Các hoạt động ưa thích của khách nội địa tại Cát Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 64 - 131)

Tiêu chí Rất thích Bình thƣờng Không thích Không ý kiến Tắm ngoài đảo Khỉ 49 % 38 % 5 % 8 % Tắm ở các bãi tắm ven bờ 53 % 37 % 3 % 7 %

Thăm quan vịnh Lan Hạ 37 % 44 % 7 % 12 %

Thăm quan các hang động 35 % 48 % 7 % 10 %

Thăm quan Vườn Quốc Gia Cát Bà 21 % 51 % 14 % 15 %

Thể thao mạo hiểm 24 % 32 % 20 % 24 %

Tìm hiểu văn hóa cộng đồng 10 % 12 % 29 % 59 %

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Loại hình lưu trú ưa thích:

Loại hình lưu trú khách nội địa ưa thích nhất là nghỉ tại các nhà hàng nổi (27,54%) và tại các nhà nghỉ hiện đại (26,95%), sau đó đến các khách sạn cao cấp (23,25%) và các resort (13,17%). Nhìn chung, khách nội địa không yêu cầu quá khắt khe về chất lượng dịch vụ lưu trú như khách quốc tế, song họ cũng yêu cầu được bảo đảm những tiện nghi cơ bản. Hiện, hầu hết khách nội địa đến du lịch biển Cát Bà đều lựa chọn các khách sạn hạng trung.

Biểu đồ 2.9: Loại hình lưu trú ưa thích của khách nội địa tại Cát Bà

Địa điểm ăn uống ưa thích của khách nội địa là trên các tàu thăm quan Vịnh Lan Hạ (40%) và trên các nhà hàng nổi (30,07%). Ăn uống trên các bãi biển (20,92%) khi vừa tắm xong hoặc “nhậu” trên bờ biển cũng là hình thức được nhiều du khách trong nước lựa chọn. Song, việc bố trí các bàn “nhậu” sát mép nước đang gây ra tình trạng hỗn loạn, mất mỹ quan và tập trung một lượng rác lớn ở bờ biển gây ô nhiễm nguồn nước.

Biểu đồ 2.10: Địa điểm ăn uống ưa thích của khách nội địa tại Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Cơ cấu chi tiêu:

Theo kết quả điều tra của người viết, 35% khách nội địa sẵn sàng chi trả nhiều nhất cho dịch vụ lưu trú, 32% cho dịch vụ ăn uống và 29% cho dịch vụ vui chơi, giải trí. Từ đó, có thể thấy khách trong nước quan tâm nhiều đến việc ăn, ở, sau đó mới đến hoạt động giải trí.

2.5.4. Đánh giá chung

- Chỉ có khoảng 30% du khách tỏ ý muốn quay lại du lịch Cát Bà, tỷ lệ lưu trú của khách thấp bởi sản phẩm du lịch nơi đây chưa có sự độc đáo, riêng biệt và hiện trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng trầm trọng.

- Yếu tố thời tiết cũng góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách đến Cát Bà. Song hiện tại mới chỉ có dự báo chung cho cả khu vực Đông Bắc Bộ hoặc chung cho cả thành phố Hải Phòng và vẫn chưa có các thông tin dự báo riêng cho khu vực biển Cát Bà nên du khách khó có thể nắm bắt thông tin để đưa ra quyết định đi du lịch.

Tiểu kết chƣơng 2

Hoạt động du lịch biển ở Cát Bà có sự bền vững tương đối ở góc độ kinh tế và xã hội, còn chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách và góc độ môi trường sinh thái được đánh giá là chưa bền vững. Cụ thể như sau:

- Tác động lên phân hệ kinh tế: lượng khách du lịch đến Cát Bà và doanh thu từ hoạt động du lịch có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm qua. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư, nấp cấp thường xuyên. Song, nguồn thu từ du lịch chưa được trích ra cho công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển – nguồn vốn sinh thái cơ bản cho hoạt động du lịch biển Cát Bà. Từ đó, khó có thể duy trì sức hút dài lâu cho điểm đến đồng nghĩa với việc khó duy trì lợi ích kinh tế bền vững.

