Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 58)

6. Bố cục luận văn

2.5. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

2.5.1. Khả năng quay lại thấp

Theo kết quả khảo sát của Sở VH – TT – DL Hải Phòng tổ chức vào mùa du lịch năm 2010 tại Cát Bà, có trên 80% khách du lịch hài lòng về chất lượng các dịch vụ tại đây. Tuy nhiên chỉ có hơn 30% du khách được hỏi trả lời là “sẽ quay trở lại Cát Bà”. Còn theo kết quả thăm dò ý kiến khách du lịch tại Cát Bà của người viết (50 mẫu phiếu với khách quốc tế và 100 mẫu phiếu với khách nội địa), chỉ có 38% khách nội địa và 28% khách quốc tế cho biết “có quay lại du lịch Cát Bà trong tương lai”, số còn lại đều trả lời “không chắc” hoặc “không” có kế hoạch quay lại.

Bảng 2.10: Khả năng quay lại Cát Bà của khách du lịch

Lựa chọn Khách trong nƣớc Khách nƣớc ngoài

Có 38 % 28 %

Không chắc 50 % 72 %

Không 12 % 0 %

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Theo kết quả điều tra xã hội học của người viết về một số yếu tố phục vụ việc phát triển du lịch ở Cát Bà, chỉ có yếu tố “độ an toàn” và “sự đón tiếp của cư dân địa phương” được du khách đánh giá là “rất tốt” hoặc “tốt”. Các yếu tố “lao động du lịch”, “cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch” và “giao thông được đánh giá là “tốt” hoặc “trung bình”. Còn yếu tố “môi trường biển” hầu

hết bị đánh giá là “trung bình” hoặc “kém”. Trong khi đây là yếu tố căn bản nhất, là “nguồn vốn sinh thái” của du lịch biển Cát Bà.

Biểu đồ 2.4: Sự đánh giá của khách nội địa về một số yếu tố phục vụ việc phát triển du lịch biển ở Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011, 2012

Biểu đồ 2.5: Sự đánh giá của khách quốc tế về một số yếu tố phục vụ việc phát triển du lịch biển ở Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

2.5.2. Tỷ lệ lưu trú hạn chế

Tỷ lệ lưu trú của du khách còn khá thấp, “khách quốc tế lưu trú trung bình 2,0 – 2,5 ngày, khách nội địa lưu trú trung bình 1,5 – 2,0 ngày” 1

. Hiện

trạng này là bởi sản phẩm du lịch biển ở Cát Bà chưa độc đáo, hầu như trùng lặp với nhiều điểm du lịch biển khác. Cạnh đó, các dịch vụ bổ sung ở Cát Bà chưa phong phú, hệ thống các điểm vui chơi, giải trí, thể thao chưa hấp dẫn. Ban ngày hoạt động chính của du khách là tắm biển hoặc đi tàu thăm vịnh. Ban đêm, du khách chỉ có thể đi dạo quanh bờ biển, đi xe đạp đôi, chơi tennis, các du khách giàu có hơn thì có thể đi dự tiệc ở các du thuyền. Những điều này không có gì mới mẻ và thu hút khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, nên khó có thể giữ họ ở lại dài ngày. Ngoài ra, chất lượng lao động du lịch yếu kém, phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp cũng là yếu tố cản trở mức độ sử dụng các dịch vụ du lịch của du khách.

Tuy nhiên, việc đảm bảo sức khỏe cho du khách được tiến hành khá tốt, từ trước đến nay chưa có hiện tượng khách gặp dịch bệnh gì khi đến Cát Bà. Hiện tượng du khách bị tai nạn do gặp sóng to dẫn đến chết đuối hoặc đập vào vách đá trong khi tắm biển thì đã có nhưng chỉ là một vài trường hợp cá biệt.

2.5.3. Sở thích của các thị trường khách quốc tế, nội địa trọng điểm

Để có thể kéo dài số ngày lưu trú, gia tăng mức độ chi tiêu và thu hút khách quay trở lại Cát Bà lần thứ hai, thứ ba, thứ tư... người viết đã tiến hành nghiên cứu các thị trường khách quốc tế, khách nội địa mục tiêu (dựa trên số liệu của Sở VH – TT – DL Hải Phòng và theo điều tra của người viết) nhằm nắm bắt được nhu cầu, sở thích của các thị trường này. Từ đó xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch biển phù hợp với thị hiếu của du khách.

