Đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 84 - 87)

3.2 .Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Ba Vì

3.2.1. Đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

phục vụ du lịch nông thôn.

Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc... cùng với phát triển cả về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

* Cơ sở hạ tầng:

+ Hệ thống giao thông:

Đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của du lịch.

Nâng cấp hệ thống giao thông hiện có như đường nối liền khu du lịch VQG Ba Vì – Hồ Tiên Sa – Khu du lịch Ao Vua, đường tỉnh lộ 87, 88. Triển khai một số dự án đường giao thông như đường từ xã Tản Lĩnh đi Yên Bài đến đường Láng – Hoà Lạc, cầu suối Bươn; đường nối sườn Tây với s ư ờ n Đông núi Ba Vì để tạo thành một vùng du lịch liên hoàn; đường vành đai Khu du lịch hồ Suối Hai để tạo đà cho dự án du lịch hồ Suối Hai đang hình thành với quy mô mang tầm cỡ quốc tế.

Thành phố đã thi công công trình đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, nối thẳng từ thành phố Hà Nội đến Sơn Tây, công trình này được hoàn thành là một thuận lợi rất lớn thúc đẩy du lịch của huyện phát triển, vì vậy huyện cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn miền núi, nhất là những nơi có tài nguyên du lịch, hoàn thiện hệ thống giao thông trong vùng. Hiện nay thành phố Hà Nội cũng đang có dự án xây dựng một đường cao tốc nối thẳng từ trung tâm thành phố Hà Nội đến chân núi Ba Vì. Nếu dự án được thực hiện thì khoảng cách

giữa trung tâm Hà Nội đến huyện Ba Bì sẽ được rút ngắn, và lượng khách đến với huyện sẽ tăng theo.

+ Hệ thống thông tin liên lạc:

Tuy hệ thống thông tin liên lạc của huyện đã tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống mạng cố định, nhưng so với mặt bằng chung thì hệ thống thông tin liên lạc của huyện vẫn còn rất hạn chế, nhất là trong xu hướng phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, đặc biệt là tốc độ của việc sử dụng điện thoại di động và mạng internet. Huyện cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa hệ thống thông tin liên lạc, đầ tư công nghệ đường truyền tốc độ nhanh, nâng cao hiệu quả phát triển của mạng công nghệ thông tin tại huyện.

+ Hệ thống điện, nước, y tế:

Hiện nay, hệ thống điện, nước và y tế của huyện cũng đã phát triển, đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho du lịch phát triển thì huyện cần phải hoàn thiện các dự án lớn và hiện đại hoá hệ thống này, đặc biệt là hệ thống nước sinh hoạt.

Cần xây dựng hệ thống thoát nước đổ ra sông, suối. Tuy nhiên, trước khi đổ ra sông, suối phải đảm bảo nước thải đã được xử lý, đảm bảo không gây ô nhiễm các nguồn nước.

Tập trung hoạch định, đầu tư lưới điện trung thế, hạ thế, các trạm biến áp, hệ thống cấp nước sạch để phục vụ cho các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật: + Hệ thống các cơ sở lưu trú:

Trước hết chúng ta phải cải thiện tiêu chuẩn tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Để phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì có thể xây dựng các homestay. Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương. Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn do chính

 Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền.

 Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn sống ở nông thôn vài ngày để biết thế nào là nông thôn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách.

 Trại hè: là một miếng đất gần một di tích văn hóa, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng.

 Trạm dừng chân: là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đoàn du lịch có thể nghỉ chân, ăn uống.

 Nhà nghỉ: có thể đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nông thôn trong vài ngày.

 Nhà sàn vui chơi: tổ chức các nhóm 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6 người ăn, ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi xe đạp, dạo chơi... ở các di tích lịch sử, văn hóa.

+ Các cơ sở phục vụ ăn uống:

Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn huyên hiện nay phần lớn chỉ là quy mô nhỏ, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu khách nội địa và một phần khách du lịch quốc tế, chưa kể đến việc có làm hài lòng du khách hay chưa.

Vì vậy, huyện cần có các biện pháp để không chỉ mở rộng về số lượng, quy mô các nhà hàng mà còn phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phục vụ tại các nhà hàng đó.

Tại những điểm du lịch trọng điểm, thường xuyên phải phục vụ đông khách cùng một lúc, thì huyện cần đầu tư xây dựng thêm các nhà hàng, hoặc mở rộng quy mô các nhà hàng hiện có. Song cũng cần tính toán đến vấn đề môi trường và sức chứa của các điểm du lịch đó.

Việc đầu tư xây dựng các nhà hàng cần chú trọng đến việc tạo cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, mang tính quê hương. Đồng thời phải kiểm soát được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở này, đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ du khách.

Có thể xây dựng một số các nhà hàng chế biến các món ăn đặc sản địa phương phục vụ du khách. Có thể kết hợp cùng với một số loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của địa phương.

+ Hệ thống các khu vui chơi giải trí:

Nhằm mục đích tăng sức hút đối với khách du lịch, huyện cần chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng các hoạt động kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm du lịch nhằm từng bước xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng cao như: các khu nghỉ cao cấp để thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao. Để đạt được ý tưởng này, huyện sẽ định hướng và khuyến khích các điểm du lịch hiện có tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, chất lưuợng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, tạo cảnh quan môi trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Tăng cường xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí về thể thao, văn nghệ. Chúng là cơ sở của việc kinh doanh các dịch vụ bổ sung trong dịch vụ du lịch. Nó góp phần tăng doanh thu du lịch cũng như tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

Tại các điểm du lịch trọng điểm cần xây dựng, mở rộng quy mô và đa dạng hơn nữa các loại hình vui chơi giải trí. Còn tại những nơi chưa khai thác tốt nguồn tài nguyên cũng cần phải đầu tư xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch, tiến tới cân bằng với các điểm du lịch khác trong huyện. Trong quá trình xây dựng cũng như mở rộng quy mô cần tính đến sức chứa tại các điểm du lịch đó, tránh vượt quá khả năng cho phép gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và ảnh hưởng đến chính cả nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)