Gia tăng chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 54)

6. Bố cục luận văn

2.4. Tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên

2.4.2. Gia tăng chất thải rắn

Ô nhiễm chất thải rắn đang là vấn đề bức xúc ở Cát Bà. Cùng với sự phát triển của thị trấn và hoạt động du lịch là sự gia tăng của lượng chất thải rắn với tính chất độc hại ngày càng cao. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay, “lượng rác thải ra khoảng 40 – 50m3/ngày, trung bình lượng chất thải rắn khoảng 0,6 – 0,8kg/người/ngày”1. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, lượng rác thu gom được mới chỉ đạt 60 – 70% nên rác vẫn còn tồn đọng ở nhiều địa điểm trong thị trấn, làm mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của cư dân và du khách.

Ước tính mỗi năm lượng rác thải, nước thải ở Cát Bà tăng khoảng 15% đến 20% lần, lượng chất thải rắn tăng 1,18 lần. Theo dự báo của Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải, đến năm 2020, dân số toàn đảo đạt khoảng hơn 20,4 vạn người sẽ làm tăng lượng rác và nước thải, gây ô nhiễm lên 1,6 lần. Hoạt động du lịch biển với lượng khách dự báo lên tới 1,9 triệu lượt, cũng sẽ làm tăng lượng chất thải từ khách du lịch gấp 6 lần so với hiện nay. Tương tự, lượng chất thải rắn phát sinh trên đảo khoảng 19.600m3, tăng 2,51 lần. Trong khi đó, bãi rác Đồng Trong đã quá tải. Trông vào khu xử lý rác tổng hợp Áng Chà Chà được xây dựng năm nay, thì với lượng rác thải được dự báo như vậy, cũng sẽ quá tải vào năm 2020. Chưa kể, chỉ riêng về sức chứa du lịch, theo tính toán, Cát Bà có thể tiếp nhận khoảng 1,6 triệu khách/năm. Tuy nhiên, chỉ

với hơn 900.000 lượt khách từ đầu năm đến nay, Cát Bà cũng đã có dấu hiệu quá tải.

Rác thải trên bờ sau khi thu gom được vận chuyển bằng xe công nông – một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí – đến bãi rác chung cách thị trấn 4km. Ở đó, hàng tuần rác được xử lý bằng cách phun thuốc và đốt nên rác thải thường xuyên trong tình trạng cháy âm ỉ suốt ngày đêm, gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm và ô nhiễm không khí (do mùi rác thải lâu ngày tích tụ, đặc biệt khó chịu trong khi chuyển mùa).

Bảng 2.9: Phân loại chất thải rắn tại Cát Bà

Chỉ tiêu Loại Thành Phần

1 Hữu cơ Vỏ hoa quả, thức ăn thừa, hoa và lá cây

2 Giấy Túi giấy, vỏ hộp cacton

3 Kim loại Vỏ đồ hộp, lon nước

4 Nhựa Túi nilon, vỏ chai nước

5 Thủy tinh Vỏ chai

Nguồn: Phạm Trung Lương B7, tr.78

Chất thải trên mặt vịnh cũng là vấn đề đáng lo ngại. Lượng chất thải này rất lớn và khó kiểm soát do hoạt động đổ chất thải thường xuyên diễn ra vào ban đêm, là thời gian hoạt động của các tàu cá. Các chất thải chủ yếu là túi ni lông bảo quản hải sản và dầu mỡ từ các tàu thuyền. Ước chừng, mỗi đêm có vài chục kg túi ni lông bị vứt bừa bãi trên biển, ngoài ra là các chai lọ và chất thải hữu cơ khác. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà bè phục vụ ăn uống, các tàu tham quan, các hộ gia đình sinh sống trên bè đều có thói quen xả thẳng rác xuống biển. Những hoạt động này càng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường vịnh Cát Bà – vốn đã xuống cấp từ lâu.

Theo tác giả tham khảo ý kiến của 20 chủ khách sạn, nhà nghỉ ở Cát Bà thì vào mùa du lịch, lượng điện tiêu thụ của du khách vào khoảng 4,0 kwh/người/ngày. Trước, con số này giao động ở mức 3,6 – 3,8 kwh/người/ngày, song từ khi mạng wifi được phủ sóng và cung cấp miễn phí cho đảo Cát Bà, lượng điện tiêu thụ của du khách cũng tăng lên. Vào mùa hè, ở Cát Bà thường xảy ra tình trạng mất điện lưới, mất điện điều hòa, gây nhiều phiền toái cho khách du lịch.

