2.2 .Văn bia Hà Tây
2.2.2.2 .Văn bia góp phần nghiên cứu các di tích văn hóa lịch sử
2.2.2.3. Văn bia góp phần tìm hiểu các hoạt động của làng xã
Các hoạt động của làng xã thể hiện qua văn bia chủ yếu ở việc xây dựng và tu sửa các cơng trình tín ngƣỡng thờ tự, các giao kèo, khốn ƣớc….
* Xây dựng các cơng trình tín ngưỡng
Các cơng trình tín ngƣỡng để thờ tự đƣợc văn bia đề cập tới có chùa, đình, đền, miếu, quán, văn miếu, văn chỉ…
- Xây dựng và tu sửa chùa:
Chùa là nơi thờ Phật, ngay từ thế kỉ II Phật giáo đã xâm nhập vào mảnh đất Hà Tây [44, tr.630]. Việc xây dựng và trùng tu chùa từ đó đến nay trải qua hàng nghìn năm vẫn đƣợc duy trì.
Hà Tây có hàng nghìn ngơi chùa cùng các bậc tăng ni, Phật tử. Việc xây dựng và tu sửa chùa đƣợc ghi lại nhiều trên văn bia. Trong số 648 văn bia đặt tại chùa thì có tới 230 bia đề cập đến việc xây dựng, trùng tu lại các ngôi chùa cũng nhƣ công việc tạo tƣợng, đúc chuông, xây tam quan. Từ thế kỷ XIII đến nửa đầu thế kỉ XX, ở Hà Tây có 43 chùa đƣợc đề cập đến xây dựng lại hoặc xây mới nhƣ: bia chùa Anh Linh (xã Cao Xá- Thanh Oai), ghi họ tên những ngƣời đóng góp xây chùa Anh Linh, đúc tƣợng Phật và dựng bia đá (ký hiệu 19606); bia chùa Vạn Thƣ (xã Thƣ Phú- Thƣờng Tín), có chép rằng: “Chùa cũ của xã Thƣ Dƣơng vốn nằm ở nơi hẻo lánh chật hẹp. Nay dân xã chọn khu đất mới thoáng rộng, ở bên cạnh toà miếu, sát ven sơng nhìn ra bãi cát để xây ngơi chùa mới gồm 2 dãy bên trong, có cổng tam quan bên ngoài” ( ký hiệu: 7762/7763).
Văn bia ghi lại công việc trùng tu chùa chiếm số lƣợng lớn trong những văn bia đặt tại chùa. Việc trùng tu chùa có thể do chùa đƣợc xây dựng lâu ngày trở nên đổ nát, nhân dân địa phƣơng hoặc quan chức địa phƣơng
đóng góp trùng tu lại. Việc trùng tu chùa cũng có thể do triều đình hoặc do nhân dân địa phƣơng muốn góp phần để chùa đó to đẹp hơn.
Qua mỗi lần chùa đƣợc trùng tu, xây sửa thì những đóng góp của nhân dân cũng đƣợc ghi nhận, họ đồng thời đƣợc cúng giỗ tại chùa theo hình thức gửi giỗ hoặc là bầu hậu Phật. Có lẽ chính vì lý do bản thân vừa có cơng đóng góp cho chùa lại vừa đƣợc quyền lợi cúng giỗ sau khi mất nên việc trùng tu chùa đƣợc sự hƣởng ứng và đóng góp của đơng đảo nhân dân và số lƣợng chùa đƣợc trùng tu nhiều hơn các di tích khác.
Đối tƣợng đóng góp cho việc xây dựng và trùng tu chùa bao gồm rất nhiều thành phần, có thể là do nhân dân ở làng đó, xã đó đóng góp, hoặc nhân dân các địa phƣơng khác đến công đức, do quan phủ, hoặc do nhà sƣ trụ trì, hoặc do cơng chúa, hoặc cung nữ trong cung đóng góp.
Tóm lại, văn bia chùa đã góp phần nghiên cứu chùa đƣợc xây dựng và trung tu, sửa chữa khá thƣờng xuyên với đối tƣợng hƣng cơng đóng góp gồm nhiều thành phần. Trong các đối tƣợng đóng góp đáng chú ý là văn bia tu sửa và xây dựng chùa đƣợc sự quan tâm của tầng lớp quý tộc triều đình bao gồm cả vua, chúa, phi tần, cơng chúa, cung nữ. Qua văn bia về trùng tu và xây dựng chùa cho chúng ta thấy công việc này khá tốn kém cần sự ủng hộ đóng góp của đông đảo các tầng lớp trong xã hội.
