2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số 39 60 94 103 112 119 122
Xe ô tô 13 20 42 47 53 58 60
Tàu du lịch 26 40 52 56 59 61 62
Nguồn: Phòng VH – TT – TT – DL Cát Hải năm 2011 A14
Tuy nhiên, hầu hết các ô tô và tàu du lịch ở Cát Bà đều thường xuyên chở quá số người quy định, trang bị về an toàn phòng cháy, chữa cháy và phao cứu sinh cũng chưa đảm bảo. Do đó, nếu gặp sự cố hay tai nạn (đặc biệt với các tàu du lịch trên đường biển) thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Nó có thể phá hủy toàn bộ danh tiếng, thương hiệu “đảo ngọc” mà du lịch Cát Bà đã dày công xây dựng nhiều năm nay.
2.2.4. Đánh giá chung
- Lượng khách du lịch đến Cát Bà có sự gia tăng đáng kể trong những năm qua và chiếm phần lớn trong tổng khách đến Hải Phòng, cho thấy Cát Bà là một trong những điểm du lịch biển trọng điểm của thành phố Hải Phòng.
- Doanh thu du lịch khá cao và tăng nhanh chóng. Hàng năm, du lịch (trong đó chủ yếu là du lịch biển) đóng góp “53 – 55% trong tổng GDP của
Cát Bà” 1. Nguồn thu này góp phần quan trọng trong việc nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục huyện đảo. Tuy nhiên nguồn thu từ du lịch chưa được trích ra cho công tác bảo vệ môi trường – yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch biển bền vững tại Cát Bà.
- Chỉ tiêu “% giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch”ở Cát Bà đạt khoảng 40%” 2
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư khá nhiều. Song vẫn thiếu các cơ sở lưu trú vào mùa cao điểm, đặc biệt là các cơ sở đảm bảo chất lượng. Dịch vụ ăn uống đa dạng nhưng vẫn xảy ra tình trạng “chặt chém” du khách. Cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao còn đơn giản, chưa tạo được sức hấp dẫn với du khách. Phương tiện vận chuyển gia tăng giúp du khách đến Cát Bà dễ dàng hơn, song hầu hết các phương tiện đều chở quá số người quy định, trang thiết bị phòng chữa cháy và phao cứu sinh chưa đảm bảo.
- Sự phân chia lợi ích giữa chính quyền – doanh nghiệp – người dân địa phương chưa thực sự hợp lý (phần lớn vẫn thuộc về doanh nghiệp).
2.3. Tác động của du lịch lên phân hệ xã hội nhân văn
2.3.1. Lao động du lịch
2.3.1.1. Số lượng lao động
Trong giai đoạn 2005 – 2011, số lượng lao động ngành du lịch ở Cát Bà có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm 2005 mới chỉ có 800 lao động, đến năm 2008 tăng lên 2.000 lao động (gấp 2,5 lần năm 2005) và năm 2011 huyện đảo có 3.000 lao động (gấp 3,8 lần năm 2005). Bên cạnh lực lượng lao động trực tiếp, vào chính vụ du lịch, các cơ sở kinh doanh còn sử dụng khoảng 200 lao động ngắn hạn và lao động phổ thông tại địa phương. Ngoài ra còn một lực lượng khá đông lao động gián tiếp tham gia các hoạt động phục vụ khách du
lịch như chụp ảnh lưu niệm; trông giữ phương tiện; cho thuê phao, quần áo tắm; bán hàng lưu niệm… Những hoạt động này góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư bản địa.