Điểm trung bình nhận thức của nhà quản lý về TNXH của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức, thái độ, hành vi của nhà quản lý doanh nghiệp về sử dụng lao động địa phương trong sản xuất (Trang 41)

(0= Hoàn toàn sai => 2= Nửa đúng nửa sai => 4= Hoàn toàn đúng)

TT Quan điểm Số

lƣợng trung bình Điểm Độ lệch chuẩn

C7 Người nông dân có thể họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm mới

104

2.73 1.072

C8 Doanh nghiệp có thể giúp giải quyết việc làm thông qua mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động địa phương

104

2.83 0.935

C2 Doanh nghiệp có những đóng góp về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

104

2.96 1.12

C1 Doanh nghiệp góp phần vào công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn

104

3.11 1.115

C6

Doanh nghiệp đã hỗ trợ kinh phí chuyển đổi việc làm cho lao động địa phương khi đền bù giải phóng mặt bằng sẽ giúp họ có công việc tốt hơn làm nông nghiệp

104

3.18 0.767

C4 Doanh nghiệp luôn có những đóng góp cho các quĩ từ thiện của địa phương

104

3.19 0.833

C5 Doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương bị thu hồi đất

104

3.22 0.797

C3

Doanh nghiệp thu lao động từ nơi khác tới góp phần tạo thu nhập về (cho thuê nhà, buôn bán hàng hóa…) cho cộng đồng dân cư nông thôn

104

3.4 0.949

(Nguồn : Khảo sát từ nghiên cứu này)

Điểm số về cơ bản từ mức ~3 đến 3.5 điều đó thể hiện các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá khá cao vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Khi xây dựng các khu, cụm công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người lao động địa phương có thu nhập cao hơn thông qua các dịch vụ xã hội, bên cạnh đó phần nào đó các doanh nghiệp có thể tạo việc làm cũng như là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương, phục vụ các lợi ích công cộng.

Ý kiến của các nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng quá trình họ về đầu tư xây dựng tại địa phương đã phải chi trả một khoản tiền đền bù nhất định cho quá trình chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động tại địa phương bị mất dần đất. Trung bình mỗi ha đất thu hồi sẽ khiến 14 người nông dân bị mất việc làm, việc thu hồi đất nông

nghiệp trong 5 năm qua đã tác động tới đời sống của khoảng 2,5 triệu nông dân.[23,tr 35]

Riêng đối với TP Hà Nội, cuối năm 2010, thành phố hiện có khoảng 40.000 lao động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp bị mất việc làm. Tuy nhiên, trên thực tế, con số người thất nghiệp do bị thu hồi đất có thể lớn hơn nhiều. Do đó quá trình giải quyết việc làm là người dân phải tự chủ động tìm kiếm việc làm mới, doanh nghiệp chỉ giải quyết được phần nào bằng cách thức như mở lớp đào tạo để từ đó có thể đưa họ vào trong các nhà máy xí nghiệp để làm việc nếu như người dân đồng ý làm việc lao động theo các chế độ của công ty. Mọi người lao động khi tuyển vào làm việc là hoàn toàn bình đẳng như nhau trên cơ sở yêu cấu của công việc đặt ra.

“Khi các doanh nghiệp về đầu tư tại các địa phương chúng tôi trước hết phải thông qua các chương trình dự án đầu tư của tỉnh-huyện-xã sau đó là các buổi làm việc với chính quyền và người dân địa phương. Thống nhất cơ chế đề bù và số tiền đền bù cho người dân và ký cam kết đối với đại diện chính quyền địa phương và người dân. Trong những chi phí đền bù đó chúng tôi phải trả cho chủ đầu tư dự án một khoản tiền nhất định trong đó có cả những chi phí cho công tác chuyển đổi nghề nghiệp của người dân địa phương. Khi các doanh nghiệp về đầu tư xây dựng thì nhiều công trình hạ tầng nông thôn cũng được cải thiện. Bên cạnh đó là các dịch vụ buôn bán, nhà trọ cho công nhân…cũng phát triển theo. Đồng thời chúng tôi còn sử dụng nhiều nhân công lao động là người địa phương nếu như những người đó phù hợp với công việc yêu cầu đạt ra.”

