Nghĩa của xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xúc tiến du lịch vườn quốc gia xuân thủy nam định đến thị trường khách inbound (Trang 39)

1 .3Vai trò và ý nghĩa của xúc tiến du lịch

1.3.2. nghĩa của xúc tiến du lịch

Đối với chính điểm đến du lịch và các nhà cung ứng

Hoạt động xúc tiến có thể quảng bá được hình ảnh của một điểm đến du lịch tới nhiều người để họ biết về điểm đến du lịch, biết về những sản phẩm cốt lõi, sản phẩm kết hợp, những đặc trưng của điểm đến du lịch từ đó giúp cho điểm đến du lịch có thể xây dựng được thương hiệu. Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch có thể thu hút được các dự án đầu tư khai thác, phát triển tiềm năng của chính điểm đến du lịch.

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp du lịch và đại lý cung ứng sản phẩm du lịch, xúc tiến điểm đến du lịch sẽ là công cụ hiệu quả trong việc giữ vững nhu cầu cũ và tạo thêm nhu cầu mới, kích thích tiêu thụ, tăng uy tín, vị trí kinh doanh, hỗ trợ trong việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch mới vào thị trường từ đó tăng lợi nhuận.

Xúc tiến điểm đến cũng là cách thức để tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa tổ chức, doanh nghiệp, các trung gian phân phối, đại lý và du khách. Bên cạnh đó, các nhà cung ứng sản phẩm du lịch cũng sẽ tiếp nhận những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ điểm đến du lịch.

Đối với cộng đồng dân cư địa phương

Xúc tiến điểm đến du lịch hiệu quả có thể thu hút được một số lượng lớn khách du lịch, đồng thời tạo ra được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương tại điểm đến du lịch.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư địa phương, nâng cao hiểu biết của họ về thị trường, về sản phẩm du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch, giáo dục ý thức bảo vệ môi

trường, bảo vệ tài nguyên du lịch điểm đến, thái độ phục vụ, ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thông qua khách du lịch, người dân địa phương có thể tiếp xúc và giao lưu văn hóa với nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, sự tiếp thu có chọn lọc góp phần làm phong phú đa dạng thêm cho nền văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương.

Đối với khách du lịch

Ngày nay, hoạt động xúc tiến du lịch đã trở nên phổ biến và có sức thuyết phục lớn đối với khách du lịch. Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch có tác dụng định hướng sở thích và hình thành thị hiếu và hành vi tiêu dùng của du khách.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch góp phần nâng cao giá trị sử dụng sản phẩm du lịch. Bởi vì thông qua cạnh tranh, các doanh nghiệp du lịch phấn đấu đưa ra thị trường những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt hơn.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch kích thích lòng mong muốn có mức sống cao hơn đã làm nảy sinh nhu cầu mới và từ đó làm tăng tổng cầu.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch còn có tác dụng hướng dẫn du khách, cung cấp một cách có hệ thống kiến thức về một loại sản phẩm, dịch vụ, kiến thức về điểm đến. Do đó, khách du lịch được nâng cao trình độ và tự tin lựa chọn sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ hiệu quả hơn.

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của du khách. Vì vậy, đòi hỏi hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch phải có đạo đức, trách nhiệm và có sự ràng buộc về mặt pháp lý không được lừa dối du khách như: Đưa các thông tin sai sự thật, cường điệu khoác lác, trái thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc…

Tiểu kết chƣơng 1:

Như vậy xúc tiến du lịch bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Xác định mục tiêu xúc tiến, Xác định công chúng mục tiêu, thiết kế thống điệp, lựa chọn công cụ xúc tiến, xây dựng ngân sách xúc tiến và đánh giá hiệu quả xúc tiến. Các công cụ xúc tiến chính là: Quảng cáo, Xúc tiến bán, bán hàng cá nhân, Quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp. Đây là vấn đề lớn, để thực hiện hiệu quả đòi hỏi sự nghiên cứu kĩ lưỡng của Ban quản lý VQG để đưa ra được chiến lược xúc tiến hiệu quả cho điểm đến mới là VQG Xuân Thủy.

