STT Tên huyện, thành Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 Sơn Tây 16 1,4 2 Hà Đông 124 10,8 3 Thạch Thất 137 11,94 4 Ba Vì 66 5,8 5 Ứng Hịa 20 1,7 6 Thanh Oai 100 8,7 7 Quốc Oai 118 10,3 8 Chƣơng Mỹ 28 2,4 9 Mỹ Đức 6 0,52 10 Hoài Đức 110 9,6
11 Thƣờng Tín 118 10,3
12 Đan Phƣợng 137 11,94
13 Phúc Thọ 160 14
14 Phú Xuyên 7 0,6
Tổng số 14 huyện, thành 1147 100
Qua bảng thống kê chúng ta thấy trên khắp địa bàn các huyện và thành phố đều có văn bia. Tuy nhiên, sự phân bố văn bia ở các nơi khơng đồng đều, có huyện tập trung nhiều, có huyện ít.
Huyện tập trung nhiều văn bia nhất là Phúc Thọ với 160 bia (chiếm 14%), tiếp theo đó là huyện Thạch Thất và Đan Phƣợng có 137 văn bia (chiếm 11,94%), thành phố Hà Đơng có 124 văn bia (chiếm 10,8 %), huyện Thƣờng Tín và huyện Quốc Oai có 118 văn bia (chiếm 10,3 %), huyện Hồi Đức có 110 văn bia (chiếm 9,6%), huyện Thanh Oai có 100 văn bia (chiếm 8,7 %).
Huyện có ít văn bia nhất là huyện Mỹ Đức với 6 bia (chiếm 0,52%) và huyện Phú Xuyên có 7 bia (chiếm 0,6%).
Kết quả sƣu tập trong các đợt in rập của E.F.E.O đã cung cấp cứ liệu về văn bia tại các huyện thành ở Hà Tây. Tuy nhiên, huyện có nhiều, huyện có ít văn bia, thậm chí huyện có rất ít. Kết quả đó là do cách thu thập ngẫu nhiên của E.F.E.O, có nơi chi tiết, có nơi chƣa có điều kiện để sƣu tập.
Ở những huyện có nhiều văn bia có thể do có điều kiện về kinh tế bởi để dựng một văn bia khá tốn kém, hoặc ở địa phƣơng đó có nhiều ngƣời có học vấn vì muốn viết đƣợc một bản văn bia phải đƣợc học hành một cách bài bản, hoặc địa phƣơng đó có nhiều di tích văn hóa lịch sử và nhân dân ở địa phƣơng muốn khắc bia để lƣu truyền cho những đời sau biết… Có thể nói đó
là những lý do cơ bản lý giải tại sao trong cùng một tỉnh, cùng một huyện, mà nơi này có nhiều văn bia nơi kia lại có ít văn bia.
Chính vì thế, huyện có truyền thống hiếu học, có nhiều danh nhân khoa bảng, nhiều di tích đình chùa, có kinh tế ổn định với sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc (có xen canh hoa màu), cùng nhiều ngành nghề thủ công truyền thống (nhƣ Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Hà Đơng, Đan Phƣợng, Thƣờng Tín…), là những điều kiện tốt để dựng bia tạc đá ghi lại dấu ấn của địa phƣơng mình.
* Phân theo loại hình di tích
Khi tìm hiểu sự phân bố văn bia theo loại hình di tích chúng tơi nghiên cứu căn cứ vào nội dung phản ánh trên văn bia để xếp loại chứ khơng hồn tồn căn cứ theo địa điểm sƣu tầm. Những loại hình di tích lịch sử văn hóa có văn bia bao gồm: chùa, đình, đền, miếu, am, quán, nhà thờ họ, văn chỉ, từ chỉ, từ vũ, cầu, chợ, giếng, ngõ….