Lượng nước tiêu thụ của du khách vào khoảng 300 lít/người/ngày. Do lượng khách du lịch tập trung quá đông vào mùa cao điểm nên ước tính nhu cầu sử dụng nước của thị trấn Cát Bà vào khoảng 1,2 triệu m3 nước ngọt, song nguồn nước cung cấp vận hành hết công suất cũng chỉ đạt từ 800 đến 900 m3

. Vì vậy, vào chính vụ du lịch Cát Bà luôn thiếu nước ngọt trầm trọng.

2.4.4. Môi trường cảnh quan bị phá vỡ

Ở Cát Bà, hiện có đến trên 30% diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng các công trình phục vụ du lịch. Cát Bà hiện có khoảng 20 dự án đầu tư lớn, chủ yếu là các dự án phát triển du lịch. Sau khi được cấp phép, các chủ đầu tư đều “cải tạo” cảnh quan tự nhiên bằng cách phá núi, lấp vịnh… để xây dựng khách sạn, biệt thự, tuy nhiên hầu hết các dự án đều chậm tiến độ hoặc “đắp chiếu” để đấy. Sau vụng Cái Giá bị lấp cách đây 6 năm để thực hiện dự án Cát Bà Amatina, sắp tới lại có thêm một vụng nữa bị lấp để phục vụ cho dự án xây dựng khách sạn 5 sao và khu vui chơi giải trí Kinh Thành – vụng Đồng Hồ. Vụng Đồng Hồ nằm cuối thị trấn Cát Bà với làn nước trong biếc, in hình hai khối đá núi vươn ra biển. Khách muốn tham quan bãi tắm Cát Cò 3 phải đi qua khu vực này. Vì thế có thể nói, vụng Đồng Hồ giống như là cánh cửa vươn ra biển của thị trấn Cát Bà. Vụng cũng là nơi hàng trăm tàu thuyền neo đậu mỗi khi từ ngoài khơi trở về. Do đó, việc lấp vụng không những làm

ảnh hưởng tới các ngư dân mà còn làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và hủy hoại các sinh vật ở tầng đáy.

Các bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Cò 3 cũng đang bị xâm hại bởi nạn khai thác cát trái phép 1

. Ngay giữa ban ngày, người ta có thể tận mắt chứng kiến những “đội quân” ngang nhiên xúc cát lên xà lan và tàu nhỏ để chở đi nơi khác mà không gặp bất kỳ sự phản ứng hay ngăn cản gì. Đối tượng chủ yếu là những cư dân địa phương hành nghề nuôi thủy sản. Họ lén lút đưa cát từ khắp nơi trong vịnh về các bãi để chứa, sau đó mang dần đi nuôi tu hài. Lượng tu hài càng nhiều thì nhu cầu cát càng cao. Do đó, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả ngay lập tức thì rất có thể dẫn đến nguy cơ các bãi cát ở Cát Bà trở nên nhếch nhác hoặc biến mất hoàn toàn.

Phần lớn (khoảng 60%) các công trình kiến trúc đều xây dựng theo hướng hoàng tráng hóa, hiện đại hóa ít nhiều đã phá vỡ cảnh quan hoang sơ, biệt lập, yên bình đặc thù biển đảo.

2.4.5. Hệ sinh thái biển đang bị hủy hoại

Mức độ tiêu thụ các động, thực vật quý hiếm cũng diễn ra công khai và phổ biến ở Cát Bà. Các rặng san hô bị khai thác quanh năm vì đây là địa bàn dễ dàng lui tới, lại có nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú, khai thác không cần đầu tư tốn kém. Các phương thức khai thác rất đa dạng: câu, lặn hoặc lặn vòi hơi, dùng thuốc nổ, lặn kết hợp dùng thuốc độc… Do khai thác tự do không quản lý, nguồn lợi trên rặng san hô đã bị suy giảm nhanh chóng, nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao có nguy cơ bị tuyệt chủng như tôm hùm, bào ngư. Hình thức khai thác bằng thuốc nổ và chất độc xảy ra thường xuyên gây hủy diệt nhiều rặng san hô và là tiền đề gây ra cảnh sa mạc hóa dưới đáy biển.

2.4.6. Đánh giá chung

Sự gia tăng số lượng khách du lịch biển đến Cát Bà và ý thức bảo vệ môi trường kém của cộng đồng địa phương, du khách đã gây ra áp lực lớn cho môi trường sinh thái nơi đây, đặc biệt ô nhiễm nước biển đã lên đến mức báo động. Về lâu dài nguồn vốn sinh thái này có thể bị hủy diệt, đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động du lịch biển tại đây.

