CHƢƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Xung đột môi trƣờng và các khái niệm liên quan
1.2.3. Các dạng xung đột môi trường
Có nhiều cách phân loại XĐMT khác nhau tuy theo cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu. Trong đề tài luận văn này, tác giả lựa chọn cách tiếp cận của Vũ Cao Đàm. Theo ông, căn cứ theo nguyên nhân xung đột, những
nghiên cứu về xã hội học môi trường cho thấy, có thể tồn tại những dạng xung đột sau:
- Xung đột nhận thức: Đây là dạng xung đột đơn giản nhất, có căn
nguyên từ sự hiểu biết khác biệt nhau trong hành động của các nhóm, dẫn tới phá hoại mơi trường [27, tr.33]. Ví dụ như trong trường hợp khai thác nguồn tài nguyên rừng. Sự khác nhau về nhận thức giữa những người khai thác gỗ với những người bảo tồn tài nguyên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột. Người khai thác gỗ nhận thức về giá trị của tài nguyên rừng chỉ như nguồn cung cấp gỗ, còn những người bảo tồn rừng lại nhận thức rằng rừng không chỉ là nguồn cung cấp gỗ mà cịn nhiều sản phẩm ngồi gỗ và các giá trị sinh thái hỗ trợ duy trì cuộc sống của cộng đồng địa phương.
- Xung đột mục tiêu: Mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn đến xung
đột [27, tr.33]. Ví dụ: người trồng rau phun thuốc trừ sâu để đạt mục tiêu bảo vệ cây trồng dẫn đến xung đột mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong làng nghề, người sản xuất vì mục tiêu kinh tế nên luôn muốn tăng lượng hàng sản xuất được (không sử dụng công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường) gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính mình và những hộ
khơng làm nghề (làm nông nghiệp) dẫn đến xung đột.
- Xung đột lợi ích: Xung đột lợi ích xuất hiện khi các nhóm tranh giành
lợi thế sử dụng tài nguyên [27, tr.33]. Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất nghề xả chất thải vào ruộng của nông dân, xâm phạm lợi ích của nơng dân, phá hoại môi trường. Hoặc chiếm dụng đất cơng (ngõ xóm, đường đi, nhà văn hố...) của một số hộ gia đình làm nơi sản xuất và phơi hàng mỹ nghệ dẫn tới những bức xúc, mâu thuẫn của người dân trong làng nghề.
- Xung đột quyền lực: Nhóm có quyền lực mạnh hơn, lấn át nhóm khác,
chiếm dụng lợi thế của nhóm khác, dẫn đến ơ nhiễm mơi trường [27, tr.33]. Ví dụ: Các doanh nghiệp lớn trong làng nghề với lợi thế về tài chính và các mối quan hệ tranh chấp, cướp khách hàng của những doanh nghiệp nhỏ và
những hộ gia đình làm nghề.
Trên thực tế, mỗi sự kiện XĐMT có thể chỉ xuất phát từ một loại xung đột, song thường tồn tại một số loại, và cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thoả hiệp lợi ích giữa các nhóm, mơi trường bị huỷ hoại, nhờ sự cam kết chuẩn mực môi trường hoặc sự đấu tranh giữa các nhóm mà môi trường được bảo vệ [27,tr.33].