Thực trạng phát triển du lịch nông thô nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 40 - 45)

1.1.1 .Khái niệm, sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn

1.4. Thực trạng phát triển Du lịch nói chung và Du lịch nông thô nở nƣớc

1.4.2. Thực trạng phát triển du lịch nông thô nở Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc đến trong các văn bản pháp lý mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nông thôn:

Với phong cảnh thiên nhiên đẹp, địa hình đa dạng gồm đồi, sông suối, biển đảo, hang động, hệ động, thực vật phong phú, vùng nông thôn với những làng quê cổ kính vùng Bắc Bộ, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, những vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hoá tập tục của người xưa, những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu ở Nam Bộ…là những điều kiện để nước ta phát triển du lịch nông thôn.

Người Việt Nam nhân hậu, thuỷ chung, yêu chuộng hoà bình và giàu lòng mến khách cùng với đôi bàn tay khéo léo, trí thông minh, nhạy bén và giàu lòng quả cảm đã làm nên những nét văn hoá truyền thống đặc sắc Việt Nam từ chính tâm hồn mộc mạc ấy của mình.

Một tiềm lực đáng kể ở nhiều vùng nông thôn là truyền thống làm hàng thủ công, như sản xuất đồ gốm sứ, hàng dệt, đồng, da, sơn mài, mây tre và nón… Các mặt hàng này tuy có tiềm năng phát triển nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Du lịch đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập và là công việc đáng kể ở một vài vùng nông thôn cụ thể. Du lịch có tiềm năng mang lại lợi ích trên phạm vi rộng hơn nếu được phát triển một cách bền vững.

Ở Việt Nam, du lịch nông thôn đã xuất hiện ở Sa-Pa (Lào Cai), Khánh Hoà, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ nhưng mới chỉ dưới dạng những hoạt động mang dáng dấp du lịch nông thôn, rất lẻ tẻ.

Có thể kể một số trường hợp như Khu du lịch “Một thoáng làng nghề” tại Củ Chi – TP.HCM, hay khu du lịch nhà vườn của ông Huỳnh Đức Huệ ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Đây là vùng bưởi Tân Triều trù phú nổi tiếng, nhưng nông dân ở đây phần lớn vẫn nghèo. Thấy được thế mạnh của địa phương, ông Huệ quyết tâm làm du lịch tìm cách tiêu thụ sản phẩm của địa phương mình. Sau 5 năm nỗ lực, một khu du lịch sinh thái đã ra đời mang tên Làng bưởi Tân Triều thu hút khách quanh năm.[35]

Một số tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai cũng đã phát huy được thế mạnh du lịch sinh thái của địa phương. Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách không những được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trái Bình Dương dài tít tắp mà còn được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa. Lợi thế của vùng này là ở sát cạnh TP.HCM, chỉ cách chừng 20km, có diện tích cây ăn quả lớn trong khu vực miền Đông Nam Bộ, lại biết kết hợp với làng gốm và các xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để làm du lịch. Do đó, người nông dân được hưởng lợi về mặt kinh tế nhờ mô hình liên kết này.[35]

Tại An Giang, sau 2 năm chuẩn bị, ngày 12/4/2009, tour du lịch nông nghiệp đầu tiên đã được khai trương. Trong ngày khai trương, tour du lịch này đã phục vụ 30 du khách quốc tế với lộ trình khu lưu niệm Bác Tôn (TP.Long Xuyên) - xem đua ghe ngo (thị xã Châu Đốc) - xem lễ hội truyền thống nhân Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer (huyện Tri Tôn) - tham quan Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), chỉ với giá 300.000 đồng/người. Tour du lịch này nằm trong dự án du lịch nông nghiệp do Hà Lan tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Dự án được thực hiện trong 3 năm(2007-2009), với tổng kinh phí 300.000 euro.[36]

Du khách tham gia tour du lịch nông nghiệp ở An giang Nguồn: Angiang.gov.vn - cập nhật 16/4/2009

Khách du lịch cùng làm ruộng với cư dân bản địa là một phần trong chương trình tham quan, du lịch trong chuyến trải nghiệm đến An Giang, thu hút đông khách du lịch. Khách được đưa về Bảy Núi - nơi được mệnh danh là Thất Sơn huyền bí. Một số ít người Khmer bản địa vẫn còn làm ruộng theo phương pháp thủ công là điều hấp dẫn đối với khách du lịch. Buổi sáng, khách được đưa ra đồng ruộng để cắt gặt, gánh lúa... cùng nông dân. Sự xuất hiện của khách du lịch dù làm vướng bận việc đồng áng nhưng tạo được sinh khí lao động và thân thiện giữa người dân và khách phương xa. Khi nắng vừa gắt, khách được đưa vào vườn ao của các nhà dân làm du lịch để tát đìa bắt cá, kéo lưới. Những chàng trai, cô gái công sở, tay g phím nhưng trong trang phục nông dân lội sình, tát nước rất thú vị. Ai nấy cũng hào hứng vì tận tay mình bắt được con cá, con ốc, thu hoạch được hạt lúa... những việc làm rất xa vời đối với cuộc sống thường nhật. Thú vị nhất là khi tóm được con cá trong tay, tiếng hò hét và cả tiếng gào rú vang lên inh ỏi, làm nhộn nhịp cả phum sóc, làng xóm. Những công việc rất đỗi bình thường đối với người dân nông thôn lại là điều thú vị đối với khách du lịch.[37]