2.5.3.1. Thị trường khách quốc tế

Trước đây, khách quốc tế đến Cát Bà chủ yếu là khách Trung Quốc (thông qua đường bộ từ cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh). Trung bình mỗi ngày, Cát Bà đón được khoảng 200 – 250 khách du lịch Trung Quốc, mức tăng trưởng trung bình đạt 29,4%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2002 trở lại đây, khi chính sách “hạn chế lượng khách du lịch Trung Quốc đi bằng giấy thông

hành đi sâu vào nội địa Việt Nam” được ban hành và có hiệu lực, cơ cấu khách đã có sự thay đổi đáng kể. Hiện nay, nhóm khách chiếm tỷ lệ cao nhất là Nhật Bản, Pháp, sau đó mới đến khách Trung Quốc.

Bảng 2.11: Phân đoạn các thị trường khách quốc tế đến Cát Bà

Các thị trƣờng khách du lịch Tỷ lệ %

Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN) 53,6 %

Tây Âu (Pháp, Anh, Đức) 28,3 %

Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) 15,1 %

Khác 3 %

Nguồn: Sở VH – TT – DL Hải Phòng năm 2011 A11  Các hoạt động ưa thích:

Hoạt động khách quốc tế ưa thích nhất là tắm ngoài đảo Khỉ, tắm ở các bãi tắm ven bờ. Kế đến khách thích thăm quan vịnh Lan Hạ và thăm quan các hang động. Còn loại hình tìm hiểu văn hóa cộng đồng địa phương vẫn chưa được du khách quan tâm nhiều.

Bảng 2.12: Các hoạt động ưa thích của khách quốc tế tại Cát Bà

Tiêu chí Rất thích Thích Không thích Không ý kiến Tắm ngoài đảo Khỉ 72 % 20 % 4 % 4 % Tắm ở các bãi tắm ven bờ 58 % 34 % 4 % 4 %

Thăm quan vịnh Lan Hạ 58 % 34 % 6 % 2 %

Thăm quan các hang động 56 % 36 % 4 % 4 %

Thăm quan Vườn Quốc Gia Cát Bà 20 % 56 % 8 % 16 %

Thể thao mạo hiểm 38 % 46 % 12 % 4 %

Tìm hiểu văn hóa cộng đồng 10 % 58 % 20 % 12 %

Loại hình lưu trú ưa thích:

Loại hình lưu trú khách ưa thích nhất là nghỉ tại các khách sạn cao cấp (chiếm tỷ lệ 50%); tại các resort (25,86%); tại các nhà hàng nổi (10,31%); tại các nhà nghỉ hiện đại (6,9%) và tại đảo Khỉ (6,9%). Nhìn chung, khách quốc tế đều có yêu cầu cao, khắt khe về chất lượng dịch vụ lưu trú.

Biểu đồ 2.6: Loại hình lưu trú ưa thích của khách quốc tế tại Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 20112,2012

Địa điểm ăn uống ưa thích:

Khách quốc tế thích dùng bữa tại các nhà hàng nổi (51,28%) hoặc trên tàu thăm quan Vịnh Lan Hạ (39,74%). Đây là dịch vụ ăn uống đặc trưng của Cát Bà mà nhiều khu du lịch biển khác không có. Do đó cần tập trung phát triển loại hình dịch vụ này trên cơ sở quản lý chặt chẽ lượng chất thải, rác thải từ các nhà hàng nổi và các tàu du lịch.

Biểu đồ 2.7: Địa điểm ăn uống ưa thích của khách quốc tế tại Cát Bà

Cơ cấu chi tiêu:

Theo kết quả điều tra của người viết, khách quốc tế cho biết họ sẵn sàng chi trả nhiều nhất cho dịch vụ vui chơi, giải trí (44,94%); sau đó đến dịch vụ lưu trú (28,09%) và dịch vụ ăn uống (26,97%). Tuy nhiên, các cơ sở vui chơi, giải trí ở Cát Bà hiện vẫn còn đơn điệu, lạc hậu, chưa tạo được sức hút với họ.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tại Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

2.5.3.2. Thị trường khách nội địa

Căn cứ theo kết quả điều tra khách du lịch nội địa đến Cát Bà (100 phiếu), có thể thấy thị trường khách trọng điểm của Cát Bà bao gồm: khách tới từ Hà Nội (37%) và khách tới từ Hải Phòng (27%), ngoài ra là lượng khách từ các tỉnh lân cận Hà Nội.