Như vậy trong quá trình doanh nghiệp đầu tư vào địa phương tạo ra nhiều chuyển biến về đời sống kinh tế xã hội cộng đồng người dân nông thôn. Một mặt doanh nghiệp không chỉ trực tiếp tạo việc làm cho người lao động nông thôn mà cong gián tiếp tạo việc làm thông qua những động lực về dịch vụ buôn bán hàng tiêu dùng, về nhân công từ nơi khác tới làm việc cần phải thuê nhà trọ. Tuy nhiên hiện nay trong các chính sách của nhà nước ta vẫn chưa ban hành các chính sách bắt buộc đối với doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào đối với người dân nông thôn khi họ bị lấy đất sản xuất nông nghiệp và công tác đào tạo nghề cho người nông dân nông thôn gặp nhiều khó khăn.

2.3. Nhận thức của nhà quản lý về vai trò và phẩm chất của ngƣời lao động địa phƣơng. động địa phƣơng.

2.3.1. Nhận thức về vai trò của lao động địa phương.

Bên cạnh việc nhận thức được vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển của địa phương , các nhà quản lý cũng nhận thấy vai trò to lớn của lao động địa phương đối với sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay.

Văn hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khẳng định “NLĐ là tài sản quý giá nhất”, đóng vai trò quan trọng, quyết định hiê ̣u quả sản xuất kinh doanh hay là sự thành, bại của doanh nghi ệp. Khoa ho ̣c công nghê ̣ có phát triển ở trình đô ̣ nào đi chăng nữa thì cũng không thể t hay thế hoàn toàn được con người .Xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới. Nhận thức về vai trò của người lao động ngày càng được đầy đủ hơn, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình là nhân tố quyết định hiệu quả của công việc. Nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của người lao động các doanh nghiệp cũng nhận thấy rõ vai trò của lao động địa phương với doanh nghiệp hiện nay, điều đó được thể hiện thông qua bảng xử lý số liệu sau:

Bảng 2.3: Điểm đánh giá trung bình về vai trò của ngƣời lao động địa phƣơng

(0= Hoàn toàn sai => 2= Nửa đúng nửa sai => 4= Hoàn toàn đúng)

TT Quan điểm Số lƣợng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

C12 Sử dụng lao động địa phương sẽ có giá lao động rẻ hơn so với người lao động từ nơi khác tới.

104

2.52 1.263 C9 Những người lao động địa phương sẽ tạo cầu nối và sự

liên kết giữa doanh nghiệp và cộng đồng địa phương

104

3.25 0.809 C11 Độ tuổi người lao động phù hợp với sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp là <35 tuổi

104

3.28 0.967 C13 Trong quá trình tuyển dụng doanh nghiệp có thể nên

ưu tiên sử dụng người lao động địa phương hơn so với những người lao động từ các nơi khác.

104

3.35 0.847

C10 Sử dụng người lao động địa phương giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng thiếu hụt lao động sau những kỳ nghỉ lễ, tết

104

3.54 0.704

(Nguồn : Khảo sát từ nghiên cứu này)

Trong quá trình quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp nhận thấy rằng sử dụng người lao động địa phương sẽ có những điểm tốt cho doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trước tiên là tạo mối quan hệ hòa khí doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Nếu như câu chuyện về đất đai luôn là mối quan tâm chủ đề nóng bỏng của xã hội thì đó chính là câu chuyện liên quan trực tiếp với doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Khi doanh nghiệp vào đầu tư thì sẽ lấy mất đất nông nghiệp của người nông dân, từ đây mâu thuẫn giữa các nóm lợi ích nảy sinh. Thực chất mấu chốt ở đây là doanh nghiệp và người dân mâu thuẫn là đối tượng trực tiếp nhưng quá trình này được thực hiện từ một bên thứ ba là chủ đầu tư dự án. Mà chủ đầu tư này thì người dân ít có quá trình tiếp xúc…

