Một số tác động và ảnh hƣởng của du lịch nông thôn đến đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 45 - 48)

1.1.1 .Khái niệm, sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn

1.5. Một số tác động và ảnh hƣởng của du lịch nông thôn đến đời sống

kinh tế - xã hội của cƣ dân địa phƣơng

1.5.1. Một số tác động tích cực

Khi các tour du lịch nông thôn được thực hiện sẽ có những tác động ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương. Du lịch nông thôn sẽ giúp cho địa phương có thêm công ăn việc làm, thu hút lao động tại địa phương. Ngoài việc tham gia sản xuất trên đồng ruộng, trong công việc hàng ngày thì người dân có thể là những hướng dẫn viên du lịch tại điểm, giúp cho các chương trình du lich nông thôn. Họ sẽ là những hướng dẫn viên du lịch lành nghề nhất, những người hướng dẫn tốt nhất về công việc của chính mình. Hơn nữa nhà người dân cũng là nơi lưu trú tuyệt vời nhất cho khách lưu trú qua đêm. Cư dân địa phương cũng là những người đầu bếp phục vụ cho khách những bữa ăn mang đặc trưng của quê hương mình, nhà mình. Chính những công việc thường ngày ấy sẽ giúp cho người dân địa phương tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống của chính mình, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế địa phương khi họ tham gia vào các chương trình du lịch nông thôn.

Mặt khác khi muốn chương trình du lịch nông thôn được thực hiện dễ dàng hơn thì các công ty du lịch chính quyền địa phương, các doanh nghiệp sẽ bỏ vốn đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật tại các làng quê nơi diễn ra hoạt động du lịch nông thôn. Chính điều này sẽ góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và tạo ra những bước phát triển mới.

Đối với công ty du lịch đây cũng là loại hình du lịch mới có khả năng hấp dẫn du khách. Nếu đầu tư phát triển, các công ty du lịch có thể tạo ra sự phong phú cho các sản phẩm du lịch của mình. Một thị trường sẽ được mở ra để khai thác làm mới những hoạt động của công ty. Đồng thời điều đó cũng giúp cho các công ty du lịch tạo ra dấu ấn trên thị trường về khả năng của chính mình trong việc tổ chức những chương trình du lịch nông thôn nghe có vẻ đơn giản nhưng lại khó lấy lờng du khách.

Không chỉ mang lại những mặt tích cực cho cộng đồng địa phương và các công ty du lịch, du lịch nông thôn còn thỏa mãn một lượng không nhỏ các du khách luôn muốn khám phá những nét văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Họ có thể được thẩm nhận sâu sắc hơn cuộc sống của con người sau lũy tre làng. Đồng thời họ có thể trực tiếp tham gia vào công việc sản xuất của người nông dân. Họ được thử công việc của một người gánh mạ, cấy lúa, gặt lúa kể cả là cày ruộng. Họ có thể thử làm một người thợ thêu, chạm khắc đồ bạc, đục gỗ…Và sau những giờ làm việc căng thẳng được giải trí bằng những điệu chèo truyền thống thấm đẫm tình dân tộc, được ăn những món ăn tuy thanh đạm đơn giản nhưng mang dấu ấn của quê lúa thân thương. Thoát khỏi những lo toan của cuộc sống hàng ngày, những công việc trí óc căng thẳng để tiếp xúc với một cuộc sống mới, làm những công việc chân tay mà du khách đã bỏ quên hay chưa từng làm. Điều đó sẽ mang lại cho du khách những cảm giác khác lạ và thư giãn bên ngoài cuộc sống hối hả của họ.

1.5.2. Một số tác động tiêu cực

Khi du lịch làng quê phát triển nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia hoạt động này tuy nhiên nó cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực.

Trước hết cuộc sống của người dân sẽ bị xáo trộn nhiều khi các chương trình du lịch được thực hiện. Du khách sẽ đến mang theo văn hóa của họ. Họ sẽ làm cho người dân tò mò và đôi khi là học dòi theo lối sống đó. Điều này sẽ báo hiệu cho sự mất dấn nét truyền thống, bản sắc riêng trong các làng quê. Du khách về thăm làng không phải vì họ muốn nhìn thấy một nét văn hóa cũ mà họ đã biết, họ đã quen thuộc. Đồng hóa văn hóa của mình với của du khách là người dân địa phương đang đánh mất dần đi sự thu hút hấp dẫn của chính mình. Hơn nữa nó cũng làm mất dần những nét truyền thống của làng Việt, của văn hóa Việt của cả dân tộc. Bởi vậy giữ gìn văn hóa dân tộc là điều cần thiết và quan trọng khi muốn phát triển du lịch tại nông thôn.

Mặt khác khi thấy du lịch nông thôn là loại hình du lịch có khả năng thu hút và hấp dẫn khách du lịch, mang lại một nguồn lợi ích kinh tế lớn thì sẽ có rất nhiều

sự cạnh tranh của các công ty du lịch. Cạnh tranh là yếu tố dẫn đến sự phát triển trong nền kinh tế thị trường nhưng nó cũng mang lại nhiều tiêu cực trong môi trường nông thôn bình dị. Sự dồn dập chạy đua trong việc khai thác tài nguyên cũng như trong việc thực hiện tour sẽ tạo nên sự quá tải, ảnh hưởng không tốt đến môi trường cũng như đời sống của cư dân địa phương.

Một lượng khách thiếu ý thức trong du lịch sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống nơi thôn quê. Điều này có thể tạo nên ấn tượng không tốt với người dân cũng như chính quyền địa phương.

Mỗi sự khám phá đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Điều quan trọng là phải nhận thấy những mặt tiêu cực để từ đó hạn chế và khắc phục đồng thời phát triển những mặt tích cực của hoạt động đó.

Tiểu kết chƣơng 1

Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch đã ra đời từ lâu, tuy nhiên lại chưa được chú trọng phát triển. Du lịch nông thôn đã thành công ở một số quốc gia như Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc..., để lại cho chúng ta những bài học về sự thành công cũng như những hạn chế để học hỏi, rút kinh nghiệm. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này, tuy nhiên, du lịch nông thôn ở Việt Nam lại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Với cư dân 80% sống ở nông thôn, làm nông nghiệp cộng với những tài nguyên sẵn có ở các vùng quê, đây sẽ là nguồn lực dồi dào cho sự nở rộ của loại hình du lịch nông thôn, Sự phát triển của du lịch nông thôn sẽ đem lại những mặt tích cực như tăng thu nhậpcho cộng đồng địa phương và các công ty du lịch, du lịch nông thôn còn thỏa mãn một lượng không nhỏ các du khách luôn muốn khám phá những nét văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Tuy nhiên kéo theo đó là những xáo trộn về văn hoá, sự xung đột về ứng xử của du khách với cộng đồng địa phương, sự cạnh tranh của các công ty du lịch. Vì vậy, muốn phát huy các tiềm năng, khắc phục hạn chế, phát triển thành công loại hình du lịch nông thôn ở từng vùng quê nhất định, chúng ta phải nghiên cứu kĩ tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch này để có hướng đi đúng đắn nhất.

CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở HUYỆN BA VÌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)