Chương 1: Cơ sở lý luận về xúc tiến du lịch VQG cho thị trường khách inbound đã tổng kết khái quát toàn bộ lý thuyết về xúc tiến du lịch thị trường khách inbound để làm tài liệu ứng dụng vào trường hợp cụ thể là Vườn Quốc gia Xuân Thủy, ở đây là hoạt độngxúc tiến.Với những nội dung trong Chương 1 được nêu ra sẽ là kiến thức nền để tác giả phát triển các nội dung trong Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Vườn Quốc gia Xuân Thủy đến thị trường khách inbound.

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY ĐẾN THỊ TRƢỜNG KHÁCH INBOUND 2.1. Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thủy

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển củaVQG Xuân Thủy

Vườn Quốc gia Xuân Thủy là mô ̣t vùng bãi bồi rô ̣ng lớ n nằm ở phía Nam cửa sông Hồng, cách Hà Nội 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên 7.100 ha. Phù sa mầu mỡ của sông Hồng đã tạo dựng nên một khu đất ngâ ̣p nước với nhiều loài đô ̣ng , thực vâ ̣t hoang dã và cá c loài chim di cư quý hiếm.

Tháng 01/1989 Vùng Đất ngập nước ở cửa sông ven biển thuộc huyện Xuân Thuỷ chính thức gia nhập công nhận công ước Ramsar (Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi di trú của những loài chim nước). Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á và đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1992, UBND huyện Xuân Thuỷ thành lập trung tâm tài nguyên môi trường nhằm giúp Chính phủ thực hiện tốt cam kết quốc tế về quản lý bảo tồn khu Ramsar Xuân Thuỷ.

Ngày 19/01/1995, được sự uỷ quyền của Chính phủ, Bộ Lâm nghiệp (Nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT) phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ, trực thuộc chi cục Kiểm Lâm Nam Hà, nằm trong hệ thống các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam.

Ngày 02/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 01/QĐ-TTg V/v Chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành VQG Xuân Thuỷ (VQG là cấp bảo tồn thiên nhiên cao nhất trong hệ thống bảo tồn thiên nhiên của nước ta hiện nay).

Tháng 12/2004, Tổ chức UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng ven biển châu thổ sông Hồng, trong đó VQG Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới này.

Trải qua một khoảng thời gian dài hình thành và phát triển, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Từ một đơn vị nhỏ bé do UBND huyện thành lập mang tính kiêm nghiệm, cơ sở vật chẩt nghèo nàn lạc hậu, lực lượng cán bộ viên chức mỏng... đến nay đã trở thành Đơn vị phát triển tương đối toàn diện, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ viên chức được tăng cường từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái Đất ngập nước tại khu vực cửa sông ven biển Miền Bắc Việt Nam.

2.1.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực phục vụ du lịch

2.1.2.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch:

Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản:

Những năm qua, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện đã được đầu tư nâng cấp. Nhiều dự án hạ tầng du lịch đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng như: tuyến đường tỉnh lộ 51B từ ngã ba Hải Hậu đến khu du lịch Quất Lâm, các tuyến đường bộ phục vụ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy như đường 489, đường Bình Xuân, đường Tiến Hải đang được gấp rút thi công.

Riêng Khu du lịch Quất Lâm đã được đầu tư xây dựng 3 km kè, 3 trục đường nhựa với tổng chiều dài 3,1 km và 1 km đường bê tông; 2 trạm cấp nước sạch phục vụ khu kiốt với công suất 220 m3 /ngày, đêm; 2 trạm biến áp điện công suất 250KVA. Tổng nguồn vốn đã đầu tư trên 120 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 167 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 44 nhà nghỉ, khách sạn; 12 hộ dân phục vụ khách du lịch lưu trú và 111 kiốt phục vụ khách tắm biển với tổng số: 1.093 phòng nghỉ.