Người nông dân luôn muốn được đền bù với giá cao và ngược lại doanh nghiệp luôn trả giá thấp theo đơn giá của nhà nước quy định. Mặt khác khi người nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp họ sẽ bị rơi vào tình trạnh thiếu việc làm. Như vậy câu hỏi đặt ra đối với nhà quản lý là làm thế nào để có thể cân bằng/hài hòa mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng địa phương? Phương án tốt nhất có thể giúp các doanh nghiệp đó là sử dụng người lao động địa phương vào làm

Ý kiến lao động địa phương sẽ tạo cầu nối và sự liên kết giữa doanh nghiệp và cộng đồng địa phương đạt 3.25 điểm/ 4 điểm. Như vậy qua số liệu ta thấy được có sự thay đổi lớn về nhận thức của các nhà quản lý doanh nghiệp đối với lao động địa phương và việc tạo mối quan hệ liên kết của doanh nghiệp với địa phương. Phát triển mối quan hệ giữa địa phương và doanh nghiệp sẽ góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm mới cho lao động địa phương đồng thời thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vai trò của người lao động địa phương được các nhà quản lý đánh giá cao, cũng qua đó thấy được sự gắn kết giữa các doanh nghiệp và địa phương trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở địa phương.

Đặc biệt vai trò của người lao động địa phương được các doanh nghiệp đánh giá cao đối với sự phát triển của doanh nghiệp đó là góp phấn giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động của doanh nghiệp trong những ngày lễ tết.

Qua số liệu điều cho cho thấy các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá rất cao vai trò của LĐĐP các tiêu chí đánh giá gần như cao hơn 3.0 điểm. Đặc biệt với đặc điểm người LĐĐP ở ngay các công ty, nhà máy, xí nghiệp nên họ không phải đi về quê trong những thời gian nghỉ lễ do đó tình trạng thiếu hụt lao động không xảy ra. Bên cạnh đó các nhà quản lý cũng đánh giá cao việc nên tuyển dụng lao động tại địa phương vào trong doanh nghiệp của mình để làm việc.

Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng, các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp rất quan tâm đến vấn đề sử dụng nguồn lao động địa phương và sự đóng góp của lao động địa phương trong doanh nghiệp như thế nào, thông qua số liệu ta cũng thấy rằng lao động địa phương là một nguồn nhân lực chính trong hoạt động của doanh nghiệp khi thiếu hụt lao động. Nhà quản lý doanh nghiệp đã nhận thấy sự quan trọng của lao động địa phương tới chất lượng và sản lượng của doanh nghiệp trong khi thiếu hụt cũng như lao động thường xuyên, vai trò của người lao động ngày càng được đề cao.

Tuy vậy khi để người lao động địa phương vào làm trong các nhà máy xí nghiệp thì các nhà quản lý luôn hướng tới phẩm chất năng lực làm việc của người

lao động như thế nào có thể đáp úng được yêu cầu đặt ra hay không. Nhận thức về khả năng làm việc của người lao động địa phương được thể hiện trong phần sau.

2.3.2. Nhận thức của nhà quản lý lý về phẩm chất nghề nghiệp của ngƣời LĐĐP ngƣời LĐĐP

Phẩm chất nghề nghiệp của người lao động là một khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng bản chất nhất được kết tinh trong con người lao động để có khả năng thực hiện một công việc, một nghề nhất định. Đối với một doanh nghiệp, việc định hình những phẩm chất nghề nghiệp của người lao động lại càng quan trọng, để tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Phẩm chất nghề nghiệp của cá nhân người lao động và của cả đội ngũ lao động của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau. Khả năng lao động là một yếu tố quyết định đến năng suất lao động và đồng thời cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất của công ty. Khi doanh nghiệp tuyển dụng những người có khả năng lao động kèm theo thì doanh nghiệp đó sẽ đối mặt với những nguy cơ gặp nhiều trực trặc trong quá trình sản xuất như chậm đơn hàng, mất công đào tạo…

Vận dụng những đặc trưng đó các nhà quản lý cũng có những nhận thức khá đầy đủ về lao động địa phương hiện nay, nhận thức đó được thể hiện thông qua bảng xử lý số liệu và trích bản phỏng vấn sâu dưới đây.

