Thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 33 - 40)

1.1.1 .Khái niệm, sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn

1.4. Thực trạng phát triển Du lịch nói chung và Du lịch nông thô nở nƣớc

1.4.1. Thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt Nam

Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.

+ Số lượng khách tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014.

Bảng 1: Số lƣợng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế) [31]

Đơn vị: lượt người

Năm Khách quốc tế Khách nội địa

2010 5,000,000 28,000,000

2011 6,014,032 30,000,000

2012 6,800,000 32,500,000

2013 7,572,000 35,000,000

2014 7,874,312 38,500,000

Biểu đổ gia tăng số lƣợng khách du lịch Việt Nam

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2014

Trong vòng 05 năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng từ 5,000,000 (năm 2010) đến 7,874,312 (năm 2014) tăng gấp 1,57 lần. Theo các chuyên gia, sở

dĩ khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh; trong đó lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách đến từ các nước ASEAN… tăng r rệt là nhờ các chính sách xúc tiến du lịch vào các thị trường trọng điểm của ngành du lịch Việt Nam đã phát huy tác dụng. [32]

Bên cạnh đó, nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhiều sự kiện trọng đại khác của đất nước, các công ty du lịch đã có nhiều chương trình quảng bá du lịch, khuyến mại ấn tượng nhằm thu hút khách du lịch đến với Việt Nam và Hà Nội.

Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đột biến là nhờ lợi thế năm 2010 Việt Nam là nước chủ nhà ASEAN; nhiều hội nghị quan trọng trong ASEAN đã được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2010. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông (đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu châu Á... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuất sắc của mình.

Thu nhập du lịch mang lại cho xã hội ngày càng lớn. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân

cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 2010 thu nhập du lịch mới đạt khoảng 96 ngàn tỷ đồng thì đến năm 2014, con số đó đạt 230 ngàn tỷ đồng, gấp trên 2,39 lần.

Bảng 2. Thu nhập du lịch

Đơn vị: ngàn tỷ đồng

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2014

- Nhân lực cho ngành du lịch:

Bảng 3. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

ĐVT: người

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam Năm 2014

Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã có những cố gắng trong hình thành đội ngũ cán bộ, quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Quy mô tuyển sinh ngày càng tăng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế; mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40 trường),

Năm Thu nhập 2010 96,000 2011 130,000 2012 160,000 2013 200,000 2014 230,000 2010 2011 2012 2013 Tổng số 1,472,000 1,495,000 1,615,000 1,700,000 Lao động trực tiếp 460,000 489,000 524,000 550,000 Lao động gián tiếp 1,012,000 1,006,000 1,091,000 1,200,000

trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (hơn 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh, đang được định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên - nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo - tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành; nguồn lực trong nước đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được tăng cường; nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, đến nay đã thu hút được trên 30 triệu USD cho phát triển nguồn nhân lực du lịch và sử dụng ngày một hiệu quả.[33]

Những tiến bộ và cố gắng nêu trên của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ lao động của Ngành. Năm 2010, toàn ngành mới có khoảng 460,000 lao động trực tiếp, đến năm 2014 đã tăng lên khoảng 550,000 lao động trực tiếp (tăng 1,19 lần). Lao động gián tiếp là khoảng 1,012,000 (năm 2010) tăng lên là 1,200,000 (năm 2014) tăng gấp 1,18%.[33]

Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của cả 6 thành phần kinh tế (nhà nuớc; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước; 100% vốn nước ngoài). Trước Đại hội Đảng lần thứ IX, trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được phép hoạt động, nay mở rộng cho cả doanh nghiệp tư nhân. Các địa phương có số doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội (148), Thành phố Hồ Chí Minh (144), Quảng Ninh (17), Đà Nẵng (14) và Hải Phòng (8); hơn 10 nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Số lượng cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch (tư nhân, cổ phần và hợp tác xã chiếm tỷ trọng lớn) chưa có số liệu thống kê, nhưng xu hướng phát triển rất mạnh. Ngoài ra còn có khoảng hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương cả nước [34].

