1 .3Vai trò và ý nghĩa của xúc tiến du lịch
2.5.2. Đánh giá những hạn chế còn gặp phải trong quá trình xúc tiến du
lịch dành cho thị trường khách du lịch inbound.
- Cơ sở vật chất yếu kém: Cơ sở vất chất của khu bảo tồn được xây dựng từ năm 1992 bằng nguồn kinh phí nhỏ bé của địa phương đến nay đã xuống cấp trầm trọng, không thể phục vụ nhu cầu du lịch của khách inbound. Đường giao thông thủy bộ còn hoang sơ và kém chất lượng nên đi lại rất khó khăn. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hầu như chưa có gì.
- Năng lực của đội ngũ nhân viên (một phần cán bộ của VQG và một phần của cán bộ địa phương) chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Vì còn thiếu các chuyên gia và các kĩ năng trong các lĩnh vực chuyên sâu của nghiệp vụdu lịch, đặc biệt trình độ tiếng Anh còn hạn chế.
- Mặc dù đã tạo ra một số điều kiện tốt cho khả năng phát triển du lịch ở nơi đây nhưng chính cộng đồng địa phương đã gây ra không ít khó khăn cho Ban quản lý, đặc biệt là cho công tác bảo tồn. Do dân số ở các xã vùng đệm khá đông, cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản diễn ra khá rầm rộ, thậm trí là khai thác huỷ diệt.
Những hoạt động này của họ đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng sinh học. Điều đó chính là làm cạn kiệt nguồn tài nguyên du lịch. Một số người dân đã tham gia vào hoạt động vận chuyển khách du lịch nhưng không thường xuyên và chất lượng phục vụ còn thấp. Nhiều người dân cũng chưa có hiểu biết thấu đáo về DLST ở VQG Xuân Thuỷ.
- Hiệu quả của các dự án đầu tư còn thấp, dàn trải và lãng phí.
- Hoạt động xúc tiến du lịch chưa thực sự được tiến hành một cách chuyên nghiệp, đặc biệt là với thị trường inbound. Các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa được tuyên truyền đến tập khách inbound, các tờ rơi, tập gấp chưa được in ra bằng tiếng anh và chưa được quảng bá rộng rãi. Các hoạt động hội thảo, hội nghị khoa học chủ yếu là về bảo tồn tài nguyên tự nhiên chứ chưa phải là hội nghị xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, các kênh báo hình, báo ảnh, video, truyền hình mới chỉ dừng lại ở trong nước chứ chưa có phiên bản tiếng nước ngoài và chưa được xúc tiến quảng bá ra nước ngoài.
Nguồn vốn cho hoạt động xúc tiến là quá mỏng, hầu như chỉ được trích ra từ các nguồn dầu tư cho hoạt động bảo tồn, chưa có sự xây dựng ngân sách cụ thể cho xúc tiến du lịch, đặc biệt là xúc tiến tới thị trường quốc tế, vì thế các hoạt động xúc tiến chưa được tiến hành đến nơi và không được duy trì thường xuyên, đều đặn qua các năm.
Như vậy, để hoạt động xúc tiến du lịch mang lại hiệu quả tối ưu, VQG cần phát huy tối đã mặt mạnh, đồng thời cũng phải lo những giải pháp thích hợp để giải quyết các mặt yếu, từng bước tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng VQG thành mô hình du lịch sinh thái tiêu biểu của vùng ven biển châu thổ Sông Hồng.
Tiểu kết chƣơng 2:
Chương 2 trình bày khái quát những vấn đề thực tế của VQG Xuân Thủy trong đó bao gồm hiện trạng và kết quả của hoạt động xúc tiến du lịch cho sản phẩm du lịch tại VQG nói riêng trong những năm gần đây và sự tiến triển cũng như những ưu nhược điểm của hoạt động xúc tiến tại đây. Nhìn chung, về thực trạng hoạt động xúc tiến, ta có thể thấy những hoạt động xúc tiến đã và đangđược triển khai nhưng hầu hết còn nhỏ lẻ và chưa mang tính đồng bộ cao. Kết quả đạt được còn thấp, chính vì thế tỉ lệ khách du lịch đến với VQG Xuân Thủy chưa thực sự có sự đột phá.
Trong kế hoạch và những hoạt động tiếp theo, cần đẩy mạnh chiến lược xúc tiến đến thị trường mục tiêu một cách chuyên nghiệp và sâu rộng hơn để sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thủy hiện đang có sẽ được biết đến rộng rãi trên thị trường và tăng cường sự góp sức của các doanh nghiệp cá nhân trong việc phát triển sản phẩm và bán sản phẩm.
Hiện nay, có thể thấy những chuyển biến tích cực trong hoạt động xúc tiến bán sản phẩm du lịch sinh thái và phát triển sản phẩm tại VQG Xuân Thủy.
Chương3. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG NHẰM ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN DU LỊCH TẠI VQG XUÂN THỦY