Một số công ty như Saigontourist, Bến Thành Tourist, Vietravel, Lửa Việt, Fiditour, Dấu Ấn Việt, Hòn Ngọc Viễn Đông, v.v… đã khai thác rất hiệu quả các tour: “Tát mương bắt cá”, “Tham quan làng nghề”, “Một ngày làm nông dân Nam bộ”… Với những tour du lịch này, du khách được khám phá chính mình và sống

trong cảm giác mới lạ bằng việc chủ động tham gia vào các hoạt động sinh hoạt, lao động hàng ngày với người dân bản địa.[36]

Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển đa dạng các loại hình du lịch, nhưng du lịch nông thôn chưa phát triển bởi các lý do sau:

 Chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để phát triển du lịch nông thôn, cụ thể là chưa có khung lý thuyết chung cho các khái niệm về loại hình du lịch này.

 Du lịch phát triển, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Sự phát triển của du lịch đã tác động đến đời sống con người, thiên nhiên và môi trường ở nông thôn về cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực, mà phần nhiều là tiêu cực.

 Phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài nguyên thiên nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững. Trong khi đó, người nông dân ở nông thôn vẫn đứng bên lề các quá trình vận động của ngành du lịch, những hoạt động du lịch chỉ mới mang lợi cho Nhà nước và khu vực tự nhiên.

 Chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các cấp và người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạt động này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung ứng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hoá của địa phương.

 Nông dân là những người đưa di sản sinh thái và văn hoá của mình tham gia hoạt động du lịch nông thôn, nhưng trong thực tế lại thu được rất ít lợi từ hoạt động này.

 Nhân lực phục vụ du lịch vừa thừa, vừa thiếu. Các công ty du lịch và khách sạn thiếu lực lượng hướng dẫn viên cho khách quốc tế giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ, nhưng lại thừa lao động phổ thông không qua đào tạo.

 Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường sá, cung cấp nước tưới, tiêu, cung cấp điện và thông tin của khu vực hạ tầng còn yếu kém.

Khi tham gia các tour về nông thôn ở Việt Nam, ban đầu, nhiều du khách có ấn tượng tốt nhưng rất ít người có ý định quay trở lại lần thứ hai.Vì một trong những điều khiến họ không muốn quay lại là tình trạng giao thông ở nước ta quá tệ. Điển hình như, từ TP. Hồ Chí Minh xuống các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có con đường độc đạo là Quốc lộ 1A nên chuyện kẹt xe, kẹt phà xảy ra thường xuyên khiến tốc độ của xe thực tế chỉ còn 30 - 40km/giờ. Việc thiếu đường giao thông kết nối giữa các tỉnh làm cho khách phải đi lại quá nhiều lần trên cùng một tuyến đường, nên rất khó thu hút họ đến được các tỉnh xa mất cả ngày đường như Bạc Liêu, Cà Mau... Ngoài đường bộ, không thể không nói tới giao thông đường thủy là thế mạnh của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng tìm được chuyến tàu cao tốc chạy ổn định cũng không phải dễ. Ngoài đường bộ, đường thủy, chúng ta còn có đường hàng không nhưng đường hàng không thì chỉ có những chuyến bay nhỏ đến Cà Mau, Rạch Giá và đảo Phú Quốc, trong khi sân bay Cần Thơ (Trà Nóc) mới chuẩn bị đưa vào sử dụng.[22]

 Các tỉnh ở nước ta rất thiếu các tour riêng biệt, nhưng lại thừa những sản phẩm trùng lặp. Ví du như một tuor du lịch nông thôn miền Tây Nam bộ, khách đến Tiền Giang đã vào thăm vườn, ngồi ăn trái cây hái sẵn, nghe đờn ca tài tử, thì sang Vĩnh Long, Cần Thơ hay đi Sóc Trăng cũng vẫn thấy các món này. Cách làm đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn và không có điểm nhấn khiến các tour du lịch nông thôn không thể thuyết phục khách du lịch ở lại lâu hơn.

 Dịch vụ du lịch ở nông thôn vẫn còn ít lại không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Cơ sở lưu trú ở các làng quê đa phần có chất lượng trung bình, không có các khu nghỉ dưỡng cao cấp nên ít khi đón được khách sang ở lâu, có rất ít các loại hình vui chơi giải trí đặc sắc.

Có thể khẳng định, du lịch nông thôn phát triển chậm, chắc chắn không phải vì thiếu tài nguyên, cũng chưa hẳn vì thiếu tiền, mà là thiếu cách làm phù hợp với cái khách cần. Lượng khách biết và đặt tuor du lịch nông thôn rất ít. Một phần do chưa được phổ biến quảng cáo rộng rãi, phần khác do điều kiện của nước ta chưa đủ, dù là nước nông nghiệp nhiều tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)