Lý thuyết hành động xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức, thái độ, hành vi của nhà quản lý doanh nghiệp về sử dụng lao động địa phương trong sản xuất (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Lý thuyết vận dụng

1.3.3. Lý thuyết hành động xã hội

Các lí thuyết về hành động có nguồn gốc từ V.Pareto, M.Weber, T.Parsons và nhiều nhà xã hội học khác. Những lí thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội đồng thời là cơ sở của dời sống xã hội của con người

- Khái niệm: Trong xã hội học hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn các nghành khoa học khác và thường gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân. Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân. Tính tích cực này lại bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như nhu cầu lợi ích định hướng giá trị của chủ thể hành động. Tất cả các yếu tố và quá trình đó chính là phương thức tôn tại của chủ thể.

Theo M.Weber Ông khẳng định: Hành động xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. “ Hành động là một thái độ của con người (tự có, bên ngoài hoặc bên trong, cho phép hopặc không cho phép) khi và chỉ khi chủ thể gắn liền với thái độ của mình một ý nghĩa chủ quan nhất định”.[19,197]

Theo V.Parento ông chia hành động xã hội ra làm hai loại hình là hành động lô gíc và hành động phi lôgíc. Hành động phi lôgíc là hành động cơ bản của con người nói chung. Hành động phi lôgíc bị quy định bởi một lôgíc đặc biệt cụ thể giới tình cảm. Nó không phải là kết quả của những tính toán duy lý của con người mà nó là kết quả của những trạng thái tình cảm của con người của cái phi lý về mặt tâm lý. Hành động phi lôgíc là cái mà người thực hiện không biết đến mối quan hệ giữa hiện tượng và sử dụng phương tiện không phù hợp để đạt được mục đích. Hành động lôgíc là hành động không tuân theo sự chỉ đạo của tình cảm do cá lý trí và chuẩn mực đều tiết. Trong trường hợp này phương tiện và mục đích gắn bó với nhau bởi một lôgíc khách quan. [19,353]

Thông qua việc phân tích hành động lôgíc và phi lôgíc ông chỉ ra tầm quan trọng của hành động lô gíc trong xã hội đặc biệt là trong xã hội hiện đại và trong xã hội công nghiệp. trên cơ sở nghiên cứu hai hành động ông đã khăng định: “Hành động của con người không bao giờ là cái mà chính họ tưởng cái mang nét đặc

trương của con người người không phải là lý trí mà là khả năng sử dụng lý trí để ngụy trang cho những hành động ohi lôgíc của mình.” Ông cho rằng khác với động vật con người có khả năng suy nghĩ bởi vậy con người có khả năng che dấu tình cảm và bản năng của mình. Vì mỗi người đều có tình cảm và lý trí vì vậy có sự tương quan giữa tình cảm và lý trì. Mặt khác tình cảm và lý trí liên quan đến hệ tư tưởng.

Theo Talcot Parson lý thuyết hành động của Parson được xây dựng không hướng vào giả quyết những điều kiện lịch sử cụ thể hoặc đương đại. T.Parson muốn có một lí thuyết luôn luôn đúng đắn đó là mối quan tâm của con người và điều đó làm cho cách đặt vấn đề ngày càng trở nên hấp dẫn.

Parson nhận thấy rằng có thể có xung đột giữa những nhu cầu của chủ thể hành động khác và những khuôn mẫu cần thiết cho sự định hướng nhằm duy trì hệ thống. Song ông cũng lại cho rằng các chủ thể hành động luôn luôn sẵn sàng tìm cách dung hoà để luôn giữ được hệ thống trong trạng thái cân bằng.

Con người luôn sẵn lòng đáp ứng những đòi hỏi của hệ thống trước những nhu cầu của cá nhân là do bản năng của họ luôn tránh những đau đớn về mặt thể xác cũng như những hiình phạt của xã hội. Ông thành công trong việc lý giải về sự cần thết về sức mạnh của những định hướng chuẩn mực trong xã hội và đồng thời ông cũng chỉ ra rằng con người chủ thể hoạt động thực hiện viêvc cân bằng giữa yêu càu chung và cá nhân là luôn vì sự vcân bằng của hệ thống.

Định hướng giá trị: được hiểu như những ước lệ về giá trị được chấp nhận đẻ ứng xử đúng đắn và sẽ tác động đến chủ thể của hành động cụ thể là đến mối quan hệ giữa bản thể và đối tác trong sự lựa chọn mục tiêu và phương tiện hành động của họ. Ông đề xuất năm cặp khái niệm để thể hiện những định hướng có thể có của hành động cá nhân.: cảm xúc- vô cảm, tính vị kỷ- tính cộng đồng, tính phổ quát- tính đặc thù, định hướng phổ biến- định hướng linh hoạt, ứng xử phổ biến -ứng xử linh hoạt. Trong mỗi xã hội, năm cặp khái niệm này ở các dạng biểu hiện đặc trưng là chuẩn mực định hướng của hành động.

Như vậy từ lý thuyết hành động xã hội chúng ta thấy có thể giải thích được hành động của các nhà quản lý trong quá trình sử dụng người LĐĐP trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp mình. Đó là họ sẽ cân nhắc hoàn cảnh và quá trình hành động để đạt được sự cân bằng cần thiết vốn có của doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức, thái độ, hành vi của nhà quản lý doanh nghiệp về sử dụng lao động địa phương trong sản xuất (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)