- Xây dựng và tu sửa đình:
Đình là hiện tƣợng văn hóa độc đáo của làng xã Việt Nam, đình làng là trung tâm sinh hoạt xã hội, văn hóa, tín ngƣỡng của cả làng Việt. Cho đến đầu thế kỷ XX, vùng đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, hầu nhƣ làng nào cũng có đình. Ngơi đình cùng với cây đa, giếng nƣớc đã trở thành biểu tƣợng của cả làng.
Trong số 262 văn bia tại đình thì có 65 văn bia nói về việc xây dựng và trùng tu đình. Đan Phƣợng, Hà Đơng, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thƣờng Tín
là những địa phƣơng có nhiều ngơi đình nổi tiếng chính vì vậy việc trùng tu đƣợc ghi lại nhiều trên các văn bia. Có thể kể đến những cơng trình xây dựng đình nhƣ sau: Văn bia Bản tởng tạo đình bi/Bản tổng tính danh kí 本
總 造 亭 碑 / 本 總 姓 名 記, niên đại Chính Hịa thứ 14 (1693) thuộc xã Dƣơng Liễu, huyện Đan Phƣợng, có ghi: Ba xã Dƣơng Liễu , Quế Dƣơng, Mâ ̣u Hòa thuô ̣c huyê ̣n Đan Phƣợng tƣ̀ trƣớc vớn có chung ngơi đình lợp tranh ở chợ Liễu , quyền sở hƣ̃u đình đƣ ợc chia làm 5 phần, trong đó xã Dƣơng Liễu, Quế Dƣơng mỗi xã 2 phần, còn lại xã Mậu Hòa 1 phần. Đến nay bản tổng cù ng h ợp sức xây ngơi đình mới lợp ngói (ký hiệu: 1267/1268/1269/1270); Văn bia Tạo lập thạch bi/Lưu truyền vạn đại 造 立 石 碑 畱 傳 萬 大, do Nguyễn Bá Hiến soạn, niên đại Minh Mệnh thứ 16 (1835), thuộc thôn La Dƣơng, phƣờng Dƣơng Nội, Hà Đông, ghi lại việc thay đổi lại hƣớng đình làng La Dƣơng (ký hiệu: 779/780/781).
Việc xây dựng và trùng tu đình ở Hà Tây có nhiều tầng lớp, nhiều thành phần tham gia hƣng cơng, đóng góp nhƣng nhƣng so với việc xây chùa thì phạm vi hẹp hơn. Việc trùng tu hay xây đình thành phần chủ yếu tham gia là một số quan chức các cấp và nhân dân trong các làng xã tự đóng góp. Khơng thấy có sự xuất hiện của Vua, Chúa cùng giới quý tộc trong việc trùng tu đóng góp xây dựng hoặc trùng tu các ngơi đình làng. Việc xây hoặc trùng tu đình tiêu tốn khá nhiều tiền của, để khắc phục khó khăn này các địa phƣơng tổ chức huy động bằng hình thức bầu hậu Thần, hậu Phật ai có nhu cầu đƣợc làng thờ cúng sau khi mất thì đóng góp cho làng một khoản tiền nhất định. Qua những văn bia cho chúng ta thấy thêm ý nghĩa của đình làng đối với đời sống của ngƣời dân Hà Tây. Đình làng khơng chỉ là nơi thực thi việc làng, nơi thờ Thành Hoàng, nơi hội họp của cả làng để soạn những điều
lệ, tục lệ … mà hơn thế nữa đình làng có tính chất quyết định sự hƣng thịnh, yên ổn của cả làng, cả xã.
