƣợc những thay đổi, những tiến triển của các thành viên và của cả nhóm; nhìn nhận lại những tồn tại và hạn chế để khắc phục và cải thiện cho những hoạt động nhóm tiếp theo trong thời gian tới.

a. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm:

Những kết quả đạt đƣợc:

Trong giai đoạn đầu tham gia vào nhóm, tất cả các thành viên còn bỡ ngỡ, nhân viên công tác xã hội phải là ngƣời điều phối một cách khéo léo,giúp các thành viên hoà đồng, tham gia đóng góp ý kiến nhiệt tình. Trong gia đoạn này, các thành viên phải xác định mục tiêu, mục đích sinh hoạt nhóm, đánh giá đƣợc nguồn lực cần thiết và bƣớc đầu xây dựng đƣợc kế hoạch về việc tham gia nhóm

Khó khăn gặp phải:

+ Thời gian đầu khi nhóm chƣa đƣợc thành lập, các thành viên trong nhóm chƣa

có sự liên kết hay liên hệ với nhau nên chƣa có sự tham gia đầy đủ cũng nhƣ sự chia sẻ tích cực của các thành viên.

b. Giai đoạn khởi động và bắt đầu hoạt động:

- Những kết quả đạt được:

+ Thành lập đƣợc nhóm, các thành viên đƣợc gặp gỡ và giới thiệu về nhau; + Thảo luận và xác định lại đƣợc mục đích và mục tiêu hoạt động nhóm một cách thống nhất;

+ Thống nhất đƣợc với nhóm TC và có kế hoạch cho buổi làm việc tiếp theo. - Những tồn tại:

+ Việc tuân thủ giờ giấc còn chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc vì vẫn còn hiện tƣợng đi muộn hoặc nghỉ;

+ Có những tranh cãi khi thảo luận các qui tắc nhóm;

+ Một số thành viên chƣa thực sự hòa nhập với nhóm, còn ít nói và chƣa muốn chia sẻ nhiều với các thành viên còn lại.

c. Giai đoạn hoạt động - giai đoạn trọng tâm: Buổi 2:

- Những kết quả đạt được:

+ Về thái độ: Tạo dựng đƣợc không khí vui vẻ, gần gũi giữa các thành viên. + Về kiến thức:

+ Các thành viên đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về giới, giới tính, kiến thức về vay vốn, sử dụng vốn; nhận biết đƣợc thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của nhƣng vấn đề bất bình đẳng trong gia đình hiện nay.

+ Tìm hiểu đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của các thành viên về việc điều hòa cảm xúc mệt mỏi, chán chƣờng do hoàn cảnh gia đình ở gia đình nghèo, những nỗi lo cơm áo gạo tiền ở các gia đình trong xã hiện nay

- Về kĩ năng: Các thành viên đã có sự hợp tác khi làm việc cùng một

nhóm, đƣợc thực hành các kĩ thuật làm việc nhóm một cách khá hiệu quả.

- Những tồn tại:

+ Các thành viên khi làm việc còn chƣa thực sự thống nhất ý kiến với nhau trong một nhóm, còn hiện tƣợng đùn đẩy nhau;

+ Hiện tƣợng thiếu tập trung ở một số phụ nữ nghèo;

+ Sự nhận thức của các thành viên là khác nhau nên việc truyền tải và nhận biết thông tin, kiến thức cũng ở những mức độ khác nhau.

Buổi 3:

+ Về kiến thức: Hiểu đƣợc những tác động dẫn đến việc phụ nữ không

chủ động mạnh dạn vào các công việc kinh tế của gia đình

+ Về kĩ năng: Phụ nữ nghèo có cơ hội trải nghiệm, đối mặt với những

tình huống đã, đang và sẽ xảy ra khi vay vốn, họ học cách làm chủ cảm xúc và bình tĩnh suy xét để có hƣớng giải quyết phù hợp khi tham gia vay vốn, họ sẽ mạnh dạn đề xuất ý kiến với chồng, gia đình về những ý kiến mình suy nghĩ; có khả năng bao quát buổi làm việc, lƣợng giá đƣợc những điều bản thân thu nhận đƣợc đồng thời có những góp ý, đề xuất những ý kiến về nhu cầu của bản thân.

+ Về thái độ: Tạo dựng đƣợc không khí thoải mái, phụ nữ nghèo sẽ

cảm giác đƣợc thƣ giãn, giải tỏa căng thẳng sau buổi sinh hoạt qua việc góp

- Những tồn tại:

+ Do thời gian hoạt động hạn chế nên việc trải nghiệm tình huống cảm xúc cho phụ nữ nghèo chƣa đƣợc đi sâu. Các hƣớng giải quyết đối với phụ nữ nghèo thiên về lý thuyết chƣa có thực hành cụ thể

+ Có phụ nữ nghèo chƣa thực sự tập trung nên hiệu quả chƣa cao.

Buổi 4:

- Những kết quả đạt được:

+ Về thái độ: Nhóm phụ nữ nghèo hầu hết đã tích cực và chủ động trong việc tham gia nhóm. Về sự chủ động trong việc phân công nhiệm vụ của các nhóm nhỏ trong nhóm đã có sự đóng góp tích cực của các thành viên trong việc trả lời và đƣa ý kiến.

+ Về kĩ năng: Khả năng trình bày và diễn đạt của một số thành viên trong nhóm đƣợc rèn luyện tốt hơn và tăng kĩ năng tƣơng tác nhóm một cách hiệu quả.

+ Về kiến thức: Có thêm những hiểu biết kinh nghiệm, cách thức vay vốn, số tiền vốn đƣợc vay, ... vì đúng với trọng tâm mà phụ nữ nghèo đang quan tâm nên họ thích thú và thảo luận sôi nổi, đƣa ra nhiều ý kiến tích cực.

- Những tồn tại:

+ Sự phân chia nhiệm vụ nhóm mới chỉ tập trung ở một số thành viên, những ngƣời còn lại có tham gia thảo luận còn rụt rè, chƣa dám phát biểu ý kiến của mình trƣớc mọi ngƣời

+ Phụ nữ nghèo chƣa có đƣợc nhiều thời gian để tham gia vào các tình huống liên quan đến chủ đề để có đƣợc cơ hội trải nghiệm giá trị một cách trực tiếp.

Buổi 5:

- Những kết quả đạt được:

+ Về thái độ: Có hứng thú với các hoạt động thảo luận và tham gia hăng hái trong các hoạt động đƣợc đƣa ra. Từ những kiến thức đƣợc truyền tải và việc thực hiện các kế hoạch mà mọi ngƣời trong nhóm nhỏ tự trải nghiệm, phụ nữ nghèo sẽ có đƣợc suy nghĩ từ sự hợp tác, sẽ học đƣợc kỹ năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và giao tiếp. Quan trọng là nhận đƣợc sự tự tin trong giao tiếp, trong cách thức thực hiện vốn vay.

+ Về kĩ năng: Tiếp tục đƣợc rèn luyện kĩ năng làm việc, tƣơng tác nhóm tƣơng đối hiệu quả; kĩ năng trao đổi cá nhân; kĩ năng nhận diện và phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 60)