Làng nghề và một số khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. Làng nghề và một số khái niệm liên quan

1.5.1. Làng nghề

Làng là đơn vị định cư sinh sống của một cộng đồng dân cư Việt Nam, vốn được hình thành trên cơ sở một dịng họ, và phát triển lên nhiều dòng họ trên cùng một địa bàn do nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất.

Xã được hình thành trên cơ sở nhiều làng tập hợp thành, là đơn vị hành chính trong hệ thống bốn cấp hiện nay do Trung ương đặt ra để quản lý. Do đặc điểm hình thành như vậy nên đời sống cộng đồng trong làng vừa mang tính pháp lý vừa mang nặng quan hệ tình nghĩa anh - em, họ hàng “hàng xóm láng giềng”.

Có thể hiểu thuật ngữ “làng nghề” là các làng nơng thơn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nơng.

Làng nghề có nhiều hình thức gồm: làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nơng thôn được coi là một làng nghề. Trong phạm vi của luận văn, tác giả định nghĩa khái niệm làng nghề là làng sản xuất có nghề (phi nơng nghiệp) đạt các tiêu chuẩn sau:

- Giá trị sản xuất và thu nhập từ nghề phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm.

- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nơng nghiệp ở làng ít nhất đạt từ 50% trở lên so với tổng số hộ và lao động ở làng nghề.

- Có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế địa phương (hội, câu lạc bộ, ban quản trị hợp tác xã hoặc hiệp hội làng nghề..) mang tính tự quản được pháp luật thừa nhận. Dù tổ chức dưới hình thức nào cũng cần có địa điểm nhất định phục vụ sinh hoạt, kinh tế, văn hoá xã hội của làng nghề có liên quan đến hoạt động của làng nghề.

1.5.2. Khái niệm cộng đồng

Cộng đồng là một khái niệm cơ bản, then chốt của khoa học xã hội nói chung. Cho đến nay, có nhiều quan niệm về cộng đồng được các tổ chức và các học giả đưa ra.

Theo từ điển Xã hội học (nguyên bản tiếng Đức) của G.Endrweit và G.Trommsdorff thì cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn cộng đồng u đương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có tính cội nguồn.

Về bản chất của cộng đồng hoàn chỉnh, J.Fichter cho rằng, cộng đồng bao gồm bốn yếu tố: (1) Có sự tương quan cá nhân mật thiết với những người khác; (2) Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và cơng tác xã hội của tập thể; (3) Có sự hiến dâng tinh thần đối với những giá trị được tập thể coi là sự cao cả và có ý nghĩa; (4) Một ý thức đoàn kết đối với những người trong tập thể. Ngay nay chỉ có những cộng đồng truyền thống (như làng truyền thống) mới có đủ bốn đặc tính trên.

Như vậy, với những cách tiếp cận khác nhau có các quan niệm khác nhau về cộng đồng, tuy nhiên phần lớn mọi người đều chia sẻ một số đặc trưng cơ bản như: Nó là một thực thể, có chung một số chuẩn mực cơ bản về mặt kinh tế, văn hố, chính trị, xã hội...

Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm cộng đồng của UNESCO là khái niệm cơng cụ. Theo đó, cộng đồng được hiểu ”là một tập hợp người cùng sống trong một khu vực địa lý hoặc trong cùng một đơn vị

hành chính, có chung lợi ích, các điều kiện tồn tại và hoạt động”. Tuy nhiên,

ở đây có điều đáng lưu ý rằng, có thể lúc này khái niệm cộng đồng được hiểu như một thơn/làng nhưng trong tình huống khác nó lại được dùng như một khái niệm dùng chỉ đơn vị hành chính là xã.

1.5.3. Khái niệm khu sản xuất tách biệt

Khu sản xuất tách biệt trong đề tài luận văn được hiểu là khu sản xuất nghề sơn mài tách riêng với khu sinh sống của dân cư làng nghề. Đây là khu riêng biệt, được xây dựng phục vụ cho các hoạt động sản xuất nghề. Trong đề tài luận văn khái niệm khu sản xuất tách biệt và điểm công nghiệp làng nghề được sử dụng với ý nghĩa tương đương nhau.

1.5.4. Quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường

Trong đề tài này, quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường được hiểu là một dạng quỹ tài chính của cộng đồng phục vụ cho hoạt động phịng chống ơ nhiễm và bảo vệ môi trường tại địa phương. Quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường được huy động từ cộng đồng làng nghề hoặc nguồn tài trợ từ Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong và ngồi nước nhằm mục tiêu bảo vệ mơi trường làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)