1 .3Vai trò và ý nghĩa của xúc tiến du lịch
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xúc tiến du lịchtại VQG
phong phú tuy nhiên vẫn chưa thu hút được khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Có thể nói rằng, VQG Xuân Thủy được ví như một nàng tiên hội tụ rất nhiều những nét đẹp tinh hoa tuy nhiên vẻ đẹp đó vẫn chưa được giới thiệu và PR đúng cách và đúng tầm. Vẻ đẹp này cần phải được “trang điểm – make up” theo đúng cách quốc tế thì mới thực sự thu hút được du khách quốc tế.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy Xuân Thủy
2.3.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật du lịch
Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại VQG Xuân Thuỷ đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của du khách. Tuy nhiên, số lượng phòng
nghỉ còn hạn chế nên vào mùa du lịch, khi có quá đông khách việc phục vụ chưa thật sự được chu đáo. Hiện nay, Ban du lịch của VQG Xuân Thủy đang trong quá trình hình thành và phát triển, các phương tiện phục vụ cho hoạt động du lịch trong thời gian tới chắc chắn sẽ được trang bị đầy đủ và tiện nghi hơn.
Hiện nay, tối đa phòng khách mới chỉ phục vụ được từ: 45-55 khách nghỉ lại qua đêm. Vào mùa du lịch, khi số lượng khách đông, VQG Xuân Thủy sẽ bố trí thêm các phòng nhân viên (có tiện nghi trung bình) cho các du khách có nhu cầu nghỉ lại với dịch vụ bình dân.
Phòng ăn của VQG Xuân Thủy phục vụ tối đa được từ: 150-200 khách/ lượt. Vào ngày thường mới chỉ có một người chuyên nấu ăn kiêm luôn phục vụ. Vào những ngày đông khách VQG sẽ thuê khoán thêm nhân công thực hiện việc đón tiếp phục vụ khách. Trong thời gian tới, khi VQG Xuân Thủy xây dựng hoàn chỉnh một phần khu dịch vụ quy mô sẽ được nâng lên và sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những đoàn khách lớn hơn.
Về hệ thống giao thông
*Giao thông đường bộ
Giao thông từ tất cả các nơi đến đê quốc gia, tiếp giáp với ranh giới VQG Xuân Thủy khá thuận lợi. Từ trung tâm Hà Nội du khách đến VQG là 150 km, thời gian xe khách đi hết khoảng 3,0-3,5 giờ. Tuy nhiên từ ranh giới đê quốc gia đi ra vùng lõi của VQG thì đường còn hơi xấu, chỉ có một đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 4km là con đường giao thông huyết mạch của Ban quản lý VQG. Con đường này cùng với các trục giao thông chính từ trung tâm thành phố Nam Định đến VQG Xuân Thủy đã và đang được nâng cấp, xây dựng hiện đại để đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển du lịch.
Ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm ở phía Tây Bắc là hệ thống đê bao bằng đất đã được bê tông hóa một phần. Hiện nay nếu đi vào các đầm
tôm chỉ có xe máy & xe thô sơ có thể đi lại được. Đây là tuyến đường bộ duy nhất có trong khu vực dùng để tuần tra bảo vệ và phục vụ khách tham quan du lịch, nhưng do ảnh hưởng của các cống tháo nước nên xe ô tô không thể đi được và vào những ngày trời mưa việc đi lại cũng còn gặp những khó khăn nhất định.
* Giao thông đường thuỷ
Có thể nói giao thông đường thuỷ trong vùng cũng khá thuận tiện, từ Hà Nội du khách có thể đi tàu thủy xuống thẳng VQG Xuân Thủy. Tuy nhiên, tuyến đường này chưa thực sự đi vào hoạt động.
Trong VQG Xuân Thủy có sông Vọp, sông Trà và nhiều sông lạch nhỏ khác, du khách có thể đi thuyền nhỏ len lái theo các dòng chảy để quan sát chim và thưởng ngoạn cảnh đẹp của một trong những khu vực rừng ngập mặn còn lại tốt nhất vùng cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Tuy nhiên, giao thông đường thuỷ ở VQG Xuân Thủy còn phụ thuộc vào thuỷ triều, vào những ngày triều kiệt việc đi lại thăm thú của du khách bằng đường thuỷ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, nếu muốn đi thăm quan VQG Xuân Thủy bằng xuồng, du khách phải liên hệ trước với Ban du lịch để nắm bắt rõ lịch con nước, từ đó chủ động hơn cho chuyến đi của mình.
2.3.2. Lực lượng lao động trong du lịch
Trong VQG Xuân Thủy đã có các cán bộ chuyên trách về du lịch, tuy nhiên số lượng còn ít. Khi có khách, cán bộ khác của Vườn sẽ được phân công kiêm nhiệm làm công tác lái xuồng, hướng dẫn viên và các dịch vụ khác…
Là một đơn vị sự nghiệp khoa học mang những đặc thù riêng biệt nhằm tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý bảo tồn thiên nhiên theo quyết định của thủ tướng chính phủ, Ban quản lýVQG – Khu Ramsa quốc tế Xuân Thủy còn là
chủ đầu tư Dự án xây dựng VQG Xuân Thuỷ. Ngoài ra, Ban quản lý còn phải hợp tác với các đơn vị hữu quan để xây dựng và tổ chức thực thi Dự án “Phát triển vùng đệm” và dự án “Du lịch sinh thái” ở khu vực. Trong khi phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò như vậy nhưng hiện nay Bộ máy tổ chức của Ban quản lý chỉ có 19 người (trong biên chế).