2.5. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

2.5.1. Khả năng quay lại thấp

Theo kết quả khảo sát của Sở VH – TT – DL Hải Phòng tổ chức vào mùa du lịch năm 2010 tại Cát Bà, có trên 80% khách du lịch hài lòng về chất lượng các dịch vụ tại đây. Tuy nhiên chỉ có hơn 30% du khách được hỏi trả lời là “sẽ quay trở lại Cát Bà”. Còn theo kết quả thăm dò ý kiến khách du lịch tại Cát Bà của người viết (50 mẫu phiếu với khách quốc tế và 100 mẫu phiếu với khách nội địa), chỉ có 38% khách nội địa và 28% khách quốc tế cho biết “có quay lại du lịch Cát Bà trong tương lai”, số còn lại đều trả lời “không chắc” hoặc “không” có kế hoạch quay lại.

Bảng 2.10: Khả năng quay lại Cát Bà của khách du lịch

Lựa chọn Khách trong nƣớc Khách nƣớc ngoài

Có 38 % 28 %

Không chắc 50 % 72 %

Không 12 % 0 %

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Theo kết quả điều tra xã hội học của người viết về một số yếu tố phục vụ việc phát triển du lịch ở Cát Bà, chỉ có yếu tố “độ an toàn” và “sự đón tiếp của cư dân địa phương” được du khách đánh giá là “rất tốt” hoặc “tốt”. Các yếu tố “lao động du lịch”, “cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch” và “giao thông được đánh giá là “tốt” hoặc “trung bình”. Còn yếu tố “môi trường biển” hầu

hết bị đánh giá là “trung bình” hoặc “kém”. Trong khi đây là yếu tố căn bản nhất, là “nguồn vốn sinh thái” của du lịch biển Cát Bà.

Biểu đồ 2.4: Sự đánh giá của khách nội địa về một số yếu tố phục vụ việc phát triển du lịch biển ở Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011, 2012

Biểu đồ 2.5: Sự đánh giá của khách quốc tế về một số yếu tố phục vụ việc phát triển du lịch biển ở Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

2.5.2. Tỷ lệ lưu trú hạn chế

Tỷ lệ lưu trú của du khách còn khá thấp, “khách quốc tế lưu trú trung bình 2,0 – 2,5 ngày, khách nội địa lưu trú trung bình 1,5 – 2,0 ngày” 1

. Hiện

trạng này là bởi sản phẩm du lịch biển ở Cát Bà chưa độc đáo, hầu như trùng lặp với nhiều điểm du lịch biển khác. Cạnh đó, các dịch vụ bổ sung ở Cát Bà chưa phong phú, hệ thống các điểm vui chơi, giải trí, thể thao chưa hấp dẫn. Ban ngày hoạt động chính của du khách là tắm biển hoặc đi tàu thăm vịnh. Ban đêm, du khách chỉ có thể đi dạo quanh bờ biển, đi xe đạp đôi, chơi tennis, các du khách giàu có hơn thì có thể đi dự tiệc ở các du thuyền. Những điều này không có gì mới mẻ và thu hút khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, nên khó có thể giữ họ ở lại dài ngày. Ngoài ra, chất lượng lao động du lịch yếu kém, phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp cũng là yếu tố cản trở mức độ sử dụng các dịch vụ du lịch của du khách.

Tuy nhiên, việc đảm bảo sức khỏe cho du khách được tiến hành khá tốt, từ trước đến nay chưa có hiện tượng khách gặp dịch bệnh gì khi đến Cát Bà. Hiện tượng du khách bị tai nạn do gặp sóng to dẫn đến chết đuối hoặc đập vào vách đá trong khi tắm biển thì đã có nhưng chỉ là một vài trường hợp cá biệt.

2.5.3. Sở thích của các thị trường khách quốc tế, nội địa trọng điểm

Để có thể kéo dài số ngày lưu trú, gia tăng mức độ chi tiêu và thu hút khách quay trở lại Cát Bà lần thứ hai, thứ ba, thứ tư... người viết đã tiến hành nghiên cứu các thị trường khách quốc tế, khách nội địa mục tiêu (dựa trên số liệu của Sở VH – TT – DL Hải Phòng và theo điều tra của người viết) nhằm nắm bắt được nhu cầu, sở thích của các thị trường này. Từ đó xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch biển phù hợp với thị hiếu của du khách.

