CHƢƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Thực trạng quản lý xung đột môi trƣờng trong sự phát triển làng nghề sơn
3.1.3. Thực trạng quản lý xung đột môi trường bằng xây dựng khu sản xuất tách
xuất tách biệt và lập quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường
Qua khảo sát thấy rằng, đa số người dân kỳ vọng, đánh giá cao về vai trò và hiệu quả của giải pháp quản lý XĐMT bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường. Có đến 70% cho rằng giải pháp này là rất quan trọng; 25% cho rằng quan trọng; chỉ có 5% lựa
70 25 5 Rất quan trọng Quan trọng Bình thường
Biểu 3.2: Vai trò của giải pháp xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường (đơn vị: %)
Có tới 80% người được hỏi kỳ vọng và đánh giải pháp này thực hiện thành cơng có thể quản lý XĐMT ở mức là rất hiệu quả; còn lại 20% đánh
giá hiệu quả; khơng có ai đánh giá giải pháp này ở mức bình thường và khơng
quản lý được. Những thơng tin định tính thu được sẽ làm rõ hơn điều này:
Hộp 3.5: Nhu cầu và kỳ vọng vào hiệu quả của giải pháp lập quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường làng nghề
“Điểm công nghiệp đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có hệ thống xử lý các chất ơ nhiễm, nếu bây giờ xây dựng được quỹ phịng chống ơ nhiễm để làm việc đó thì nhất định vấn đề ơ nhiễm sẽ được giải quyết. Theo tôi, giải pháp này thành công sẽ rất hiệu quả” (PVS, người dân làm nghề, nam, 48 tuổi).
“Người dân chúng tôi rất mong muốn vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề được giải quyết một cách rứt điểm. Đã thực hiện nhiều giải pháp rồi nhưng chủ yếu là tạm thời, không cái nào giải quyết tốt cả. Bây giờ chuyển một số hộ ra khu công nghiệp rồi cũng đỡ hơn. Tiến tới mong muốn của chúng tôi là được chuyển hết ra đó. Ra ngồi đó mà có quỹ mơi trường nữa thì dự án nhất định thành cơng, người dân khơng phải chịu cảnh ô nhiễm, XĐMT nữa” (PVS, người dân làm nghề, nam, 35 tuổi).
“Nếu mở rộng điểm công nghiệp làng nghề để tất cả các hộ làm nghề chuyển ra đó lại lập được quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường thì người dân làng nghề nhất định sẽ thốt khỏi cảnh ơ nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ, XĐMT cũng sẽ giảm rất nhiều” (PVS, người dân không làm nghề, nữ, 36 tuổi).
thành cơng khu sản xuất tách biệt: Có tới 100% người trả lời cho rằng xây dựng thành công khu sản xuất tách biệt sẽ: Hạn chế tình trạng XĐMT; hạn chế ơ nhiễm
môi trường khu dân cư; nâng cao năng suất lao động; 95% cho rằng sẽ giúp nhà quản lý quản lý XĐMT tốt hơn; tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hố; tiếp đó, 90% cho rằng sẽ giảm bớt lao động nặng nhọc cho người lao động. Tất cả các chỉ báo đưa ra đều được người trả
lời lựa chọn với tỷ lệ cao trên 90%. Điều này cho thấy người dân đánh giá rất cao về ưu điểm của việc xây dựng thành công khu sản xuất tách biệt.