Mảng du lịch hiện nay do 02 cán bộ phụ trách du lịch cùng với bộ phận kỹ thuật và bảo vệ kiêm nhiệm, trong đó các cán bộ du lịch và bộ phận kỹ thuật đóng vai trò chính còn bộ phận hành chính & bảo vệ phục vụ việc vận chuyển và ăn uống cho du khách.
Do lực lượng lao động trong du lịch còn mỏng và phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm nên mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của mình, nhưng chất lượng thực hiện công việc chưa cao, đặc biệt là trình độ giao tiếp bằng Anh ngữ của cán bộ nhân viên còn hạn chế. Hiện nay, Vườn mới chỉ có các cán bộ được học Anh văn bằng B Streamline, trong khi đó yêu cầu về ngoại ngữ đối với mảng du lịch là hết sức cần thiết, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành.
Do vậy, nếu muốn hoạt động du lịch ở VQG Xuân Thuỷ phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó thì việc bổ sung thêm những cán bộ có chuyên môn, năng lực là rất cần thiết.
2.3.3. Quảng bá du lịch
Có thể nói quảng bá du lịch là một phương thức quan trọng để thu hút khách đến với VQG Xuân Thuỷ. Trước đây do điều kiện về giao thông, thông tin liên lạc còn hạn chế nên hoạt động du lịch ở đây chỉ được biết đến một cách gián tiếp thông qua các tổ chức quốc tế đến làm việc và qua một số phương tiện truyền thông nên hiệu quả tuyên truyền quảng cáo không cao.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hoạt động này đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, nhiều công ty du lịch đến khảo sát và gửi
khách đến Vườn. Nhiều cuốn phim, tờ gấp, Website… giới thiệu về tiềm năng du lịch của VQGXuân Thủy đã đến với du khách, nhiều công ty du lịch đã đăng tải thông tin này trên Website của mình. Do vậy muốn thu hút khách, việc quảng bá tuyên truyền cần được tiếp tục quan tâm nhiều hơn.
2.3.4. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Đối với việc phát triển du lịch ở các Khu bảo tồn thiên nhiên thì sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Nằm trong quy luật chung đó, cộng đồng vùng đệm VQG Xuân Thuỷ đã tạo khá nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở nơi đây.
Ấn tượng đầu tiên khi du khách đến đây là sự thân thiện, mến khách của người dân. Đây chính là điều tạo ấn tượng ngay từ phút đầu đối với du khách, làm cho du khách có cảm giác gần gũi, thân quen. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Ban quản lý VQG Xuân Thủy và các tổ chức Phi chính phủ (NGO) như: Hội chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC), Birdlife International, Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERC). Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD), Chương trình liên minh đất ngập nước quốc tế (WAP)... VQG Xuân Thủy đã phối hợp với các tổ chức NGO tổ chức các chương trình giáo dục môi trường, các đợt sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, tham quan bảo tàng động thực vật rừng ngập mặn cho học sinh khá giỏi các trường Trung học phổ thông cơ sở miền biển, đồng thời ấn hành nhiều sản phẩm truyền thông và tuyên truyền về giáo dục môi trường để giảng dạy ngoại khóa trong các trường học phổ thông vùng biển… Nhờ có những hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường mà nhận thức của người dân ở đây về môi trường, về tầm quan trọng của rừng ngập mặn & hệ sinh thái đất ngập nước trong những năm gần đây đã có những tiến bộ rõ rệt. Đó là tiền đề quan trọng không chỉ cho công tác bảo tồn thiên nhiên mà còn phục vụ tốt cho mục tiêu cho phát triển du lịch sinh thái hiệu quả ở VQG-Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ.
Từ năm 2005-2007, Trung tâm bảo tồn biển và phát tiển cộng đồng (MCD) đã triển khai dự án xây dựng mô hình du lịch cộng đồng cho hội Phụ nữ xã Giao Xuân. Đến nay đã có 15 hộ tham gia cung cấpnhà nghỉ. Trên 100 người tham gia cung cấp dịch vụ khác như: đi lại, ăn uống, bán hàng, văn nghệ…Mô hình đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và đã đón được trên 3000 khách đến thăm, trong đó có khoảng 25% là khách quốc tế. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong mô hình du lịch nói trên đã góp phần triển khai toàn diện và hiệu quả Chương trình phát triển du lịch sinh thái tại Khu Ramsa – VQG Xuân Thủy.
Mặc dù đã tạo ra một số đíều kiện tốt cho khả năng phát triển du lịch ở nơi đây nhưng chính cộng đồng địa phương đã gây ra không ít khó khăn cho Ban quản lý VQG Xuân Thủy, đặc biệt là cho công tác bảo tồn. Do dân số ở các xã vùng đệm khá đông, cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản diễn ra khá rầm rộ, thậm chí là khai thác huỷ diệt; Với những hoạt động này, họ đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng sinh học của VQG Xuân Thủy, cạn kiệt nguồn tài nguyên cho du lịch.
Do VQG Xuân Thuỷ là vùng đất ngập nước nên khi muốn tham quan các cồn bãi, du khách phải đi bằng xuồng máy hoặc thuyền. Một số người dân đã tham gia vào hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng thuyền máy, nhưng không thường xuyên và chất lượng phục vụ còn thấp, đặc biệt chưa có đầy đủ các điều kiện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách. Nhiều người dân cũng chưa có hiểu biết thấu đáo về DLST ở VQG Xuân Thuỷ.