Hiệu quả của CTXH nhóm trong trƣờng hợp nâng cao vị thế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 76 - 106)

1.2.1 .Khái niệm Công tác xã hội

3.5. Hiệu quả của CTXH nhóm trong trƣờng hợp nâng cao vị thế của

của phụ nữ nghèo trong trƣờng hợp nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Lƣơng- huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ

- CTXH nhóm đã giúp phụ nữ nâng cao năng lực bản thân, tự tin, tự quyết hơn.

Sau khi tham gia sinh hoạt nhóm, phụ nữ nghèo đã có tự tin hơn. Họ nhận ra đƣợc việc mình có khả năng mà từ trƣớc cứ lo sợ, không dám bày tỏ với chồng. Phụ nữ nghèo cũng nhận ra rằng chồng của họ không phải không tin vào họ mà chính họ không tin vào bản thân nên không dám đƣa ra ý kiến một cách quyết đoán. Từ khi tham gia nhóm đƣợc động viên, chia sẻ phụ nữ nghèo đã mạnh dạn hơn, chủ động hơn.

Trƣớc khi tham gia sinh hoạt nhóm: Chị D. 34 tuổi, khu 6 có thổ lộ:

“Dĩ nhiên chồng tôi là người quyết định mọi việc trong nhà, vì anh ấy có kinh nghiệm và sức khỏe hơn”. Chị L. 45 tuổi, khu 6: “Tôi quanh năm chỉ biết đồng áng, lợn, gà... biết gì mà tham gia”.

Sau khi tham gia sinh hoạt nhóm, Phỏng vấn chị D. 34 tuổi, khu 6:

“Những khi tham gia các hoạt động, phong trào của thôn, tôi giao việc nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa cho cho chồng, con. Tôi cảm thấy mình bớt vất vả hơn và chồng cũng quen với việc nhà hơn”. Nhƣ vậy, việc tham gia vào các

hoạt động tập thể giúp ngƣời phụ nữ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn vào bản thân. Cán bộ Hội phụ nữ thôn 7 cũng chia sẻ: “Khi tôi tham gia vào các hoạt

nhà nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng việc tham gia các hoạt động xã hội là một biện pháp tốt để chị em phụ nữ cải thiện vị thế của mình”.

- Hỗ trợ phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận chính sách tín dụng, kinh nghiệm trong lập kế hoạch phát triển kinh tế

Sau khi sinh hoạt nhóm, hội phụ nữ có các buổi sinh hoạt định kỳ để tuyên truyền các chính sách về tín dụng, về các lớp tập huấn cho chị em phụ nữ tham gia.

Những hộ nghèo tham gia sinh hoạt nhóm đã biết cách sử dụng đồng vốn hợp lý. Sau 03 tháng hộ nhà chị H hiện tại chuẩn bị xuất lứa lợn đầu tiên

“ Tôi rất vui vì khi tham gia vào nhóm tôi đã có những trải nghiệm, đã biết lập kế hoạch cho việc phát triển chăn nuôi”

Thông qua thực hành công tác xã hội nhóm, phụ nữ nghèo đã tìm tòi, học tập kinh nghiệm sản xuất của các hộ gia đình khác, phụ nữ cũng tham gia học nghề để phát triển kinh tế. Họ đã chủ động tính toán, lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp, mạnh dạn sử dụng loại hình sản xuất mới.

- Thay đổi về cách nhìn nhận của người chồng đối với vợ

Việc thay đổi nhận thức không phải dễ dàng nhất là tƣ tƣởng BBĐG ăn sâu vào ngƣời dân. Tuy nhiên, sau thời gian sinh hoạt nhóm, đƣợc tham gia cùng chị em phụ nữ nghèo. Bản thân ngƣời chồng cũng đã có những thay đổi bƣớc đầu: đã biết lắng nghe ý kiến của vợ, chia sẻ công việc giúp vợ, ủng hộ việc chị em phụ nữ tham gia vào các buổi sinh hoạt, các lớp tập huấn. Ngƣời chồng trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc giúp phụ nữ khẳng định đƣợc vị thế của mình.

- Hiệu quả của CTXH nhóm đối với chính quyền dịa phương và phụ trách mảng văn xã tại xã Đồng Lương

Xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ nghèo đƣợc tiếp cận nguồn vốn, các thôn đã duy trì các buổi sinh hoạt hội phụ nữ, hội nông dân tuyên truyền đến phụ nữ nghèo về các cải cách thủ tục hành chính, đa dạng hoá chƣơng trình vay vốn, cung cấp cho họ các kiến thức về cách làm ăn.