- Xây dựng và tu sửa đền, miếu, quán:
Hà Tây có khá nhiều ngơi đền nổi tiếng đƣợc lƣu truyền trong nhiều sử sách và trên văn bia nhƣ đền thờ Tản Viên, đền thờ Hai Bà Trƣng, đền thờ Phùng Hƣng, đền thờ Ngô Quyền, Lý Phục Man,v.v…
Trong số 36 văn bia tại đền thì có tới hơn 20 văn bia ghi lại việc xây dựng và trùng tu các ngôi đền đƣợc khắc trên văn bia qua các triều đại. Có thể kể ra nhƣ sau: văn bia Khắc thạch bi 刻 石 碑, Nguyễn Trí Cung soạn, niên đại Bính Thìn Vĩnh Hựu 2 (1736), thuộc xã Hát Mơn, huyện Phúc Thọ, ghi lại việc tu sửa đền Hai Bà Trƣng: xây bệ thềm, nền, tiền đƣờng, hậu đƣờng, thiêu hƣơng có sự phân cơng cho các giáp trong xã (ký hiệu: 15612, 15613). Văn bia Tản Viên từ ký 傘圓 祠記, niên đại Tự Đức 1 (1848) thôn Phúc Lộc, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, ghi lại việc tu sửa đền Tản Viên: Nhà nƣớc đã cung cấp cho dân 500 quan để sửa đền Tản Viên, nhƣng tốn kém quá nhiều. Tri huyện Trần Đình Túc cùng đồng liêu và thân hào bản huyện đã quyên góp tiền của dựng lại 5 gian chính, tiền đƣờng, hành lang...; tốn kém mất 2000 quan (ký hiệu: 16412).
Việc xây dựng và trùng tu đền bao gồm nhiều thành phần trong đó đƣợc sự đóng góp và quan tâm của các vua, chúa thơng qua các sắc phong, lệnh chỉ với nhân dân nơi có đền thờ. Những vị thần đƣợc tôn thờ đa phần là những thần có cơng với nƣớc hoặc đem lại cuộc sống ấm no, an bình cho nhân dân. Chính vì vậy, qua văn bia cho chúng ta thấy đền thờ đƣợc tu sửa thƣờng xuyên và có sự đóng góp của nhiều thành phần trong xã hội.
Văn bia Hà Tây cũng ghi nhận việc xây dựng và trùng tu miếu ở các địa phƣơng. Có thể kể đến những văn bia: Sự thần bi ký (xã Kim Quan,
huyện Thạch Thất), niên đại Cảnh Hƣng 32 (1771), ghi việc dời chuyển và xây dựng lại miếu: “Nội Thôn và Ngoại Thôn của bản xã giao ƣớc với nhau về việc di chuyển miếu ra chỗ mới và quy mô xây dựng lại. Đồng thời đặt ra một số điều lệ nhƣ: cắt 2 ngƣời ra quét dọn miếu, cấm chăn trâu bò” (ký hiệu: 19895).
Quán là nơi sinh hoạt tôn giáo của Đạo giáo, trên văn bia Hà Tây cũng ghi lại việc trùng tu một số quán đã có trƣớc đây nhƣ: Văn bia Hưng tạo Lâm Dương quán bi 興 造 林 楊 館 碑, do Nguyễn Văn Hội soạn, thuộc thơn Đa Sĩ, xã Kiến Hƣng, Hà Đơng, có niên đại Vĩnh Tô ̣ thứ 10 (1628), ghi chép về việc dựng quán Lâm Dƣơng: “Cao tăng Hòa Thƣợng Lê Tài, hiệu Đại Đức thiền sƣ đƣ́ng ra hƣng công t ạo dựng quán Lâm Dƣơng. Nhiều vị quan lại, quý tộc và dân địa phƣơng cùng đóng góp tiền của, cơng sức để xây dựng” (ký hiệu: 1869/1870/1871).
Nhƣ vậy, việc xây dựng và trung tu các di tích đền, miếu, quán, cho thấy ngƣời Hà Tây rất chú trọng đến việc xây dựng và tu sửa các cơ sở thờ tự các vị thần linh. Đời sống tơn giáo, tín ngƣỡng nhân dân vùng đất này khá phát triển.
- Xây dựng và tu sửa văn miếu, văn chỉ:
Hà Tây là vùng đất văn hiến với truyền thống hiếu học, nhờ sớm ảnh hƣởng của Đạo Khổng. Việc học chữ Nho để thi đỗ làm quan ở các địa phƣơng của Hà Tây đƣợc ghi nhận qua các văn bia. Những làng xã có truyền thống khoa bảng, có đội ngũ các nhà Nho đủ để thành lập nên Hội Tƣ văn và họ xây văn chỉ để thờ những ngƣời thành đạt trên chặng đƣờng thi cử. Ngoài mục đích này việc xây văn chỉ cịn để thế hệ sau noi theo thế hệ trƣớc những ngƣời có học hành tử tế làm là rạng danh dòng họ[53, tr.52].