- Tác động lên phân hệ xã hội – nhân văn: du lịch biển ở Cát Bà đã mang đến khá nhiều việc làm cho người dân địa phương nên nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng. Bên cạnh đó, hoạt động này đang có sự phát triển khá đúng hướng khi có ít tệ nạn xã hội. Nhưng sự leo thang giá dịch vụ trong mùa du lịch cũng là một hạn chế của du lịch biển Cát Bà. Bên cạnh đó là sự chênh lệch mức sống giữa người dân thị trấn Cát Bà với các xã lân cận như Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận…

- Tác động lên phân hệ sinh thái tự nhiên: sự tập trung quá đông du khách trong chính vụ du lịch cộng thêm ý thức bảo vệ môi trường kém của du khách, cộng đồng địa phương nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển, gia tăng chất thải rắn, hủy hoại môi trường cảnh quan, hệ sinh thái… ngày càng trầm trọng. Môi trường biển Cát Bà đang bị báo động khẩn cấp.

- Việc đáp ứng nhu cầu của du khách: du lịch biển Cát Bà chưa đáp ứng tối đa được nhu cầu của du khách nên chỉ có khoảng 30% số du khách được hỏi tỏ ý muốn quay trở lại Cát Bà. Bên cạnh đó, số ngày lưu trú của du khách khá ngắn, đặc biệt là khách quốc tế.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN CÁT BÀ (HẢI PHÕNG) 3.1 Nhóm giải pháp quản lý nhà nƣớc về du lịch

3.1.1 Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

- Ở cấp tỉnh, cần nhanh chóng bổ sung thêm nhân lực cho phòng nghiệp vụ du lịch. Ở cấp huyện, cần thành lập bộ phận chuyên trách về du lịch trong phòng VH – TT – TT – DL huyện Cát Hải. Thực hiện chế độ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (đặc biệt là những kiến thức về phát triển du lịch biển bền vững) luân phiên đối với công chức, viên chức, cán bộ quản lý du lịch cấp thành phố, cấp huyện.

Bảng 3.1: Nguồn gốc xung đột giữa du lịch và các hoạt động kinh tế xã hội ở vùng ven biển do sử dụng cùng loại tài nguyên – môi trường

Sinh cảnh Hoạt động kinh tế chủ yếu Rừng ngập mặn Ám tiêu san hô Đảo Bãi biển cát Đáy biển bùn Vùng đất thấp ven bờ Công nghiệp X X X Nông nghiệp X X X Phát triển đô thị X X X Nuôi thủy sản X X X Đánh bắt thủy sản X X X X DU LỊCH X X X X X Khai thác động thực vật X X X X Khai thác khoáng sản X X X X X Lâm nghiệp X X

Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, A4, tr.120

động du lịch rất thường mâu thuẫn với hoạt động kinh tế địa phương vì cả hai sử dụng chung không gian môi trường nhưng với phương hướng khác nhau.

- Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương ở Cát Bà về sự cần thiết của việc tăng cường mối quan hệ giữa phát triển du lịch và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3.1.2. Thành lập quỹ môi trường

Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Cát Bà có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm. Song hầu hết nguồn thu này đều thuộc về các doanh nghiệp hoặc cá nhân nhất định, và chưa có một khoản nhỏ nào dành cho hoạt động bảo vệ môi trường – yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch biển bền bền vững ở Cát Bà. Do đó, việc thành lập quỹ bảo vệ môi trường dựa trên sự đóng góp của các doanh nghiệp và của khách du lịch là việc làm cần thiết.