Bảng 4: Số lƣợng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế

Loại hình Số doanh nghiệp

2010 2011 2012 2013

Doanh nghiệp Nhà nước 58 13 9 9

Trách nhiệm hữu hạn 527 621 731 845

Cổ phần 285 327 371 428

Doanh nghiệp tư nhân 5 4 6 8

Liên doanh 13 15 15 15

Tổng số 888 980 1132 1383

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2014 [34] Về dịch vụ lưu trú cũng có sự gia tăng mạnh mẽ.

Bảng 5. Số lƣợng cơ sở lƣu trú

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam.[34]

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch Việt Nam - Hà Văn Siêu khẳng định: “Mục tiêu của Dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là xây dựng một nền du lịch xanh, bền vững và có trách nhiệm, hạn chế tối đa tình trạng bề nổi của 10 năm thực hiện chiến lược du lịch 2001-2010, khắc phục những thiếu sót, hạn chế sự thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất, quy mô đầu tư manh mún, quy hoạch chồng chéo, liên kết lỏng léo, nhân lực yếu kém, thiếu nhận

Năm 2010 2011 2012 Tính đến tháng 6/2014 Số lượng CSLTDL 12.352 13.756 15.381 15,998 Số buồng (1000) 237.111 256.739 277.661 331.538

thức du lịch của người dân, không chú trọng bảo vệ môi trường, sản phẩm du lịch thiếu đặc thù, không đáp ứng được yêu cầu…”[34]

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển Du lịch Việt Nam.

Chất lượng dịch vụ: Lâu nay ngành du lịch Việt Nam thường đánh giá sự phát triển của mình dựa trên số lượng du khách gia tăng mà chưa chú ý đánh giá việc tăng chất lượng dịch vụ. Trong khi chất lượng mới là yếu tố giúp ngành du lịch phát triển bền vững và đạt được doanh thu cao. Để 70% du khách đến Việt Nam không có ý định quay lại như điều tra mới đây của Tổng cục du lịch, thì khi yếu tố may mắn qua đi, ngành du lịch Việt Nam sẽ khó giữ được lượng khách tăng như hiện nay, thậm chí là trở lại mức cũ.

Qua việc khảo sát mức độ hài lòng của du khách, có thể thấy chất lượng du lịch của chúng ta còn ở mức rất thấp. Vẫn biết việc cải thiện chất lượng không phải là việc ngày một ngày hai, nhưng với xuất phát điểm thấp như thế mà tốc độ tăng trưởng chất lượng không có gì bứt phá thì bao giờ ta mới cạnh tranh được với các nước trong khu vực?

Quảng bá chưa được rộng rãi: Lâu nay đầu tư vào du lịch Việt Nam vẫn bị đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, chẳng hạn như ngân sách nhà nước dành cho việc quảng bá du lịch một năm chưa đến hai triệu USD, trong khi ở Thái Lan con số này là 150 triệu USD, Malaysia là 120 triệu USD.[34]

Chưa có sự đầu tư: Riêng khu vực dịch vụ, giải trí, khu vực thu hút du khách tiêu tiền nhiều nhất lại thu hút ít khách như vậy quả là đáng tiếc bởi vì mức độ hài lòng của du khách về truyền thống văn hóa rất cao, mà truyền thống văn hóa phong

phú là nguồn sáng tạo cho các sản phẩm lưu niệm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc, là vốn để khai thác trong lĩnh vực dịch vụ giải trí, mua sắm. Các điệu múa dân tộc, các truyền thuyết lịch sử của nước ta nếu được dàn dựng công phu trong một sân khấu hoành tráng thì chắc chắn hấp dẫn không kém chương trình Alangkarn của Thái. Vấn đề ở đây là không có ai đầu tư. Du lịch Việt Nam chỉ có thể là con gà đẻ trứng vàng nếu được đầu tư đúng mức và đúng cách.

Người làm du lịch chưa thực sự tâm huyết, cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ và nhận thức của người làm du lịch là việc làm rất cần thiết, nhất là khi mức độ hài lòng của du khách đối với nhân sự quản lý và thực hiện trong ngành du lịch quá thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)