Khả năng quay lại Cát Bà của khách du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 58 - 61)

Lựa chọn Khách trong nƣớc Khách nƣớc ngoài

Có 38 % 28 %

Không chắc 50 % 72 %

Không 12 % 0 %

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

Theo kết quả điều tra xã hội học của người viết về một số yếu tố phục vụ việc phát triển du lịch ở Cát Bà, chỉ có yếu tố “độ an toàn” và “sự đón tiếp của cư dân địa phương” được du khách đánh giá là “rất tốt” hoặc “tốt”. Các yếu tố “lao động du lịch”, “cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch” và “giao thông được đánh giá là “tốt” hoặc “trung bình”. Còn yếu tố “môi trường biển” hầu

hết bị đánh giá là “trung bình” hoặc “kém”. Trong khi đây là yếu tố căn bản nhất, là “nguồn vốn sinh thái” của du lịch biển Cát Bà.

Biểu đồ 2.4: Sự đánh giá của khách nội địa về một số yếu tố phục vụ việc phát triển du lịch biển ở Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011, 2012

Biểu đồ 2.5: Sự đánh giá của khách quốc tế về một số yếu tố phục vụ việc phát triển du lịch biển ở Cát Bà

Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả năm 2011,2012

2.5.2. Tỷ lệ lưu trú hạn chế

Tỷ lệ lưu trú của du khách còn khá thấp, “khách quốc tế lưu trú trung bình 2,0 – 2,5 ngày, khách nội địa lưu trú trung bình 1,5 – 2,0 ngày” 1

. Hiện

trạng này là bởi sản phẩm du lịch biển ở Cát Bà chưa độc đáo, hầu như trùng lặp với nhiều điểm du lịch biển khác. Cạnh đó, các dịch vụ bổ sung ở Cát Bà chưa phong phú, hệ thống các điểm vui chơi, giải trí, thể thao chưa hấp dẫn. Ban ngày hoạt động chính của du khách là tắm biển hoặc đi tàu thăm vịnh. Ban đêm, du khách chỉ có thể đi dạo quanh bờ biển, đi xe đạp đôi, chơi tennis, các du khách giàu có hơn thì có thể đi dự tiệc ở các du thuyền. Những điều này không có gì mới mẻ và thu hút khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, nên khó có thể giữ họ ở lại dài ngày. Ngoài ra, chất lượng lao động du lịch yếu kém, phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp cũng là yếu tố cản trở mức độ sử dụng các dịch vụ du lịch của du khách.

Tuy nhiên, việc đảm bảo sức khỏe cho du khách được tiến hành khá tốt, từ trước đến nay chưa có hiện tượng khách gặp dịch bệnh gì khi đến Cát Bà. Hiện tượng du khách bị tai nạn do gặp sóng to dẫn đến chết đuối hoặc đập vào vách đá trong khi tắm biển thì đã có nhưng chỉ là một vài trường hợp cá biệt.

2.5.3. Sở thích của các thị trường khách quốc tế, nội địa trọng điểm

Để có thể kéo dài số ngày lưu trú, gia tăng mức độ chi tiêu và thu hút khách quay trở lại Cát Bà lần thứ hai, thứ ba, thứ tư... người viết đã tiến hành nghiên cứu các thị trường khách quốc tế, khách nội địa mục tiêu (dựa trên số liệu của Sở VH – TT – DL Hải Phòng và theo điều tra của người viết) nhằm nắm bắt được nhu cầu, sở thích của các thị trường này. Từ đó xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch biển phù hợp với thị hiếu của du khách.

2.5.3.1. Thị trường khách quốc tế

Trước đây, khách quốc tế đến Cát Bà chủ yếu là khách Trung Quốc (thông qua đường bộ từ cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh). Trung bình mỗi ngày, Cát Bà đón được khoảng 200 – 250 khách du lịch Trung Quốc, mức tăng trưởng trung bình đạt 29,4%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2002 trở lại đây, khi chính sách “hạn chế lượng khách du lịch Trung Quốc đi bằng giấy thông

hành đi sâu vào nội địa Việt Nam” được ban hành và có hiệu lực, cơ cấu khách đã có sự thay đổi đáng kể. Hiện nay, nhóm khách chiếm tỷ lệ cao nhất là Nhật Bản, Pháp, sau đó mới đến khách Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)