Văn bia góp phần nghiên cứu sinh hoạt văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn hà tây cũ) (Trang 80 - 82)

2.2 .Văn bia Hà Tây

2.2.2.2 .Văn bia góp phần nghiên cứu các di tích văn hóa lịch sử

2.2.3.4. Văn bia góp phần nghiên cứu sinh hoạt văn hóa

Sinh hoạt văn hóa là hoạt động khơng thể thiếu của mỗi ngƣời dân sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc, ở mỗi địa phƣơng lại có những nét khác nhau. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa ở Hà Tây đƣợc ghi lại trên văn bia nhiều nhất là hát cửa đình.

Có vài chục văn bia ghi lại nội dung mua bản quyền hát cửa đình tại các làng xã ở Hà Tây. Cho thấy ngƣời Hà Tây rất yêu văn hóa văn nghệ, đồng thời những sinh hoạt ca hát cũng đem lại nguồn thu lớn cho mỗi làng, mỗi xã khi nắm quyền tổ chức. Chính vì thế, khi mua bán quyền lợi hát cửa đình các làng, các xã đều khắc lên bia để toàn thể dân làng biết, tránh kiện tụng xảy ra. Hầu nhƣ ở huyện nào ở Hà Tây cũng có văn bia về giao kèo quyền thu lợi hát cửa đình. Nhóm ngƣời tham gia ca hát thành lập thành giáo phƣờng riêng, tổ chức hát tại sân đình vào mỗi dịp tế lễ nên có tên gọi là hát cửa đình, khi hát tại các nhà quan viên thì gọi là hát ả đào, tên gọi chung nhất mà đến ngày nay vẫn sử dụng là ca trù.

Văn bia ghi lại những quy định, tổ chức việc ca hát cửa đình tại các làng nhƣ: Bia đình xã Thụy Phiêu (xã Thụy An, huyện Ba Vì), niên đại Cảnh Thịnh thứ 7 (1799), chép lại việc giáo phƣờng huyện mi ễn thu tiền lệ này cho xã Thụy Phiêu, đồng thời cam kết cử đào nƣơng về xã tham gia thi hát trù vào các dịp cầu phúc, ca xƣớng vui chơi của xã mà không thu tiền nhƣ trƣớc (ký hiệu: 7266).

Ngoài ca hát cửa đình ra, ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cịn có loại hình nghệ thuật biểu diễn múa rối nƣớc. Múa rối nƣớc dùng mặt nƣớc làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phơng che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... trên "sân khấu" này là những con rối (đƣợc làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những ngƣời phía sau phơng thơng qua hệ thống sào, dây... Biểu diễn rối nƣớc không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ. Hoạt động biếu diễn rối nƣớc thƣờng diễn ra ở ao đình, hoặc hồ nƣớc ở chùa. Văn bia Hà Tây có ghi lại hoạt động này tại bia chùa Quảng Nghiêm, xã Tiên Lữ, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây nay thuộc chùa Trăm Gian, thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phƣơng, huyện Chƣơng Mỹ, có niên đại: Chiêu Thống thứ 1 (1787). Chùa Quảng Nghiêm từ xƣa có lệ tổ chức trò múa rối ở hồ sen trƣớc sân chùa. Nhà sƣ hiệu Tính Cơn hiện đang trụ trì ở chùa này ngun là Cung tần quê xã Đơng Bình, huyện Gia Định xuất gia đầu Phật đã 49 năm. Nay bà bỏ tiền ra mua 1 mẫu ruộng cúng cho chù a chi dùng cho h ội múa rối để duy trì lâu dài (ký hiê ̣u: 1964/1965).

Những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân Hà Tây. Hát cửa đình, múa rối nƣớc và cịn nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật nữa đƣợc bảo tồn cho đến ngày nay. Văn bia cũng đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu hoạt động văn hóa văn nghệ xƣa qua các loại hình nghệ thuật này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn hà tây cũ) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)