Các hoạt động ưa thích:

Hoạt động khách nội địa ưa thích nhất là tắm biển ở các bãi tắm ven bờ (Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Cò 3) và ở ngoài đảo Khỉ. Ba bãi tắm Cát Cò nằm gần các khách sạn, nhà nghỉ, lại liên thông với nhau là lý do khiến nhiều du khách lựa chọn tắm ở đây. Sau đó đến hoạt động thăm quan vịnh Lan Hạ và thăm quan các hang động. Kế đến là tham dự các trò thể thao biển, mạo hiểm biển và thăm quan, tìm hiểu Vườn Quốc Gia Cát Bà. Hoạt động tìm hiểu văn hóa cộng đồng hầu như không được khách nội địa quan tâm.

Bảng 2.13: Các hoạt động ưa thích của khách nội địa tại Cát Bà Tiêu chí Rất Tiêu chí Rất thích Bình thƣờng Không thích Không ý kiến Tắm ngoài đảo Khỉ 49 % 38 % 5 % 8 % Tắm ở các bãi tắm ven bờ 53 % 37 % 3 % 7 %

Thăm quan vịnh Lan Hạ 37 % 44 % 7 % 12 %

Thăm quan các hang động 35 % 48 % 7 % 10 %

Thăm quan Vườn Quốc Gia Cát Bà 21 % 51 % 14 % 15 %

Thể thao mạo hiểm 24 % 32 % 20 % 24 %

Tìm hiểu văn hóa cộng đồng 10 % 12 % 29 % 59 %

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Loại hình lưu trú ưa thích:

Loại hình lưu trú khách nội địa ưa thích nhất là nghỉ tại các nhà hàng nổi (27,54%) và tại các nhà nghỉ hiện đại (26,95%), sau đó đến các khách sạn cao cấp (23,25%) và các resort (13,17%). Nhìn chung, khách nội địa không yêu cầu quá khắt khe về chất lượng dịch vụ lưu trú như khách quốc tế, song họ cũng yêu cầu được bảo đảm những tiện nghi cơ bản. Hiện, hầu hết khách nội địa đến du lịch biển Cát Bà đều lựa chọn các khách sạn hạng trung.

Biểu đồ 2.9: Loại hình lưu trú ưa thích của khách nội địa tại Cát Bà

Địa điểm ăn uống ưa thích của khách nội địa là trên các tàu thăm quan Vịnh Lan Hạ (40%) và trên các nhà hàng nổi (30,07%). Ăn uống trên các bãi biển (20,92%) khi vừa tắm xong hoặc “nhậu” trên bờ biển cũng là hình thức được nhiều du khách trong nước lựa chọn. Song, việc bố trí các bàn “nhậu” sát mép nước đang gây ra tình trạng hỗn loạn, mất mỹ quan và tập trung một lượng rác lớn ở bờ biển gây ô nhiễm nguồn nước.

Biểu đồ 2.10: Địa điểm ăn uống ưa thích của khách nội địa tại Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Cơ cấu chi tiêu:

Theo kết quả điều tra của người viết, 35% khách nội địa sẵn sàng chi trả nhiều nhất cho dịch vụ lưu trú, 32% cho dịch vụ ăn uống và 29% cho dịch vụ vui chơi, giải trí. Từ đó, có thể thấy khách trong nước quan tâm nhiều đến việc ăn, ở, sau đó mới đến hoạt động giải trí.

2.5.4. Đánh giá chung

- Chỉ có khoảng 30% du khách tỏ ý muốn quay lại du lịch Cát Bà, tỷ lệ lưu trú của khách thấp bởi sản phẩm du lịch nơi đây chưa có sự độc đáo, riêng biệt và hiện trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng trầm trọng.

- Yếu tố thời tiết cũng góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách đến Cát Bà. Song hiện tại mới chỉ có dự báo chung cho cả khu vực Đông Bắc Bộ hoặc chung cho cả thành phố Hải Phòng và vẫn chưa có các thông tin dự báo riêng cho khu vực biển Cát Bà nên du khách khó có thể nắm bắt thông tin để đưa ra quyết định đi du lịch.