Tại xã, ngƣời chuyên trách về CTXH đã có cái nhìn tích cực hơn về CTXH, đã bƣớc đầu thấy đƣợc tầm quan trọng của CTXH nhóm đối với nhóm phụ nữ nghèo tuy nhiên còn nhiều bất cập vì họ còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng trong thực hành.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở đề xuất và xây dựng qui trình vận dụng biện pháp can thiệp CTXH nhóm trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm mô hình can thiệp theo phƣơng pháp này với nhóm phụ nữ nghèo tại xã Đồng Lƣơng- huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ. Từ những kết quả đạt đƣợc, những mục tiêu cơ bản hoàn thành, chúng tôi thu đƣợc những đánh giá về hiệu quả bƣớc đầu trong việc ứng dụng CTXH nhóm đối với nhóm TC mà cụ thể là nâng cao vị thế trong gia đình cho phụ nữ nghèo trong hoạt động vay vốn nhận thấy đƣợc sự chuyển biến về nhận thức, sự hiểu biết, sự tƣơng tác giữa các thành viên theo chiều hƣớng tích cực, các vấn đề của cá nhân trong nhóm đều đƣợc chia sẻ cởi mở . Theo đó, các thành viên đã có đƣợc cơ hội trải nghiệm với nhiều hoạt động của nhóm, đƣợc thể hiện bản thân, khả năng của mình, tiềm năng của bản thân thông qua cách lập kế hoạch mẫu trong thực hành CTXH nhóm phụ nữ nghèo. Thông qua hoạt động nhóm, phụ nữ nghèo đã đƣợc ngƣời chồng chia sẻ, lắng nghe và nhận sự trợ giúp khi cần thiết. Đặc biệt họ đƣợc trải nghiệm những giá trị sống đầy bổ ích để có những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong vay vốn, thực hiện vốn vay cũng nhƣ quyền tự quyết các quyết định sử dụng vốn… Những kết quả này có đƣợc đều là sự nỗ lực, cố gắng của toàn nhóm cùng với những định hƣớng theo tiến trình CTXH nhóm trong việc góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn tại xã Đồng Lƣơng- huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ.

KẾT LUẬN

Để tăng cƣờng vị thế của phụ nữ nghèo trong XĐGN, bên cạnh sự giúp đỡ của mọi ngƣời xung quanh, bản thân ngƣời phụ nữ cũng cần nỗ lực hết sức. Trƣớc hết ngƣời phụ nữ cần tự nhận thức rằng mình có quyền đƣợc bình đẳng với nam giới, tin tƣởng bản thân có khả năng đóng góp cho gia đình và xã hội. Vì chỉ có niềm tin và sự cố gắng mới có thể giúp họ bƣớc qua rào cản tâm lý mà đôi khi chính họ tạo nên. Nhƣ đã đề cập tới ở phần trƣớc, suy nghĩ tự ti về bản thân và đánh giá thấp bản thân là một trong những nguyên nhân duy trì tình trạng BBĐG trong XĐGN. Vì vậy, ngƣời phụ nữ cần tự mình loại bỏ suy nghĩ an phận, cho rằng ngƣời chồng luôn đúng...để tự tin hơn. Tuy nhiên giải pháp này chỉ có cán bộ địa phƣơng đề cập tới, họ cho rằng phụ nữ cần chủ động nói chuyện với nam giới, đƣa ra ý kiến cá nhân và thể hiện rõ ràng mong muốn đƣợc tham gia lớp tập huấn hay các chính sách hỗ trợ khác. Trƣờng hợp nam giới không ủng hộ vì muốn có ngƣời ở nhà lo công việc gia đình, ngƣời phụ nữ cần tỏ thái độ kiến quyết để thể hiện quyền tự quyết của bản thân. Phần lớn phụ nữ không tin tƣởng giao các công việc nhà, chăm sóc các thành viên trong gia đình cho các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là nam giới nên dẫn tới tình trạng ôm đồm quá nhiều công việc, không có thời gian nghỉ ngơi và nâng cao trình độ cho mình. Vì vậy, phụ nữ cần thay đổi nhận thức và thói quen ấy, từ đó chủ động hƣớng dẫn dần cho mọi ngƣời trong gia đình cùng tham gia những công việc gia đình nhƣ: nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa...