2.5.3.1. Thị trường khách quốc tế

Trước đây, khách quốc tế đến Cát Bà chủ yếu là khách Trung Quốc (thông qua đường bộ từ cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh). Trung bình mỗi ngày, Cát Bà đón được khoảng 200 – 250 khách du lịch Trung Quốc, mức tăng trưởng trung bình đạt 29,4%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2002 trở lại đây, khi chính sách “hạn chế lượng khách du lịch Trung Quốc đi bằng giấy thông

hành đi sâu vào nội địa Việt Nam” được ban hành và có hiệu lực, cơ cấu khách đã có sự thay đổi đáng kể. Hiện nay, nhóm khách chiếm tỷ lệ cao nhất là Nhật Bản, Pháp, sau đó mới đến khách Trung Quốc.

Bảng 2.11: Phân đoạn các thị trường khách quốc tế đến Cát Bà

Các thị trƣờng khách du lịch Tỷ lệ %

Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN) 53,6 %

Tây Âu (Pháp, Anh, Đức) 28,3 %

Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) 15,1 %

Khác 3 %

Nguồn: Sở VH – TT – DL Hải Phòng năm 2011 A11  Các hoạt động ưa thích:

Hoạt động khách quốc tế ưa thích nhất là tắm ngoài đảo Khỉ, tắm ở các bãi tắm ven bờ. Kế đến khách thích thăm quan vịnh Lan Hạ và thăm quan các hang động. Còn loại hình tìm hiểu văn hóa cộng đồng địa phương vẫn chưa được du khách quan tâm nhiều.

Bảng 2.12: Các hoạt động ưa thích của khách quốc tế tại Cát Bà

Tiêu chí Rất thích Thích Không thích Không ý kiến Tắm ngoài đảo Khỉ 72 % 20 % 4 % 4 % Tắm ở các bãi tắm ven bờ 58 % 34 % 4 % 4 %

Thăm quan vịnh Lan Hạ 58 % 34 % 6 % 2 %

Thăm quan các hang động 56 % 36 % 4 % 4 %

Thăm quan Vườn Quốc Gia Cát Bà 20 % 56 % 8 % 16 %

Thể thao mạo hiểm 38 % 46 % 12 % 4 %

Tìm hiểu văn hóa cộng đồng 10 % 58 % 20 % 12 %

Loại hình lưu trú ưa thích:

Loại hình lưu trú khách ưa thích nhất là nghỉ tại các khách sạn cao cấp (chiếm tỷ lệ 50%); tại các resort (25,86%); tại các nhà hàng nổi (10,31%); tại các nhà nghỉ hiện đại (6,9%) và tại đảo Khỉ (6,9%). Nhìn chung, khách quốc tế đều có yêu cầu cao, khắt khe về chất lượng dịch vụ lưu trú.

Biểu đồ 2.6: Loại hình lưu trú ưa thích của khách quốc tế tại Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 20112,2012

Địa điểm ăn uống ưa thích:

Khách quốc tế thích dùng bữa tại các nhà hàng nổi (51,28%) hoặc trên tàu thăm quan Vịnh Lan Hạ (39,74%). Đây là dịch vụ ăn uống đặc trưng của Cát Bà mà nhiều khu du lịch biển khác không có. Do đó cần tập trung phát triển loại hình dịch vụ này trên cơ sở quản lý chặt chẽ lượng chất thải, rác thải từ các nhà hàng nổi và các tàu du lịch.

Biểu đồ 2.7: Địa điểm ăn uống ưa thích của khách quốc tế tại Cát Bà

Cơ cấu chi tiêu:

Theo kết quả điều tra của người viết, khách quốc tế cho biết họ sẵn sàng chi trả nhiều nhất cho dịch vụ vui chơi, giải trí (44,94%); sau đó đến dịch vụ lưu trú (28,09%) và dịch vụ ăn uống (26,97%). Tuy nhiên, các cơ sở vui chơi, giải trí ở Cát Bà hiện vẫn còn đơn điệu, lạc hậu, chưa tạo được sức hút với họ.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tại Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

2.5.3.2. Thị trường khách nội địa

Căn cứ theo kết quả điều tra khách du lịch nội địa đến Cát Bà (100 phiếu), có thể thấy thị trường khách trọng điểm của Cát Bà bao gồm: khách tới từ Hà Nội (37%) và khách tới từ Hải Phòng (27%), ngoài ra là lượng khách từ các tỉnh lân cận Hà Nội.

Các hoạt động ưa thích:

Hoạt động khách nội địa ưa thích nhất là tắm biển ở các bãi tắm ven bờ (Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Cò 3) và ở ngoài đảo Khỉ. Ba bãi tắm Cát Cò nằm gần các khách sạn, nhà nghỉ, lại liên thông với nhau là lý do khiến nhiều du

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)