Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 35 - 36)

6. Bố cục luận văn

2.1. Nguồn lực phát triển du lịch biển Cát Bà

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Huyện Cát Hải có diện tích 345 km2, dân số gần 30 ngàn người, mật độ 77 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức 0,15%. Giai đoạn 2005 – 2011, kinh tế Cát Bà luôn duy trì tốc độ phát triển ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 16%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ trọng nhóm ngành du dịch vụ chiếm 62,3%, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 23,9%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 13,8%. GDP bình quân đạt 14,8 triệu đồng/người.

Bên cạnh đó, với ngư trường rộng hơn 450 hải lí vuông, Cát Bà có thế mạnh đặc biệt trong hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ. Nghề cá Cát Bà đã trở thành hoạt động kinh tế chủ yếu, đem lại giá trị sản xuất lớn, góp phần phát triển kinh tế cho huyện đảo. Hiện nay, ở Cát Bà có hơn 900 tàu đánh cá với hơn 1200 ngư dân hoạt động. Nghề đánh bắt cá ven lộng và xa bờ thu hút hơn 80% lao động địa phương, đặc biệt là lao động trẻ, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động với mức thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng. Ngư trường Cát Bà có trữ lượng và chủng loại hải sản phong phú như tôm (chủ yếu là tôm he, tôm sắt…), mực và nhiều loại cá quý (cá trích, cá hồng, cá

phèn…). Hải sản đánh bắt về không chỉ được bán trực tiếp cho các tư thương, các đại lí thu mua, mà còn được cung cấp tới các thị trường lân cận như Móng Cái, Lạng Sơn và xuất khẩu sang Trung Quốc. Một số lượng lớn khác được cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng ngay tại khu du lịch Cát Bà, tạo thành những món đặc sản biển hấp dẫn, góp phần quảng bá thêm cho tiềm năng du lịch biển đảo của địa phương.

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế cũng được quan tâm đầu tư và đạt nhiều kết quả tích cực: tỷ lệ hộ nghèo trên đảo giảm xuống còn 7,26%; 60% người dân đã được sử dụng nước sạch; 100% các xã, thị trấn đã có nhà văn hóa; có trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; toàn huyện đảo có 1 bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa, 15 trạm y tế phường với 135 cán bộ y tế...

Như vậy, có thể thấy, đời sống của người cư dân địa phương trên đảo căn bản được bảo đảm ổn định. Đây là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch biển Cát Bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)