Tuy nhiên nếu chỉ nhận thức thì chƣa đủ, ngƣời phụ nữ cần thực hiện bằng những hành động cụ thể nhƣ chủ động tham gia vào các Hội nhƣ Hội Phụ nữ xã, Hội nông dân xã... để học hỏi kinh nghiệm làm ăn và kinh nghiệm trong đời sống gia đình; tiếp tục học để nâng cao trình độ, nếu không có điều kiện đi học tiếp thì có thể tự nghiên cứu qua sách vở, báo, đài

Nhƣ vậy, việc nâng cao vị thế phụ nữ trong gia đình góp phần loại bỏ dần các quan niệm truyền thống lạc hậu, cổ hủ về vai trò, năng lực của ngƣời phụ nữ. Đây sẽ là nền tảng để phụ nữ tự tin và có động lực hơn trong việc XĐGN cho gia đình mình

KHUYẾN NGHỊ

Trong quá trình sinh hoạt học viên có số khuyến nghị:

- Cần duy trì các buổi sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ cho phụ nữ nghèo giúp thay đổi nhận thức: ngƣời chồng làm đƣợc việc hơn ngƣời vợ, ngƣời vợ chỉ là ngƣời làm theo và làm những việc vặt trong nhà. Đây là lý do khiến ngƣời phụ nữ không đƣợc ngƣời chồng đánh giá cao trong việc đƣa ra quyết định lựa chọn và thực hiện các khâu quan trọng trong mô hình sản xuất. Trong khi nam giới luôn cho mình là ngƣời nắm quyền tuyệt đối, là ngƣời chủ trong gia đình và có quyền áp đặt những thành viên khác thì phụ nữ lại tự ti, luôn nghĩ mình là ngƣời thứ hai trong gia đình, không có quyền quyết định thay chồng mà chỉ hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng. Họ hài lòng với vị trí của mình, yên tâm vì đã có chồng gánh vác mọi chuyện quan trọng nên mất dần sự tự tin vào năng lực của bản thân. Bản thân ngƣời phụ nữ cũng đã vô tình tạo nên sự BBĐ trong gia đình, có thể thấy họ đề cao kinh nghiệm và sức khỏe của ngƣời chồng nhƣng không thấy rằng mình cũng là ngƣời có kinh nghiệm, có sức khỏe và hoàn toàn có thể tham gia, thậm chí tự chủ trong việc ra quyết định.

- Phụ nữ bị hạn chế tham gia vào công việc cộng đồng cả về số lƣợng và cơ hội. Phụ nữ nông thôn đặc biệt là phụ nữ nghèo vừa phải tham gia sản xuất, vừa phải làm việc nhà, chăm sóc chồng con, ngoài ra họ còn phải trải qua thời kỳ mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ… nên không có thời gian tham gia; bản thân phụ nữ cũng rụt rè, tự ti khi giao tiếp với mọi ngƣời, đặc biệt là cán bộ chính quyền không quan tâm đến việc các gia đình sử dụng vốn

vay làm gì, họ chỉ quan tâm đến việc cho ngƣời nghèo vay vốn. Vấn đề bình đẳng trong việc tiếp cận chính sách tín dụng của phụ nữ vì thế ngày càng hạn chế. Vì vậy, địa phƣơng nên có cán bộ về công tác xã hội giúp ngƣời phụ nữ nghèo nâng cao nhận thức về bản thân, giúp cho các nhóm yếu thế trong xã nâng cao khả năng tự quyết, tự tin của mình.

- Cán bộ phụ trách Văn hóa – Xã hội xã cũng chỉ trình độ Trung cấp. Ngoài ra chỉ có 4 cán bộ làm việc trong lĩnh vực BĐG và XĐGN cấp xã có thể sử dụng máy vi tính, các cán bộ cấp thôn chƣa chủ động trong việc cập nhật các chính sách mới, tác phong làm việc thủ công. Phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách văn hóa – xã hội xã: “Vấn đề BĐG rất phức tạp, các lãnh đạo cứ hô

hào bình đẳng nam nữ nhưng để thay đổi được thì rất khó”. Là cán bộ phụ

trách cả lĩnh vực BĐG nhƣng chính cán bộ này lại không có niềm tin vào việc thay đổi quan niệm truyền thống và tăng cƣờng BĐG, điều này không chỉ làm giảm tính khả thi của các chính sách liên quan tới BĐG mà còn làm giảm sự ủng hộ từ phía ngƣời dân. Đặc biệt, vấn đề đào tạo kỹ năng lồng ghép giới chƣa đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm triển khai ở cấp xã. Phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách văn hóa – xã hội: “Bình đẳng giới và XĐGN từ trước tới