Bảng 2.1.2.1. Số cơ sở kinh doanh lƣu trú trên địa bàn huyện Giao Thủy từ năm 2006 đến 2014 Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số cơ sở lưu trú 113 127 151 159 167 259 282 306 315 Số phòng 485 715 901 989 1093 2886 3466 3989 4274

(Nguồn Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định)

Dịch vụ lưu trú tại VQG Xuân Thủy:

Hiện nay VQG Xuân Thuỷ đã có cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch đến tham quan. Với 16 phòng đôi và 02 phòng ba khép kín được trang bị khá đầy đủ tiện nghi. Ngoài những trang thiết bị cơ bản như: giường ngủ, chăn ga, gối, đệm, tủ, bàn làm việc… còn có Tivi, Điều hoà nhiệt độ, nước nóng. Còn lại là những phòng nghỉ trung bình (dùng chung công trình phụ).

Hệ thống phòng nghỉ hiện tại ở VQG Xuân Thuỷ có thể phục vụ được khoảng 45-55 khách/ đêm. Khi xây dựng xong, một phần khu dịch vụ du lịch VQG Xuân Thủy có thể tiếp đón khách tham gia Hội thảo với quy mô đoàn từ 150 - 200 người. Điều thú vị nữa là: trong chuyến tham quan VQG Xuân Thuỷ, du khách có thể nghỉ tại nhà dân nếu muốn tận hưởng không khí trong lành, yên ả của một làng quê. Tại xã Giao Xuân có 10-15 phòng nghỉ (Home stay) với trang thiết bị khá đầy đủ, đảm bảo có thể phục vụ cùng một lúc tối thiểu là 20 khách và cao nhất là 40 khách. Những người dân tham gia phục vụ

khách du lịch đã được tham gia những khoá tập huấn về nghiệp vụ du lịch, có khả năng đón tiếp khách nhiệt tình và chu đáo.

Cơ sở ăn uống:

Tuy có bước phát triển song nhìn chung các cơ sở ăn uống hiện nay còn nhỏ lẻ, chưa đủ khả năng phục vụ cho lượng lớn du khách; chất lượng phục vụ và khả năng chế biến món ăn phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ, chưa được quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tại VQG Xuân Thủy đã có một phòng ăn rộng cùng các phòng ăn nhỏ, có thể phục vụ được nhiều thực khách (> 200 người) trong cùng một thời điểm.

Đặc sản ở đây là những món ăn được chế biến từ những loại thuỷ hải sản tươi sống do người dân địa phương khai thác được ở ngay gần và trong khu vực VQG Xuân Thủy như: tôm, cua, cá, ngao, mực, sứa, rong biển, nấm…

Dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung:

Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi giải trí tại khu vực còn rất nghèo nàn. Hiện tại khu du lịch Quất Lâm mới chỉ có 01 sân tennis, 01 sân cầu lông, 02 bàn bóng bàn, 01 bể bơi, 15 phòng masage và một số phòng hát karaoke trong các nhà nghỉ và ki-ốt.

Tại VQG Xuân Thủy: Do DLST là loại hình du lịch có tính chất chuyên biệt, du khách đến đây chủ yếu tập trung vào những đối tượng mà họ quan tâm chứ ít chú ý đến các hoạt động khác cùng với việc các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này còn khá hạn chế. Vì vậy các hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung chưa phát triển. Trong khi đó các dịch vụ như bán đồ lưu niệm, cho thuê đồ lại rất cần thiết bởi nó góp phần vào sự thành công của tour du lịch cũng như tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch ở đây. Mỗi

khách du lịch đều muốn mang về một vật kỷ niệm nào đó để đánh dấu cho chuyến đi, đồng thời thông qua đó hình ảnh du lịch ở VQG Xuân Thủy sẽ được quảng bá. Các dịch vụ này tại VQG Xuân Thuỷ hiện đang được từng bước quan tâm đầu tư phát triển. Đơn vịđã và đang chuẩn bị các sản phẩm du lịch của địa phương có gắn với thương hiệu của VQG Xuân Thủy để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách như: “ Nấm VQG Xuân Thủy, Mật Ong, Ngao Giao Thủy, gạo tám thơm…”

2.1.2.2. Nguồn nhân lực của du lịch Giao Thủy:

Tổng số lao động trong ngành Du lịch Giao Thuỷ năm 2010 là 1.382 người, trong đó lao động trực tiếp 432 người, lao động gián tiếp 950 người, lao động qua đào tạo 102 người, đạt tỷ lệ 23,6%, chủ yếu là qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.

