2.2 .Văn bia Hà Tây
2.2.2.2 .Văn bia góp phần nghiên cứu các di tích văn hóa lịch sử
2.2.3.5. Văn bia góp phần nghiên cứu phong tục, tập quá nở địa phƣơng
phƣơng
Phong tục, tập quán trên văn bia Hà Tây chúng tơi tìm hiểu ở việc gửi giỗ, bầu hậu và thờ tổ nghề.
Số lƣợng văn bia có nội dung gửi giỗ ở Hà Tây là khá nhiều. Đối tƣợng đƣợc gửi giỗ sau khi mất có thể là bản thân ngƣời ngƣời giỗ do khơng có con trai hoặc con cái gửi giỗ cho cha mẹ. Nơi nhận gửi giỗ có thể là chính làng xã nơi họ sống, ở chùa, ở đình, hội lão, hội giáp. Để đƣợc cúng giỗ sau khi mất những đối tƣợng gửi giỗ phải đóng góp một khoản tiền nhất định và họ nhận đƣợc sự cam kết của nơi nhận gửi giỗ. Bia gửi giỗ đƣợc dựng để ghi nhớ những ngƣời đã gửi giỗ và họ phải đƣợc thờ cúng sau khi mất. Ví dụ nhƣ: Diễn khánh lưu hậu bi 演 磬 留 後 碑 (xã Phụng Châu, huyện Chƣơng Mỹ), niên đại Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), có ghi: Vợ chồng ông Nguyễn Viết Tạo ngƣời xã Lƣơng Xá huyện Chƣơng Đức cúng 70 quan tiền và 5 sào ruộng cho để đóng thuế thay cho thơn. Dân thơn cảm kích lịng tốt của ơng bà, bèn lập bia ghi công đức. Sau khi ông bà qua đời sẽ cúng giỗ theo nghi thức trong bia (ký hiệu: 1923/1924); văn bia Đồng xã bi ký 佟 社 碑 記 (xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất), niên đại Minh Mệnh 18 (1837), chép nội dung nhƣ sau: “Bản xã tu sửa đình miếu, cháu gái ông Nguyễn Kiều Loan cúng cho xã 300 quan và 3 mẫu ruộng để chi phí. Dân cho ơng đƣợc gửi giỗ tại đình, hàng năm cúng giỗ theo quy định” (ký hiệu: 17972).
Tục bầu hậu có sau gửi giỗ nhƣng có số ngƣời tham gia đơng đảo bởi nó phù hợp với tâm lý của ngƣời dân. Có gần nửa số văn bia ở Hà Tây đề cập đến nội dung lập hậu, bầu hậu, nhƣ một số văn bia: Hậu Phật bi kí 後 佛
碑 記 (thôn Đông Lao, xã Đơng La, huyện Hồi Đức), có ghi: “Bà Nguyễn Thị Siêu xuất tiền và ruộng giúp xã chi phí trong việc kiện tụng, bản xã thuận tình bầu hai vợ chồng bà làm hậu Phật ở chùa Hƣng Phúc. Có quy định thể lệ cúng tế, các thửa ruộng cúng và bài minh 18 câu” (ký hiệu: 1425/1426); Hậu thần bi ký 後神 碑記 (thơn Thƣ Trai, xã Phúc Hịa, huyện Phúc Thọ), niên đại Cảnh Hƣng 36 (1775), có ghi nội dung vợ chồng ơng Khuất Dƣơng Trị cúng tiền cho xã sửa chữa và cúng ruộng nên đƣợc giáp bầu làm hậu thần (ký hiệu: 18164, 18165). Tục bầu hậu là nét đẹp trong văn hóa của ngƣời Hà Tây, ở chƣơng sau chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu về tục lệ này.