nay đều tập huấn tách biệt, tôi chưa tham gia lớp kỹ năng nào mang tính chất kết hợp giữa 2 lĩnh vực đó cả”. Vì đó mà phần lớn các cán bộ thực hiện chính

sách tại xã chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao BĐG trong XĐGN, cả cán bộ Hội phụ nữ và cán bộ văn hóa xã hội xã đều cho rằng không cần kết hợp các lớp tập huấn giữa cán bộ phụ trách BĐG và cán bộ phụ trách XĐGN Hơn nữa, công tác xã hội về nâng cao BĐG và vị thế của ngƣời nghèo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. ở xã, cán bộ phụ trách văn xã chƣa qua đào tạo công tác xã hội. Đây là rào cản lớn cho sự thay đổi.

- Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ: cung cấp kiến thức, kỹ năng về chính sách của nhà nƣớc một cách kịp thời. Nhiều phụ nữ có mong muốn đƣợc tham gia để phát huy khả năng của mình nhƣng không nhận đƣợc sự ủng hộ của gia đình và xã hội, vì quan niệm truyền thống gắn trách nhiệm của họ với bếp núc và chăm sóc chồng con. Việc chỉ có ngƣời chồng ra quyết định mà không có sự bàn bạc của cả hai vợ chồng là nguyên nhân dẫn việc triển khai các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo chƣa đạt hiệu quả, khiến kinh tế của nhiều hộ gia đình không đƣợc cải thiện.

Lƣu ý khi sử dụng công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế trong gia đình cho phụ nữ nghèo cần có sự phối kết hợp nhƣ sau:

- Gia đình của phụ nữ nghèo: Gia đình phải nhận thức đƣợc rõ vấn đề của gia đình mình là nghèo, đang cần thoát nghèo. Cần có sự đồng lòng giữa vợ và chồng trong việc lựa chọn, bàn bạc thực thi và hiệu quả của nguồn vốn vay. Vì vậy, ngƣời chồng phải là ngƣời cho vợ có ý kiến, có quyền quyết định, có quyền tham gia vào công việc chung của gia đình.

- Bản thân ngƣời phụ nữ cũng phải hiểu rõ tầm quan trọng của bản thân để kiên quyết, tự tin bày tỏ ý kiến của mình. Nếu bản thân ngƣời phụ nữ không nhận thức đƣợc vị thế của mình thì hoạt động nhóm sẽ không mang là kết quả nhƣ mong muốn.

- Nguồn lực của địa phƣơng: tài chính, ngƣời phụ trách, ngƣời chuyên quản về vấn đề nghèo phải tích cực học hỏi, tìm tòi, phải hiểu về công tác xã hội để vừa ết hợp các chính sách giảm nghèo, vừa giúp ngƣời nghèo tự tin khẳng định bản thân. Có nhƣ vậy thoát nghèo mới bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Hỏi – đáp về Luật bình đẳng giới và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện quản lý Nhà nƣớc về bình đẳng giới, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam (MONRE) và Chƣơng trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) (2008), Môi trƣờng, Giới, Di cƣ và Ngƣời nghèo, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

3. Bùi Thị Kim (2008), Tài liệu tập huấn Bình đẳng giới, Dự án “Thúc đẩy mô hình cộng đồng quản lý tại Việt Nam” – PCMM –.

4. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nxb. Lý luận chính trị.

5. Hoàng Thị Sen (2000), Lồng ghép vấn đề giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn, Trung tâm Phát triển Nông thôn Trƣờng Đại học Nông Lâm Huế, Huế.

6. Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học Giới, NXB Giáo dục Việt Nam.

7. Lê Nhƣ Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội

8. Lê Văn Phú (2004), công tác xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 9. Liên Hợp Quốc (1997), Báo cáo của Hội đồng Kinh tế và Xã hội. 10. Nguyễn Thị Bích Thúy (2010), “Pháp luật lao động và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhìn dƣới góc độ bình đẳng giới”, Ấn phẩm Khoa học Lao động và Xã hội, 23(1).

11. Nguyễn Thị Hƣơng Hiền (2010), “Lồng ghép giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học”, Ấn phẩm Khoa học Lao động và Xã hội, 3(1)

12. Nguyễn Duy Nhiên (chủ biên- 2008), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, nhà xuất bản lao động, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ) (Trang 76 - 106)