Bảng 3.2: Sự quan tâm của du khách đến phát triển du lịch biển bền vững ở Cát Bà

Lựa chọn Khách trong nƣớc Khách nƣớc ngoài

Có 68 % 92 %

Không 32 % 8 %

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Theo ý kiến của người viết, trong các chương trình tour du lịch biển đến Cát Bà nên quy định một mức phí nhất định dành cho công tác bảo vệ môi trường (giống như gợi ý về tiền tip cho hướng dẫn viên), mức phí này có thể là 1$/1 khách/1 tour. Khoản phí này có thể tính luôn vào giá tour hoặc giá bán các sản phẩm, dịch vụ tại điểm du lịch. Cũng có thể thiết lập các hòm đóng góp tự nguyện ở trước mỗi điểm thăm quan. Theo tham khảo của người viết (bảng 3.9), phần lớn du khách đều thể hiện sự quan tâm đến vấn đề phát triển du lịch biển bền vững và sẵn sàng có các hành động hưởng ứng, hỗ trợ công cuộc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển ở Cát Bà. Do đó, nếu

chúng ta tuyên truyền, vận động tốt, du khách sẽ hoàn toàn thoải mái khi trả mức phí 1$/1 khách/1 tour để góp phần nguồn vốn sinh thái quý giá của du lịch biển Cát Bà.

Còn với các doanh nghiệp du lịch, theo người viết nên quy định một mức đóng góp nhất định trên tổng doanh thu (như thu phí VAT), mức thu có thể là 0,05% doanh thu từ hoạt động du lịch biển. Theo kết quả phỏng vấn của người viết với 25 chủ khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch ở Cát Bà và 7 giám đốc công ty du lịch ở Hà Nội thường tổ chức tour du lịch biển đến Cát Bà (năm 2011), có đến 27 người trả lời họ đồng ý mức phí 0,05%/ tổng doanh thu dành cho công tác bảo vệ môi trường, miễn là họ phải được xem kế hoạch hoạt động cụ thể và phải nhìn thấy triển vọng cải thiện môi trường biển từ hoạt động đó.

3.1.3. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản cụ thể

- Tiến hành điều tra, thống kê các lồng bè nuôi thủy sản, sau đó khảo sát, đo đạc, vẽ sơ đồ vị trí neo đậu cho các bè nuôi tại 10 điểm đã được quy hoạch như Vịnh Lan Hạ, Bù Nâu, Vụng Trâu Nằm, Vạn Bội, Vạn Tà, Trà Báu, Tai Kéo, áng Kê, Hòn Thoi Quýt ….

- Tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp với chủ bè và vận động 100% chủ bè ký cam kết thực hiện việc di dời về địa điểm mới.

- Vận động nhân dân không cơi nới, đóng bè nuôi mới.

- Ban hành hướng dẫn cụ thể về việc chăn thả thức ăn cho cá, quy định loại thức ăn cho cá… để chấm dứt tình trạng thức ăn được thả tự do xuống biển gây ô nhiễm môi trường nước.

- Có kế hoạch di dời 70 lồng bè nuôi tu hài bị bỏ không trên vịnh Lan Hạ (do những trận dịch liên tiếp trong mấy năm qua nên nhiều hộ gia đình không còn khả năng huy động vốn tái sản xuất nên đã bỏ không các bè nuôi để lên bờ làm việc khác).

- Tổ chức thu gom rác thải đều đặn hàng ngày trên các vịnh. Vận động các chủ bè tự trang bị dụng cụ chứa rác trên thuyền, bè của mình để đội thu gom rác đưa về nơi tập kết quy theo quy định để xử lý.

- Nghiêm cấm các hộ gia đình sinh sống trên các bè xả rác trực tiếp xuống biển. Vận động các hộ dân tự nguyện đóng góp tiền hàng tháng để đội thu gom rác có kinh phí duy trì hoạt động đều đặn.

3.1.4. Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý môi trường riêng cho Cát Bà

- Tổ chức triển khai tốt chỉ thị 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an, và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch.

- Xây dựng các quy định về việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải, giám sát các nguồn thải. Các ngành chức năng và huyện Cát Hải cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường. Ngoài việc thường xuyên xử lý phun hóa chất, chôn lấp rác của huyện đảo, còn cần tham mưu giải pháp để thành phố cấp kinh phí khắc phục tình trạng ô nhiễm do các bãi rác, trong đó có bãi Đồng Trong gây nên.

- Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội cho toàn đảo.

- Xây dựng phương án ứng cứu sự cố tràn dầu và hoá chất: dùng phao quây dầu (phao quây dầu tự động, phao bơm khí, phao quay cố định 24/24, phao tự nổi dạng tròn, phao tự nổi dạng dẹp, phao quây dầu trên bãi biển); dùng bơm hút dầu (loại disk, loại drum, loại brush, loại multi, loại weir, loại băng chuyền); dùng thùng chứa dầu thu gom; dùng ca nô ứng cứu dầu. Ngoài ra có thể dùng chất phân tán, chất hấp thụ dầu…

- Hạn chế các tàu bè ra vào vịnh mỗi ngày để giảm bớt tình trạng ô nhiễm dầu trên mặt nước biển. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp dùng các chất hoạt hoá bề mặt sinh học do các vi sinh vật tạo ra để tăng cường khả

năng phân huỷ các hydrocacbon của dầu mỏ. Phương pháp này đang được đánh giá cao bởi các đặc tính ưu việt của nó như: xử lí triệt để, an toàn cho môi trường và giá thành thấp.

- Kiểm tra thường xuyên các tàu thuyền nhằm ngăn chặn khai thác cát trái phép ở các bờ biển Cát Bà để cung cấp cho các hộ nuôi tu hài nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái cho biển Cát Bà.

- Ra quy định nghiêm ngặt với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sứa để chấm dứt hoàn toàn tình trạng chỉ thu gom đầu sứa còn mình và thân sứa thẳng tay quẳng xuống biển.

- Không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất và chế biến có các chất thải chứa các tác nhân độc hại (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật...).

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng để thực hiện thu phí và xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Quy hoạch cụ thể các dự án phát triển du lịch và dự án các ngành khác để không làm phá vỡ môi trường cảnh quan vụng, vịnh, núi, biển Cát Bà. Đồng thời phải thường xuyên giám sát tác động của các dự án này đối với môi trường.

- Không nên phát triển đô thị trong thị trấn Cát Bà vì các vụng, vịnh đã quá tải.

- Yêu cầu các công trình xây dựng ven biển, hoạt động du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí ven biển, trên biển bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo đảm nước thải không gây ô nhiễm theo quy định.

- Hàng năm, vào các vụ du lịch, Sở VH – TT – DL Hải Phòng cần phải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng để tiến hành lấy mẫu quan trắc đánh giá mức độ ô nhiễm tại Cát Bà.

- Cần đào tạo nguồn nhân lực du lịch có kiến thức về bảo vệ môi trường bằng cách: lồng ghép các kiến thức về bảo vệ môi trường trong các chương

trình đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyện nghiệp chuyên về du lịch; định kỳ mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tài nguyên, môi trường cho đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang làm việc trong ngành du lịch tại Hải Phòng và Cát Bà.

- Cần tăng cường hoạt động của Ban quản lý Vịnh Cát Bà (thành lập tháng 5/2010 với vai trò chính là tham mưu giúp UBND huyện quản lý, sắp xếp lại trật tự neo đậu các bè nuôi thuỷ sản, quản lý công tác vệ sinh môi trường và thu phí thăm quan Vịnh).

- Tìm kiếm và sử dụng kịp thời sự trợ giúp quốc tế thông qua các hội nghị, hội thảo về vấn đề môi trường.

- Tăng cường hệ thống thông tin về môi trường nhằm hướng dẫn khách thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, đồng thời cảnh báo cho khách biết tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cát Bà và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giải quyết vấn nạn đó. Cần lắp đặt thêm các biển hướng dẫn, nhắc nhở khách bỏ rác đúng nơi quy định, đặt thêm các thùng thu gom rác thải tại các điểm du lịch, bố trí thêm các khu vệ sinh công cộng. Bên cạnh đó, nên thu hút khách du lịch tham gia vào các chương trình bảo vệ, giữ gìn môi trường sạch đẹp như cho rác vào túi giấy, thi tìm hiểu về môi trường...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 64 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)