Tiểu kết chƣơng 2

Hoạt động du lịch biển ở Cát Bà có sự bền vững tương đối ở góc độ kinh tế và xã hội, còn chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách và góc độ môi trường sinh thái được đánh giá là chưa bền vững. Cụ thể như sau:

- Tác động lên phân hệ kinh tế: lượng khách du lịch đến Cát Bà và doanh thu từ hoạt động du lịch có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm qua. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư, nấp cấp thường xuyên. Song, nguồn thu từ du lịch chưa được trích ra cho công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển – nguồn vốn sinh thái cơ bản cho hoạt động du lịch biển Cát Bà. Từ đó, khó có thể duy trì sức hút dài lâu cho điểm đến đồng nghĩa với việc khó duy trì lợi ích kinh tế bền vững.

- Tác động lên phân hệ xã hội – nhân văn: du lịch biển ở Cát Bà đã mang đến khá nhiều việc làm cho người dân địa phương nên nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng. Bên cạnh đó, hoạt động này đang có sự phát triển khá đúng hướng khi có ít tệ nạn xã hội. Nhưng sự leo thang giá dịch vụ trong mùa du lịch cũng là một hạn chế của du lịch biển Cát Bà. Bên cạnh đó là sự chênh lệch mức sống giữa người dân thị trấn Cát Bà với các xã lân cận như Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận…

- Tác động lên phân hệ sinh thái tự nhiên: sự tập trung quá đông du khách trong chính vụ du lịch cộng thêm ý thức bảo vệ môi trường kém của du khách, cộng đồng địa phương nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển, gia tăng chất thải rắn, hủy hoại môi trường cảnh quan, hệ sinh thái… ngày càng trầm trọng. Môi trường biển Cát Bà đang bị báo động khẩn cấp.

- Việc đáp ứng nhu cầu của du khách: du lịch biển Cát Bà chưa đáp ứng tối đa được nhu cầu của du khách nên chỉ có khoảng 30% số du khách được hỏi tỏ ý muốn quay trở lại Cát Bà. Bên cạnh đó, số ngày lưu trú của du khách khá ngắn, đặc biệt là khách quốc tế.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN CÁT BÀ (HẢI PHÕNG) 3.1 Nhóm giải pháp quản lý nhà nƣớc về du lịch

3.1.1 Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

- Ở cấp tỉnh, cần nhanh chóng bổ sung thêm nhân lực cho phòng nghiệp vụ du lịch. Ở cấp huyện, cần thành lập bộ phận chuyên trách về du lịch trong phòng VH – TT – TT – DL huyện Cát Hải. Thực hiện chế độ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (đặc biệt là những kiến thức về phát triển du lịch biển bền vững) luân phiên đối với công chức, viên chức, cán bộ quản lý du lịch cấp thành phố, cấp huyện.

Bảng 3.1: Nguồn gốc xung đột giữa du lịch và các hoạt động kinh tế xã hội ở vùng ven biển do sử dụng cùng loại tài nguyên – môi trường

Sinh cảnh Hoạt động kinh tế chủ yếu Rừng ngập mặn Ám tiêu san hô Đảo Bãi biển cát Đáy biển bùn Vùng đất thấp ven bờ Công nghiệp X X X Nông nghiệp X X X Phát triển đô thị X X X Nuôi thủy sản X X X Đánh bắt thủy sản X X X X DU LỊCH X X X X X Khai thác động thực vật X X X X Khai thác khoáng sản X X X X X Lâm nghiệp X X

Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, A4, tr.120

động du lịch rất thường mâu thuẫn với hoạt động kinh tế địa phương vì cả hai sử dụng chung không gian môi trường nhưng với phương hướng khác nhau.

- Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương ở Cát Bà về sự cần thiết của việc tăng cường mối quan hệ giữa phát triển du lịch và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3.1.2. Thành lập quỹ môi trường

Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Cát Bà có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm. Song hầu hết nguồn thu này đều thuộc về các doanh nghiệp hoặc cá nhân nhất định, và chưa có một khoản nhỏ nào dành cho hoạt động bảo vệ môi trường – yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch biển bền bền vững ở Cát Bà. Do đó, việc thành lập quỹ bảo vệ môi trường dựa trên sự đóng góp của các doanh nghiệp và của khách du lịch là việc làm cần thiết.

Bảng 3.2: Sự quan tâm của du khách đến phát triển du lịch biển bền vững ở Cát Bà

Lựa chọn Khách trong nƣớc Khách nƣớc ngoài

Có 68 % 92 %

Không 32 % 8 %

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Theo ý kiến của người viết, trong các chương trình tour du lịch biển đến Cát Bà nên quy định một mức phí nhất định dành cho công tác bảo vệ môi trường (giống như gợi ý về tiền tip cho hướng dẫn viên), mức phí này có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)