CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.4. Hệ khái niệm công cụ
1.4.5. Khái niệm việc làm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về việc làm, trong đề tài này chúng tôi xin đưa ra 2 khái niệm, một là trong Bộ luật lao động và một khái niệm trong xã hội học lao động.
Trong Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuất bản năm 2009, điều 13 có quy định rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”. Qua khái niệm trên có thể thấy vai trò của doanh nghiệp trong tạo việc làm cho người lao động đã được Nhà nước quy định rõ.
Trong ngành khoa học xã hội học cũng có một khái niệm về việc làm, theo đó:“…Việc làm là một phạm trù kinh tế- xã hội, là tập hợp những mối quan hệ trong quá trình con người tham gia vào hoạt động kinh tế, thể hiện hình thức kết nối giữa con người với hoạt động lao đông, mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội cho người lao động và nhu cầu cá nhân về nơi làm việc và nhận thu nhập”. [25, tr46].
Đề tài này chúng tôi sử dụng cả hai khái niệm trên nhằm có cái nhìn khái quát trên mặt xã hội và pháp lý.
1.4.6. Khái niệm lao động địa phương
Lực lượng lao động (nhất là lực lượng lao động địa phương) trước hết là chỉ những người trong độ tuổi lao động ( từ 18 đến 60 tuổi), có khả năng lao động và có nhu cầu muốn tìm việc làm. Cụ thể lực lượng lao động được định nghĩa như sau: “Lực lượng lao động là tổng thể tài nguyên sức lao động toàn xã hội ở một thời kỳ nhất định. Số lượng, lực lượng, sức lao đông dựa vào số lượng nhân khẩu trong độ tuổi lao động có năng lực lao động đang làm việc hay không có việc làm chuẩn”. [25, tr 41-42)
Lao động địa phương cũng chính là một lực lượng lao động nhưng họ cư trú thường xuyên ngay trên địa bàn mà doanh nghiệp đang có cơ sở sản xuất, tính về mặt địa giới hành chính như trên địa bàn một xã, một thị trấn, một phường.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm LĐĐP , đề tài đưa ra thêm một dữ liệu khác đó là khái niệm NLĐ bị thu hồi đất nông nghiệp:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng :
1. Người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường (sau đây gọi là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp) có đủ các điều kiện sau:
a) Có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi; b) Trong độ tuổi lao động;
c) Có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, vay vốn tạo việc làm. 2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vườn, ao không được công nhận là đất ở theo quy định tại Điều 21 và các trường hợp theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này.”
Như vậy khái niệm người LĐĐP trong đề tài này được hiểu là NLĐ ở tại khu vực xã/ phường bị thu hồi đất phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp hóa.
1.4.7. Khái niệm nhà quản lý
Nhà quản lý là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. “Nhà quản lý là người làm việc trong các doanh nghiệp, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm về những kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát cong người, tài chính, vật chất, thông tin một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.” [28, tr11].
- Quản lý - lãnh đạo cao cấp: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...
- Quản lý cấp trung gian: trưởng phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc...
- Quản lý cấp cơ sở: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca...
1.4.8. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Theo Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về Trách nhiê ̣m xã hô ̣i của doanh nghiê ̣p (CSR) là “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN): Là sự tự nguyện của doanh nghiệp cam kết thực hiện tốt các vấn đề về lao động, môi trường và hoạt động kinh doanh trên cơ sở tuân thủ các luật pháp quốc gia, thông lệ quốc tế và đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên đồng thời góp phần phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia một cách bền vững.
