Điều kiện chung để phát triển du lịc hở huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 48 - 51)

1.1.1 .Khái niệm, sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn

2.1. Điều kiện chung để phát triển du lịc hở huyện Ba Vì

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây. Thời kỳ 1975-1978 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 7 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn về thị xã Sơn Tây quản lý và chuyển 2 xã: Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc về huyện Phúc Thọ quản lý. Năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai (tách ra từ xã Tây Đằng). Từ năm 1991 đến năm 2008 thuộc Hà Tây. Năm 1994, hợp nhất thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thành thị trấn Tây Đằng. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Ba Vì lại trở về là một huyện của Hà Nội. Cùng lúc đó, chuyển xã Tân Đức về thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ quản lý.[41]

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện). Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh giới là sông Hồng (sông Thao)

nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng. Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với thành phố Việt Trì).[42]

Các điểm cực:

 Cực Bắc là xã Phú Cường.

 Cực Tây là xã Thuần Mỹ.

 Cực Nam là xã Khánh Thượng.

 Cực Đông là xã Cam Thượng.

2.1.1.2.Địa hình – Khí hậu

Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.

Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200 C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm. [43]

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Ba Vì là vùng đất được thiên nhiên ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, lại là địa bàn quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc nên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch.

Vùng núi Ba Vì chiếm 42% diện tích toàn huyện, với trung tâm là ngọn núi Ba Vì cao 1.296 m, cùng hệ động thực vật phong phú, quý hiếm. Tập trung xung quanh núi là hàng trăm con suối, hàng chục các hồ lớn nhỏ khác nhau như: Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ, suối Tiên, hồ Suối Hai, đặc biệt suối khoáng nóng Thuần Mỹ có thể khai thác phục vụ du lịch dưỡng bệnh, nghỉ ngơi. Ngoài ra, Ba Vì còn có một loạt những di tích, địa danh đã đi vào lịch sử như khu căn cứ kháng chiến của tỉnh Sơn Tây, vùng rừng thông Đá Chông, khu tưởng niệm Bác Hồ và hàng loạt các đình, đền, chùa đã được xếp hạng (đình Tây Đằng được xếp hạng là một trong 12 di tích đặc biệt quan trọng). Hiện nay, hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã được đưa vào khai thác có hiệu quả.

Hàng năm, Ba Vì đón khoảng 2,3 triệu lượt khách. Trong chiến lược phát triển du lịch của huyện, huyện đã có chủ trương đầu tư, đẩy mạnh khai thác du lịch Vườn quốc gia Ba Vì và du lịch suối nước nóng, hướng tới phát triển các mô hình du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cuối tuần.

Đây là vùng có nhiều dân tộc sinh sống nên nét văn hoá đặc trưng của người Dao, người Mường cũng là một điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đặc biệt, xã Ba Vì có khoảng gần 2100 nhân khẩu người Dao và là nơi vẫn còn bảo lưu, giữ gìn được nhiều nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc này như phong tục Tết nhảy.

Nhận thức được những tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua Ba Vì đã xác định đưa hoạt động du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Để thực hiện mục tiêu này, huyện đã chú trọng quan tâm đến công tác quy hoạch, mời gọi đầu tư và quảng bá hình ảnh quê hương, con người và danh thắng Ba Vì. Hiện đã có 15 doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây. Hoạt động du lịch đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện. Từ chỗ chỉ có 91,4 vạn lượt khách du lịch với doanh thu 42,1 tỷ đồng

năm 2007, đến năm 2009, đã có 1,1 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, doanh thu cũng tăng lên 70 tỷ đồng. Hiện nay, Về dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,3 triệu lượt khách đến với Ba Vì.[44]

Từ sự quan tâm như vậy mà tổng lượng khách đến tham quan du lịch huyện Ba Vì trong năm 2013 là 2,3 triệu lượt người, tương đương đạt 100% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu du lịch ước đạt 240 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch năm. Khách đến tham quan du lịch huyện Ba Vì tập trung vào du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Các khu du lịch thu hút nhiều du khách đến tham quan là Ao Vua, Khoang Xanh, Tản Đà, Thiên Sơn – Suối Ngà, Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ…

Trong năm 2014, huyện Ba Vì tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, triển khai việc đầu tư vào các khu du lịch, phấn đấu doanh thu 300 tỷ đồng.[45]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)