Bảng 2.4: Nhận thức của nhà quản lý doanh nghiệp về phẩm chất của ngƣời lao động địa phƣơng

(0= Hoàn toàn sai => 2= Nửa đúng nửa sai => 4= Hoàn toàn đúng)

(Đơn vị:%)

(Nguồn : Khảo sát từ nghiên cứu này)

Qua quá trình hoạt động các doanh nghiệp nhận thấy rằng bên cạnh những vai trò mà lao động địa phương đóng góp trực tiếp vào doanh nghiệp thì lao động địa phương còn có những ưu, khuyết điểm không thể phủ nhận.

Kết quả từ bảng số liệu thể hiện sự đánh giá của nhà quản lý cơ bản tập trung xung quanh điểm số 0,1,2 chiếm tới 70-80% tổng số ý kiến đánh giá. Với những ý kiến đánh giá được đưa ra mang tính khẳng định như khả năng lao động tốt của người lao động tại địa phương như là: Người lao động địa phương có trình độ tay nghề cao; Người lao động địa phương có trình độ học vấn cao; Người lao động địa phương thường đi làm đúng giờ; Người lao động địa phương đoàn kết trong lao động và cuộc sống đối với người ở địa phương khác; Người lao động địa phương có năng suất lao động cao hơn so với lao động từ địa phương khác tới; Người lao động

TT Quan điểm Mức độ

Tổng

0 1 2 3 4

C14 Người lao động tại địa phương có trình độ tay nghề

cao 17.5 12.5 67.5 2. 0 100

C15 Người lao động địa phương có trình độ học vấn cao 12.5 12.5 62.5 10 2.5 100 C16 Người lao động địa phương thường đi làm đúng giờ 0 7.5 30 55 7.5 100 C17 Người lao động địa phương khi nghỉ làm thường

báo trước 2.5 10 45 37.5 5 100

C18 Người lao động địa phương thường nghỉ đúng phép 5 7.5 35 45 7.5 100 C19 Người lao động địa phương rất thật thà trong công

việc 7.5 5 50 37.5 0

100

C20 Người lao động địa phương đoàn kết trong lao động

và cuộc sống đối với người ở địa phương khác 2.5 0 50 37.5 10 100

C21 Người lao động địa phương có năng suất lao động

cao hơn so với lao động từ địa phương khác tới. 35 15 32.5 17.5 0 100

C22 Người lao động địa phương thường nghe lời của các

nhà quản lý 7.5 27.5 37.5 27.5 0

100

C23 Người lao động địa phương thường chăm chỉ làm

việc hơn lao động từ địa phương khác tới. 22.5 22.5 35 20 0 100

địa phương thường chăm chỉ làm việc hơn lao động từ địa phương khác tới…thì kết quả nhận lại là những điểm số trung bình thấp. Điều đó có nghĩa là các nhà quản lý phủ nhận những phẩm chất yếu tố của người lao động địa phương.

Qua bảng số liệu ta thấy 67.5% nhà quản lý cho rằng lao động địa phương có trình độ tay nghề cao đúng ở mức “bình thường”, 12.5% cho rằng “đúng ít” và 17.5% cho rằng “hoàn toàn sai” . trong khi đó không có ý kiến nài cho rằng lao động địa phương có trình độ tay nghề cao ở mức “hoàn toàn đúng”, điều đó chứng tỏ các nhà quản lý đánh giá rất thấp về trình độ tay nghề của lao động địa phương, qua số liệu cũng cho thấy rằng chất lượng nguồn lao động tại địa phương hiện nay chưa cao còn nhiều thiếu xót. Cần có những kế hoạch đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động, để họ bắt kịp với những công nghệ mới tiến tiến hiện đại của các doanh nghiệp hoạt động tại địa phương.

Họ là những người lao động chất phát, chăm chỉ và cần cù, thật thà trong công việc, họ luôn phấn đấu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất để có trình độ tay nghề vững chắc hơn mặc dù tay nghề của lao động địa phương hiện nay chưa cao. Họ là những người luôn giữ nguyên tắc trong công việc và họ là nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức, thái độ, hành vi của nhà quản lý doanh nghiệp về sử dụng lao động địa phương trong sản xuất (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)