Như vậy TNXHDN bao gồm 4 trách nhiệm chính: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và đóng góp cộng đồng
Trách nhiệm kinh tế thể hiện qua hiệu quả tăng trưởng, mục tiêu thành lập doanh nghiệp là lợi nhuận nhưng không phải giành được bằng mọi cách. Mọi trách nhiệm khác đều phải dựa trên trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp; Trách nhiệm pháp lý: mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động phải tuân thủ luật pháp; Nhà nước có trách nhiệm luật hóa các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh
1"CSR: the commitment of businesses to behave ethically and to contribute to sustainable economic development by working with all relevant stakeholders to improve their lives in ways that are good for business, the sustainable development agenda, and society at large"
nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của TNXHDN.Trách nhiệm về đạo đức: là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được luật hóa vào văn bản luật. Đó là văn hóa doanh nghiệp, các hành vi ứng xử với người lao động, với các bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác, người tiêu dùng… hợp đạo đức được xã hội chấp nhận. Trách nhiệm đóng góp cộng đồng không chỉ là những hoạt động mang tính từ thiện mà đòi hỏi có những hoạt động góp phần giảm nghèo, tăng quyền, phát triển nguồn nhân lực…
1.4.8. Khái niệm tuyển dụng lao động
Tuyển dụng lao động là một hiện tượng xã hội phát sinh do nhu cầu tự nhiên của quá trình lao động. Xét về phương diện kinh tế xã hội, tuyển dụng lao động biểu hiện ở việc tuyển chọn và sử dụng lao động phục vụ cho nhu cầu nhân lực trong quá trình lao động. Việc tuyển dụng lao động được coi là tiền đề cho quá trình sử dụng lao động.Về phương diện pháp lý, tuyển dụng lao động được hiểu là hệ thống các quy định của pháp luật, là căn cứ cần thiết để các chủ thể thực hiện hành vi tuyển dụng lao động.
Như vậy, về mặt pháp lý có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về tuyển dụng lao động như sau : Tuyển dụng lao động là một quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân do Nhà nước quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của mình. [28, tr 36]
1.4.9. Khái niệm mâu thuẫn nhận thức
Một lý thuyết nhận thức quan trọng do Leon Festinger đề xướng trong tác phẩm: “Một lý thuyết về sự không hòa hợp trong nhận thức” (1957). Lý thuyết này đưa ra những yếu tố cạnh tranh, mâu thuẫn hay đối lập nhau trong nhận thức và hành vi. Ví dụ vì sao người ta vẫn tiếp tục hút thuốc cho dù biết hút thuốc có hại cho sức khỏe? Festinger cho rằng các cá nhận không tin tưởng những gì xuất phát từ nhu cầu logic bằng những gì xuất phát từ nhu cầu tâm lý – một loại logic tâm lý.
Ông lập luận trong khi cố gắng đạt đến sự hài hòa và cân bằng, con người có bản năng hướng đến sự hòa hợp giữa các nhận thức. Sự giảm bớt sự không hòa hợp có thể diễn ra hoặc qua sự thay đổi trong hành vi hoặc qua sự thay đổi trong thái độ. Vì vậy trong ví dụ trên hoặc là người ta thôi không hút thuốc, hoặc nếu không thì phải sửa đổi những hiểu biết của họ, chẳng hạn tin rằng “hầu hết người hút thuốc không chết trẻ và vì thế thật ra chẳng có gì đáng sợ cả”. Lý thuyết này gần như mang tính gặp lại trong việc thừa nhận phải có nhu cầu bên trong nào đó về sự hòa hợp và bị phê phán là quá mơ hồ, nhưng lại có ảnh hưởng hết sức to lớn trong các nghiên cứu lien quan tới nhận thức.lý thuyết này nhằm giải thich
Đề tài áp dụng lý thuyết này nhằm tìm hiểu những mâu thuẫn nhận thức - hành vi của nhà quản lý, và áp dụng để xem xét trong nhận thức của họ đã dung hoà mâu thuẫn ấy như thế nào. [27, tr 547].
1.4.10. Doanh nghiệp
Điều 4 Luật doanh nghiệp quy định: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định bốn loại hình doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Đó là: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.[21]
CHƢƠNG 2. NHẬN THỨC CỦA NHÀ QUẢN LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP, VAI TRÒ VÀ PHẦM CHẤT NGHỀ NGHIỆP
CỦA NGƢỜI LĐĐP
2.1. Điều kiện kinh tế xã hội xã Bích Hòa- Thanh Oai- Hà Nội
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) đã phê duyệt dự án xây dựng Cụm Công nghiệp Thanh Oai tại Xã Bích Hòa- Thanh Oai để thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển mạnh hơn nữa.
Cụm Công nghiệp Thanh Oai giai đoạn được phê duyệt là 44,96 ha. Mặc dù, khởi đầu có những khó khăn về giải phóng mặt bằng, nhưng Công ty CP cơ khí xây dựng số 18 (Coma 18) đơn vị đầu tư hạ tầng, đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, nên trong thời gian chưa đầy một năm đã cơ bản giải phóng mặt bằng xong; đơn vị đã khẩn xây dựng hạ tầng và thu hút được 19 nhà đầu tư.
