6. Bố cục luận văn
3.3. Khuyến nghị
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc
Cần xây dựng kế hoạch dài hạn và có chiều sâu trong phát triển ẩm thực đƣờng phố gắn liền với hoạt động du lịch. Thực hiện quy hoạch tổng thể và chi tiết các điểm ẩm thực đƣờng phố phù hợp với từng địa phƣơng, chú trọng các trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc, trong đó có Nha Trang (Khánh Hòa)
Tập huấn và cấp chứng chỉ cho toàn bộ các lực lƣợng tham gia thanh tra liên ngành, hƣớng dẫn xử lý vi phạm hành chính, nâng cao ý thức về luật, quy định về an toàn thực phẩm.
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm về sự hợp tác giữa Sở Du lịch và Sở Y tế Khánh Hòa trong kiểm tra, đánh giá, xử phạt mức độ VSATTP của các cơ sở kinh doanh thức ăn đƣờng phố.
Tăng cƣờng vốn ngân sách cho hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát quản lý an toàn thực phẩm tại tuyến phƣờng, xã.
Tăng cƣờng chế tài, các mức quy định xử phạt đồng thời có định chế tuyên dƣơng, khen thƣởng kịp thời những cơ sở thực hiện tốt, nghiêm khắc xử lí các cơ sở vi phạm.
Tăng cƣờng các chiến dịch quảng bá rộng rãi về văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới thông qua những sự kiện quốc tế đƣợc tổ chức trong nƣớc và ngoài nƣớc, nhất là ở những quốc gia là thị trƣờng du lịch trọng điểm của Việt Nam và những khu vực có đông cộng đồng ngƣời Việt sinh sống, học tập.
Hƣớng tới vận động nguồn kinh phí xã hội hóa hỗ trợ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho cơ sở, các xe hàng kinh doanh thức ăn đƣờng phố đảm bảo đủ dụng cụ phục vụ du khách thƣởng thức món ăn đƣờng phố.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, tổ chức, quy hoạch một cách cụ thể, lâu dài để đƣa ẩm thực đƣờng phố vào chƣơng trình chiến lƣợc của ngành Du lịch Việt Nam