2.2 .Văn bia Hà Tây
2.2.2. Những nội dung chủ yếu
Văn bia Hà Tây với số lƣợng khá lớn đã phản ánh những nội dung hết sức đa dạng, phong phú của xã hội đƣơng thời qua từng thời kỳ lịch sử, qua từng triều đại. Việc tìm hiểu, nghiên cứu tƣ liệu văn bia Hà Tây có những nội dung chủ yếu sau:
2.2.2.1. Văn bia góp phần nghiên cứu các nhân vật lịch sử
Hà Tây vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có nhiều anh hùng hào kiệt xuất chúng. Tên tuổi của những nhân vật đó khơng chỉ đƣợc ghi trong sách sử, truyền thuyết, truyện kể mà còn đƣợc khắc lên bia đá để ghi lại muôn đời nhƣ: Hai Bà Trƣng, Bố Cái Đại Vƣơng- Phùng Hƣng, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, v.v…
Việt Nam thời thuộc Đƣờng gọi là An Nam đơ hộ phủ, khi đó đang nằm dƣới ách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ. Các viên quan đô hộ nhà Đƣờng ra sức vơ vét của cải của nhân dân, bắt dân Việt phải đóng sƣu cao thuế nặng khiến lòng ngƣời ngày càng căm phẫn. Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hƣng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đơ hộ và giành đƣợc thắng lợi. Ông mất năm 791, nền tự chủ đƣợc xây dựng chỉ tồn tại trong vài năm lại rơi vào ách đơ hộ nhà Đƣờng. Ơng đƣợc nhân dân suy tơn là Bố Cái Đại Vƣơng.
Ơng vua thứ hai cũng ở làng Đƣờng Lâm là Ngô Quyền. Năm 938, Ông chỉ huy trận Bạch Đằng nổi tiếng, đánh bại quân Nam Hán do Hoằng
Thao chỉ huy, giết chết Hoằng Thao. Mùa xuân năm 939, ông xƣng là Ngô Vƣơng (tức là Tiền Ngơ Vƣơng), đóng đơ ở Cổ Loa (thuộc thành phố Hà Nội ngày nay). Tuy chỉ xƣng Vƣơng nhƣng ơng có thể coi là ngƣời có cơng lớn trong việc giành đƣợc độc lập cho đất nƣớc sau một nghìn năm Bắc thuộc. Nhà sử học Lê Văn Hƣu viết trong "Đại Việt sử ký toàn thƣ": Tiền Ngơ Vƣơng có thể lấy qn mới họp của đất Việt ta mà phá đƣợc trăm vạn quân của Lƣu Hoằng Tháo, mở nƣớc xƣng vƣơng, làm cho ngƣời phƣơng Bắc khơng dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên đƣợc dân, mƣu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy [11; tr 120].
Văn bia xã Cam Tuyền cho chúng ta thêm cứ liệu lịch sử về hai nhân vật anh hùng trong lịch sử Việt Nam: “Xã Cam Tuyền xƣa gọi là Đƣờng Lâm, vốn là vùng rừng núi, là chốn đất thiêng từng sản sinh ra 2 vị anh hùng là Phùng Vƣơng và Ngô Vƣơng, điều mà trong nƣớc khơng nơi nào có. Vì vậy quan viên bản xã dựng tấm bia thờ, trên khắc sự tích sơ lƣợc của 2 vƣơng để lƣu truyền đời sau” (ký hiệu: 7135 ).
Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử - văn hóa kiệt xuất thời Lê Sơ, ơng góp cơng rất lớn trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh. Ông xuất thân là nhà Nho học, trình độ học vấn của ông đƣợc khẳng định khi ông đỗ tiến sĩ từ lúc tuổi cịn rất trẻ, có khá nhiều văn bia ở q ơng cịn ghi lại nhƣ:
Bia văn chỉ xã Nhị Khê, niên đại Chính Hịa thứ 11 (1690), đề danh 7 vị tiến sĩ của xã Nhị Khê, chia ra tiền triều gồm 6 vị: Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi (khoa Canh Thìn), Nguyễn Tổ Giám (Thừa chính sứ xứ An Bang - theo tộc biên), Ứng Ngạn Lƣơng (khoa Ất Mùi), Nguyễn Trung Lƣợng (khoa Bính Thìn), Ngơ Hồn (Hồng giáp triều Trần) và đƣơng đại 1 vị: Dƣơng Cơng Độ (khoa Q Hợi); đồng thời khắc tên 19 ngƣời từng dự hội thí, trong đó có một số ngƣời con cháu của Nguyễn Trãi (ký hiệu: 2684/2685).
Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) cùng cha là Nguyễn Phi Khanh ra làm quan cho nhà Hồ. Quê hƣơng ông đã khắc bia ghi lại tên tuổi hai cha con, năm đỗ tiến sĩ cùng với những ngƣời đã đỗ tiến sĩ tại làng Nhị Khê để con cháu đời sau noi theo.
Những nhân vật lịch sử nổi tiếng trên mảnh đất Hà Tây khá nhiều nhƣng khi đƣợc khắc vào văn bia sẽ mãi đƣợc ngƣời đời biết đến không chỉ ở một vài thập kỷ mà hàng trăm năm, hàng nghìn năm sau. Việc khắc lên văn bia những nhân vật lịch sử đó cho thấy ngƣời Hà Tây trọng đạo lý, biết ơn những vị vua, quan có cơng với nhân dân và đất nƣớc.