Trong số 75 văn bia dựng tại văn chỉ, văn miếu thì có tới 46 văn bia ghi chép về việc xây dựng và trùng tu. Huyện có nhiều văn bia ghi lại việc
xây dựng và trùng tu văn chỉ là Thạch Thất, Hà Đông, Phúc Thọ, Đan Phƣợng, Thƣờng Tín: văn bia Trùng tu Văn miếu bi 重 修 文 廟碑 (xã Đan
Phƣợng, huyện Đan Phƣợng), do Dƣơng Bá Cung soạn, Hoằng Định thứ 16 (1616), ghi lại việc tu sửa văn miếu: Văn miếu phủ Quốc Oai đặt tại xã Đại Phùng, huyện Đan Phƣợng dựng từ đời Lê, gồm 9 gian tƣờng gạch mái ngói. Trải qua chiến tranh, văn miếu bị hƣ hỏng. Một năm sau khi nhà vua lập tỉnh hạt mới, viên quan họ Bùi ngƣời Hoan Châu về trị nhậm địa phƣơng bàn với các quan bản huyện đóng góp lƣơng bổng, giao cho quan Thơng lại Ngơ Gia Quí cai quản việc tu sửa, bắt đầu làm từ năm Giáp Ngọ, qua đến năm Ất Mùi thì hồn thành (ký hiệu: 2699/2700); Văn bia Tư văn từ chỉ bi ký 咨 文 祠 址
碑 記 (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất), niên đại Tự Đức 1 (1848), ghi việc
ngƣời ở hội tƣ văn của xã đóng góp tiền sửa lại văn chỉ (ký hiệu: 16377, 16378);
Đối tƣợng tham gia đóng góp xây dựng và trùng tu văn miếu, văn chỉ qua văn bia Hà Tây chúng ta có thể khẳng định chủ yếu là nhóm ngƣời có học hành, coi trọng chữ nghĩa. Hội Tƣ văn có nhiệm vụ đứng ra xây dựng văn miếu, văn từ, văn chỉ làm nơi thờ Khổng Tử, những môn đồ của Khổng Tử, những ngƣời đỗ đạt và những ngƣời có cơng trong việc khuyến học. Hội Tƣ văn ra đời làm đậm nét thêm tinh thần truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sƣ trọng đạo tại các làng xã Hà Tây.
Bên cạnh văn chỉ thì vũ chỉ cũng đƣợc xây dựng để thờ những vị tƣớng võ, quan võ, có khá nhiều văn bia ở Hà Tây nhƣ: Bản huyện/Quan viên bi kí 本 縣 官 員 碑 記 (huyện Hoài Đức), niên đại Cảnh Hƣng thứ 37
(1776), chép lại việc xây dựng võ chỉ: “Năm Canh Thân quan Nhị quận cơng cùng với Đồn trƣởng của 9 tổng trong huyện khởi xƣớng xây dựng võ chỉ tại thôn Thụy Ứng xã Đan Phƣợng Thƣợng, đƣợc các quan võ trong huyện
hƣởng ứng, lập bài vị sửa sang thờ phụng, nhƣng nơi đó thế đất chật hẹp nên đến năm Bính Thân các quan viên và sắc mục trong huyện chọn dời đến một khu đất khác cũng ở xã đó do Thiên sự Trần Tuấn Tú ngƣời xã Trung Thụy hiến một thửa ruộng làm nền võ chỉ mới. Gần đây quan viên trong huyện tƣởng nhớ bậc tiên triết, tôn bầu hai vị hậu hiền là quan Tham đốc và quan chỉ huy Thiêm sự. Nhân đó họ tộc nhà hai vị cúng 2 mẫu ruộng để làm xôi cúng tế. Từ đấy thể lệ ngày càng mới, võ chỉ ngày một đẹp” (ký hiệu: 2268/2270).
Văn bia đã góp phần nghiên cứu việc xây dựng và trùng tu văn miếu, văn chỉ, vũ chỉ đồng thời cho chúng ta cái nhìn sâu hơn về truyền thống hiếu học, trọng khoa cử của ngƣời Hà Tây trong thời kỳ phong kiến.