Việc xúc tiến thực hiện tiến độ của dự án Cụm công nghiệp Thanh Oai đã có sự thống nhất cao, tính đồng thuận giữa chính quyền và nhà đầu tư. Chính quyền huyện Thanh Oai đã hết sức tạo điều kiện về việc kiểm đếm, lập hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục giải phóng mặt bằng trong thời gian rất ngắn, Chính vì thế mà công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc. Người dân có đất bị thu hồi đã vui vẻ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Đến nay, Cụm công nghiệp Thanh Oai đã đi vào hoạt động được gần 10 năm đã thu hút rất nhiều cơ sở về sản xuất.
Công ty cổ phần Dệt - May Long Mã. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc; nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may... Doanh thu hàng năm trên 1.100 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 50%. Tổng số công nhân lao động là 2000 công nhân lao động.
Công ty Coma 18 Là một doanh nghiệp cổ phần hoạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) – Bộ Xây dựng và được chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 18 theo Quyết định số 2102/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Ngày 23/12/2010, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần COMA 18. Tổng số công nhân lao động là 1500 công nhân lao động.
Công ty dược phẩm Hoàng Phát chuyên nghiệp sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, đặc biệt là từ cây thuốc Nam. Nam dược kết hợp triển khai nghiên cứu và ứng dụng1 số đề tài với các nhà khoa học về cây thuốc Nam như Dây thìa canh trị bệnh tiểu đường ( Sản phẩm Diabetna), Cây Bá bệnh tăng cường sinh lý nam giới ( Sản phẩm Khang dược), Cây Diệp hạ châu đắng giải độc gan ( sản phẩm Hamega), cây Kinh giới trị ho cảm trẻ em ( Siro Ích nhi), tinh chất mầm đậu nành làm đẹp cho phụ nữ ( sản phẩm Bảo xuân) cùng các bài thuốc Nam chuyển giao từ các nhà thuốc gia truyền như bài thuốc Hạ áp Ích nhân, thuốc đòn Cốt linh diệu, bài thuốc Thông xoang tán, bài thuốc Thăng trĩ, Bài thạch…đã khẳng định sự đúng đắn của hướng đi mới. Số công nhân lao động là 1200 lao động.
Xã Bích Hoà nằm trên khu công nghiệp của huyện Thanh Oai nên diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi thành diện thích đất nông nghiệp là rất lớn có thể nói xã đã gần như “trắng” về diện tích đất nông nghiệp. Đo đó việc làm cho người nông dân nơi đây là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của họ để xoá bảo sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
2.2. Nhận thức của nhà quản lý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Với đặc điểm 80% dân số nước ta sống ở khu vực nông thôn và trên 70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát triển toàn diện nông thôn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thế phát triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn là một tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Các nhà quản lý trong khu công nghiệp cũng đã phần nào có nhận thức về trách nhiệm xã hội của mình đối với sự phát triển của địa phương và đặc biệt vào công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn tại Thanh Oai.
Bảng 2.1 : Nhận thức của nhà quản lý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(0= Hoàn toàn sai => 2= Nửa đúng nửa sai => 4= Hoàn toàn đúng)
(Đơn vị : %)
(Nguồn : Khảo sát từ nghiên cứu này)
Trong qua trình khảo sát về nhận thức của các nhà quản lý doanh nghiệp về vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với địa phương đặc biệt là đối với người lao động khi đầu tư xây dựng dự án trên các địa bàn nông thôn cho thấy mức độ nhận thức của họ khá cao. Xét một các tổng thể với 8 nhận định được đưa ra hầu hết số người trả lời đều tập trung từ điểm số 2,3,4; số người trả lời phương án 0, 1 rất hạn chế. Đặc biệt với những nhận định như “Khi người nông dân mất đất sản xuất họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm mới; Doanh nghiệp có thể giải quyết việc làm thông qua mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động địa phương; Ưu tiên sử dụng lao động địa phương doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng trong quá trình sản xuất; Sử dụng lao động địa phương sẽ tạo cầu nối và sự liện kết giữa doanh nghiệp và cộng đồng địa phương…” được các nhà