Hà Tây là vùng đất trăm nghề, với nhiều làng nghề thủ cơng nổi tiếng. Mỗi nghề đều có những tổ nghề, ngƣời đã sáng tạo ra sản phẩm đầu tiên và truyền dạy cho dân làng. Việc thờ tổ nghề để thể hiện lòng biết ơn và đồng thời đây là nét đẹp văn hóa trong phong tục của ngƣời Hà Tây. Một số văn bia ở Hà Tây có ghi lại việc này: văn bia Sùng sư báo bản bi kí 崇 師 報 本 碑 記, ở thôn Ỷ La, phƣờng Dƣơng Nội, Hà Đơng, niên đại Chính Hịa thứ 25 (1704 ), có chép: “Phƣờng dệt lụa hai xã La Nội và Ỷ La lập bia thờ các vị tổ nghề ngƣời Bắc quốc, xƣa kia ngụ cƣ tại bản ấp, truyền dạy nghề dệt các loại lụa, the, lƣợt cho dân địa phƣơng. Để tỏ lòng biết ơn các vị tổ nghề, dân làng định lệ tháng 3 hàng năm, vào tiết Thanh minh mồng 3 và ngày 23 là ngày giỗ tổ, dân làng mổ bò làm cỗ cúng tế tổ sƣ. Bia khắc tính, tự các vị tổ nghề và các điều lệ về đóng góp tiền” ( kí hiệu 926/927); văn bia Tiên hiền bi kí 先 賢 碑 記 (thôn Đa Sĩ, xã Kiến Hƣng- Hà Đông), niên đại Cảnh Hƣng thứ 44 (1783), ghi lại việc thờ Tổ nghề y của vùng: “Nghề y là 1 trong 3 nghề cao quý. Các môn sinh thuộc bản xã đã dựng đàn để làm lễ tế tƣởng nhớ công đức các vị tổ sƣ nghề y của vùng này và dựng bia khắc ghi tên,
hiệu, quan chức của các vị Tiên hiền đó để đời sau phụng thờ” (ký hiệu: 1865/1866).
Nhƣ vậy, qua văn bia chúng ta hiểu thêm phong tục, tập quán của ngƣời Hà Tây. Văn bia đã ghi lại tục bầu hậu, gửi giỗ ở các làng xã của Hà Tây trong thời kỳ phong kiến. Số lƣợng văn bia này chiếm hơn nửa văn bia có ở Hà Tây cho chúng ta thấy ngƣời Hà Tây thời kỳ trƣớc không chỉ coi trọng cuộc sống hiện tại mà họ còn lo trƣớc cho bản thân sau khi đã mất, họ vẫn muốn thế hệ sau luôn nhớ đến họ.
* Tiểu kết chƣơng 2
Hà Tây là vùng đất cổ với nền văn hiến đƣợc hình thành từ lâu. Trải qua thời gian của lịch sử, mảnh đất này có nhiều sự thay đổi về địa lý hành chính góp phần cho vùng đất này đƣợc mở rộng hơn.
Hà Tây có khá nhiều di tích văn hóa lịch sử đƣợc lƣu lại, đặc biệt các di tích đình, chùa, đền miếu, lăng mộ, từ đƣờng. Cũng tại các di tích lịch sử văn hóa chúng ta đã thu thập đƣợc một khối lƣợng văn bia đồ sộ của các thời kỳ trƣớc đã tạo dựng. Qua việc tìm hiểu văn bia ở Hà Tây, chúng ta đã tìm đƣợc những giá trị quý báu để biết chi tiết hơn về các nhân vật anh hùng trong lịch sử (Hai Bà Trƣng, Phùng Hƣng, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi… ), các di tích văn hóa lịch sử (Đền thờ Hai Bà Trƣng, Đền Tản Viên, Đình Phùng Hƣng, chùa Bối Khê, ….), tình hình kinh tế của các làng xã, những sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán của ngƣời Hà Tây. Việc văn bia đƣợc dựng nhiều tại các làng xã có thể thấy ngƣời Hà Tây trƣớc đây muốn thế hệ sau kế tục những nét đẹp truyền thống của địa phƣơng, ln làm những việc có đức có nhân với gia đình, với cộng đồng.
Các hoạt động của làng xã, những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa đƣợc ghi chép trên văn bia, phần nào gợi cho chúng ta biết đƣợc cuộc sống và sinh hoạt trƣớc đây của ngƣời dân Hà Tây. Những văn bia này vơ cùng có giá trị cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, dân tộc học, …khi tìm hiểu về Hà Tây. Tuy nhiên, cho đến nay cơng trình nghiên cứu về văn bia Hà Tây là chƣa nhiều, chƣa khai thác đƣợc hết những giá trị của văn bia.