Không ngừng đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 88 - 90)

3.2 .Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Ba Vì

3.2.3. Không ngừng đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự

phong phú sản phẩm của DLNT

Đa dạng các sản phẩm du lịch, phát huy hết tiềm năng sẵn có mang đến nét mới hơn cho du lịch là một hoạt động cần thiết. Theo đó, loại hình du lịch nông thôn sẽ mang đến sự mới lạ, phong phú hơn cho ngành “công nghiệp không khói” ở Việt Nam.

Xác định rõ nội dung chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với phương thức đa dạng hóa chủ thể tham gia. Tài nguyên du lịch nông thôn sẽ được khai thác để tổ chức các loại hình du lịch mới, gắn kết các chương trình du lịch hiện có với các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao chất lượng các chương trình. Đặc biệt coi trọng mối quan hệ liên kết, đối tác trong cung ứng các dịch vụ phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.

Tăng cường đầu tư cùng người dân khắc phục lại kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản phẩm du lịch làm cho các làng quê Việt Nam trở nên dễ tiếp xúc hơn và tạo thuận lợi trong liên kết giữa các làng, các khu vực trong thu hút khách du lịch.

3.2.4.Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch nông thôn

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các chương trình đào tạo. Ba Vì cần xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân đến năm 2020. Từ chiến lược đó ngành du lịch có thể lên được những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phát triển du lịch nông thôn. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên

môn nghiệp vụ để khuyến khích việc rèn luyện nâng cao tay nghề của các cán bộ công nhân viên công tác trong ngành du lịch.

Có các chính sách thu hút các nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên ngành cao về du lịch. Có những biện pháp thu hút nhân tài về tỉnh, tạo điều kiện để những sinh viên mới ra trường có cơ hội được làm việc trong các đơn vị quản lý du lịch của huyện.

Cần phải tổ chức, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cộng đồng về phát triển du lịch cho nhân dân bản địa. bởi người nông dân sẽ là những hướng dẫn viên trên chính mảnh đất của mình. Từ đó người dân có thể nhận thức được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm tăng cường ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn minh du lịch và bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch tại các điểm du lịch của tỉnh.

3.2.5 Đẩy nhanh và tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch phát triển du lịch.

Cần có các chiến lược, chính sách về công tác quy hoạch phát triển du lịch thống nhất, đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, từ toàn thành phố tới từng khu vực cụ thể. Việc quy hoạch cần được đưa ra các phương án tối ưu đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Đẩy mạnh đầu tư quy hoạch phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững. Trong công tác xây dựng quy hoạch cần tính đến vấn đề khai thác sử dụng hợp lý và phát triển các nguồn tài nguyên du lịch, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đồng thời bảo tồn được các giá trị của các tài nguyên đó.

Chú ý tập trung nâng cao chất lượng quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên mạng internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng...các quy hoạch đã được phê duyệt. Phát huy vai trò của các cộng đồng dân cư trong việc xây dựng và quản lý quy hoạch. Đối với một số quy hoạch lớn, quan trọng, cần có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế hoặc do các tổ chức quốc tế thực hiện.

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố tiến hành rà soát lại những quy hoạch đã có, hoàn thành dứt điểm những quy hoạch còn dở

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lễ hội, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch. Lập quy hoạch chi tiết khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, xúc tiến đầu tư triển khai dự án khu du lịch Hồ Suối Hai, dự án cụm di tích lịch sử - văn hoá: Đền Hạ - Đền Trung - Đền Thượng; khu du lịch Hồ Cẩm Quỳ, nước khoáng nóng Thuần Mỹ…

Hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xúc tiến đầu tư các điểm du lịch mới; phối hợp với các ngành của thành phố, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch chi tiết khu du lịch Suối Hai, khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, cụm di tích lịch sử văn hoá: Đền Hạ - Đền Trung - Đền Thượng; khu du lịch Hồ Cẩm Quỳ; quy hoạch khu vực nước khoáng nóng Thuần Mỹ; quy hoạch du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư khai thác du lịch trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)