Bảng 2.1.2.2. Nguồn nhân lực của du lịch Giao Thủy (2006 - 2010) Năm LĐ du lịch (ngƣời) Lao động qua đào

tạo (ngƣời)

Tỷ lệ lao độngqua đào tạo

(%) Trực tiếp Gián tiếp 2006 126 277 37 29,4 2007 202 444 46 22,7 2008 285 627 58 20,3 2009 367 807 85 23,2 2010 432 950 102 23,6

(Nguồn Sở văn hóa thể thao vào Du lịch tỉnh Nam Định)

2.1.3. Hệ thống thiết bị phụ trợ

Ngoài nhiệm vụ chính là bảo tồn các loài động thực vật hoang dã, hệ sinh thái đất ngập nước ở VQG - Khu RAMSAR quốc tế Xuân Thuỷ còn một số nhiệm vụ quan trọng khác trong đó có phát triển du lịch. Do đó, Ban quản lý VQG Xuân Thủy cũng đã trang bị cho mình những trang thiết bị, công cụ cần thiết để phục vụ các nhiệm vụ trên.

Hệ thống biển báo chỉ dẫn đã được lắp đặt trên các trục đường chính đến VQG Xuân Thủy, trên đê Ngự Hàn, đê Vành Lược với nội dung tuyên truyền giáo dục môi trường và phát triển du lịch khá phong phú.

Ban quản lý cũng đã trang bị cho mình 03 xuồng máy phục vụ công tác tuần tra và đưa đón khách, đảm bảo phục vụ 20-30 khách cùng một thời điểm. Đội thuyền của cộng đồng cũng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của du khách với số lượng từ 30 -100 người/ngày. Ngoài ra, đơn vị cũng đã trang bị một số phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ như: ống nhòm, máy ảnh, máy chiếu, máy định vị, camera, máy vi tính…Tất cả các thiết bị trên được sử dụng một cách hiệu quả vào công tác bảo tồn cũng như góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách.

2.1.4. Các sản phẩm du lịch đang khai thác

VQG Xuân Thuỷ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng hiện nay Ban quản lý chưa đưa ra được những Tuyến du lịch cố định để khách lựa chọn mà mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện những tuyến theo yêu cầu của khách như việc sử dụng các tuyến: từ Văn phòng VQG đi Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh hoặc Giao Xuân với mục đích nghiên cứu, quan sát chim & hệ sinh thái rừng ngập mặn… trong đó có nghiên cứu và quan sát chim là chính.

Các tuyến du lịch đã được phác thảo ban đầu và đã được tiến hành thử nghiệm ở khu vực VQG Xuân Thủy gồm: Tuyến xem chim, Tuyến du thuyền cửa sông, Tuyến đi bộ qua các đầm tôm và tuyến Du khảo đồng quê (Tuyến nhân văn).

Để thu hút khách, VQG Xuân Thủy sẽ tổ chức các hoạt động du lịch bổ sung như: cắm trại, bơi thuyền, câu cá, dã ngoại, tắm biển, lướt ván …

Tuyến 1: Tuyến du thuyền cửa sông

Đi từ Khu Trung tâm hành chính dịch vụ của VQG Xuân Thủy (hoặc từ Nhà môi trường) ra cửa sông Trà, thăm Cồn Xanh, về bãi phi lao (Trạm Biên phòng Cồn Lu), quay về Khu Trung tâm VQGXuân Thủy hoặc Nhà môi trường (tuyến này chủ yếu dành cho khách du lịch phổ thông, có thời gian từ 4-6 giờ).

Tuyến 2: Tuyến xem chim

Đi từ Văn phòng VQG xuôi theo sông Vọp thăm khu cuối Cồn Lu (xem chim và vây vạng), đi bộ hoặc thuyền dọc dải cát ven biển Cồn Lu xem chim rừng sau đó đi thuyền về Văn phòng VQG (tuyến này chủ yếu dành cho khách du lịch sinh thái đích thực, thời gian từ 1-2 ngày)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xúc tiến du lịch vườn quốc gia xuân thủy nam định đến thị trường khách inbound (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)