- Xây dựng và trùng tu từ đƣờng để thờ cúng tổ tiên:
Từ đƣờng là cách gọi của ngƣời Trung Hoa, còn với ngƣời Việt Nam thì từ đƣờng đƣợc hiểu là nhà thờ họ, nơi thờ cúng tổ tiên của một dịng họ nào đó. Những dịng họ lớn đều có nhà thờ họ của riêng mình. Trên đất Hà Tây có các nhà thờ họ nhƣ họ Nguyễn, họ Trịnh, họ Lê, họ Hoàng, họ Vũ, họ Khuất, ….Văn bia ghi việc xây dựng và trùng tu nhà thờ họ ở Hà Tây có khá nhiều nhƣ: văn bia Nguyễn Kim tộc bi ký 阮 金 族 碑 記 (Phúc Thọ), ghi lại việc con cháu họ Nguyễn đóng góp xây nhà thờ tổ năm Thiệu Trị 6 (1846) và mua ruộng tế năm Tự Đức 2 (1849) ( kí hiệu 15615/15616); Văn bia Tạo nguyện bi kí 造 愿 碑 記 (thôn Đa Sĩ, xã Kiến Hƣng, Hà Đông) do
Trịnh Thản soạn, niên đại Long Đƣ́ c thƣ́ 4 (1735), chép lại việc Huyện thừa họ Trịnh dựng từ đƣờng để thờ cúng tổ tiên (ký hiệu: 1867/1868)
Việc xây dựng hoặc trùng tu từ đƣờng là do con cháu trong dòng họ đứng ra đảm nhiệm, khơng có sự tham gia can thiệp của ngƣời ngồi.
Văn bia Hà Tây cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về cơ sở thờ tự của ngƣời dân Hà Tây qua việc xây dựng và trùng tu đình, chùa, đền, miếu, quán, từ đƣờng, văn chỉ. Số lần xây dựng và trùng tu các di tích này cho thấy ngƣời Hà Tây rất quan tâm đến đời sống tâm linh của bản thân và cộng đồng.
* Xây dựng các cơng trình cơng cộng phục vụ đời sống kinh tế
Văn bia Hà Tây góp phần nghiên cứu việc xây dựng các cơng trình cơng cộng phục vụ đời sống của nhân dân địa phƣơng.
- Xây dựng và tu sửa cầu:
Văn bia Hà Tây có 11 bia nói về cơng việc làm cầu, xây cầu và tu sửa cầu. Huyện có nhiều văn bia ghi lại cơng việc này là Đan Phƣợng, Phúc Thọ, Thƣờng Tín. Ngƣời đóng góp chính để xây dựng cầu là dân địa phƣơng, những ngƣời trực tiếp đi lại trên cầu đó hàng ngày, hàng năm. Do đó đóng góp để xây dựng, tu sửa cầu là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Có những cây cầu đƣợc xây dựng hồn tồn nhờ các quan chức. Ví dụ nhƣ : văn bia La
Phù La Uyên Bộc Động kiều thị bi/Tân quan cơng tín thí, bia cầu Bộc Động (xã Tân Minh, huyện Thƣờng Tín), niên đại Sùng Khang thứ 10 (l577), chép
lại việc sửa chữa lại cầu Bộc Động và chợ xã La Phù, ngồi sự đóng góp của ngƣời dân cịn có Tân Quận cơng cùng các công chúa, quan lại cấp cao của triều Mạc (ký hiệu: 8092/8093); Văn bia Hưng tạo kiều lương bi ký/Nam
vô a di đà Phật 興 造 橋 良 碑 記 , do Nguyễn Tiến Thuyên soạn, niên đại Chính Hịa 24 (1703), thuộc xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, có ghi việc làm cầu của xã Liên Chiểu: “Trƣớc cái đầm của bản tổng từ xƣa đã có cây cầu bắc tạm bợ, đã qua tu sửa nhiều lần nhƣng vẫn thƣờng hƣ hỏng, gây tai nạn cho dân qua lại. Đến năm Quý Mùi (1703) ba xã Liên Chiểu, Phƣơng Độ, Đơng Huỳnh thuộc bản tổng bàn nhau qun góp tiền làm cầu một cột xây bằng đá, trên lợp mái ngói, gồm 9 nhịp, xe ngựa và ngƣời qua lại thuận tiện. Từ khi có cây cầu mới cảnh vật càng thêm phồn thịnh” (ký hiệu: 6724/6738).
Những cây cầu cũ đƣợc phản ánh qua văn bia là cầu gỗ có mái ngói