100 90 100 100 95 95 84 86 88 90 92 94 96 98 100 102
Nâng cao năng xuất Giảm bớt lao động nặng nhọc cho người lao động Hạn chế ô nhiễm môi trường khu dân cư Hạn chế tình trạng XĐMT Giúp nhà quản lý quản lý XĐMT tốt hơn Tạo ĐK tốt cho quản lý SX, đổi mới CN, nâng cao chất
lượng HH
Biểu 3.3: Ưu điểm của việc xây dựng khu sản xuất tách biệt theo đánh giá của người dân làng nghề (đơn vị: %)
Khi được hỏi: Giải pháp quản lý XĐMT mang tính triệt để, hiệu quả, lâu dài mà chính quyền làng nghề cần triển khai? với 3 ưu tiên, kết quả thu
Bảng 3.1: Những biện pháp xử lý XĐMT triệt để, hiệu quả, lâu dài theo đánh giá của người dân làng nghề (đơn vị:%)
TIÊU CHÍ Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3
1.Phun sơn, dán bạc,...trong phịng kín, có dựng
ống thơng hơi, xả khí cao 50 30.5 10.5
2.Xây dựng khu sản xuất nghề tách biệt khỏi khu dân cư, có xử lý nước thải tập trung, có phịng kín và ống thơng hơi cao
95 5 0
3.Xây dựng quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường làng nghề do Hiệp hội làng nghề quản lý để đầu tư cho xử lý ô nhiễm
65 35 0
4.Gom rác thải, nước thải vào bãi rác tập trung 35 45 25
5.Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản
xuất trang thiết bị lọc khơng khí, xử lý nước thải 55 45 0 6.Duy trì thường xuyên việc kiểm tra và xử lý các
hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong cộng đồng làng nghề
25.5 55 19.5
7.Tuyên truyền các kiến thức về tác hại của ô nhiễm do sản xuất sơn mài và cách xử lý ô nhiễm môi trường cho người dân
20 37.5 42.5
Bảng số liệu thu được cho chúng ta có thể thấy rằng, hai giải pháp được người dân lựa chọn ở các mức ưu tiên 1 và ưu tiên 2 với tỷ lệ cao hơn cả là: Xây dựng khu sản xuất nghề tách biệt khỏi khu dân cư, có xử lý nước thải tập trung, có phịng kín và ống thơng hơi cao với 95 % lựa chọn ưu tiên 1 và 5% lựa chọn ưu tiên 2, khơng có ai lựa chọn ưu tiên 3, tiếp đó là giải pháp: Xây dựng quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường làng nghề do Hiệp hội làng nghề quản lý đề đầu tư cho xử lý ơ nhiễm có 65% lựa chọn ưu tiên 1; 35% lựa chọn ưu tiên 2. Tiếp đến những giải pháp: Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở
sản xuất trang thiết bị lọc khơng khí, xử lý nước thải; Phun sơn, dán bạc,...trong phịng kín, có dựng ống thơng hơi, xả khí cao cũng được lựa chọn
cũng được quan tâm nhưng được lựa ở các mức độ ưu tiên khác nhau có sự chênh lệch thấp hơn (xem thêm bảng 3.1).
Tóm lại, những số liệu và thông tin thu được cho thấy, người dân rất kỳ
vọng và đánh giá cao về vai trò và hiệu quả của việc thực hiện giải pháp xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường. Để quản lý tốt, có hiệu quả hiện tượng XĐMT trong q trình phát triển làng nghề nhất thiết phải xây dựng thành công khu sản xuất tách biệt và lập được quỹ phịng chống ơ nhiễm môi trường. Dưới đây, tác giả luận văn tìm hiểu thực trạng quy hoạch làng nghề sơn mài Hạ Thái; Hiệu quản quản lý XĐMT ở điểm công nghiệp làng nghề sơn mài Hạ Thái.
3.1.3.1.Hiện trạng dự án quy hoạch làng nghề sơn mài Hạ Thái
Trước hiện trạng ô nhiễm môi trường và XĐMT diễn ra nghiêm trọng ở làng nghề, chính quyền UBND xã Duyên Thái đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp giải quyết xung đột bằng việc tách các hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường nặng ra khỏi khu dân cư. Năm 2006, UBND xã Duyên Thái đã quyết định đề xuất xây dựng điểm công nghiệp làng nghề Sơn Hại Thái với cấp trên. Đây là quyết định mạnh dạn và có tầm nhìn của lãnh đạo xã. Làng nghề muốn tồn tại và phát triển bền vững nhất thiết phải xây dựng thành công điểm công nghiệp làng nghề. Quyết định này nhận được sự hưởng ứng đông đảo của nhân dân làng nghề.
Cho đến nay, điểm công nghiệp làng nghề đã cơ bản hồn thiện, các hộ gia đình đã xây dựng nhà xưởng và cho đến tháng 10 năm 2009 đã có 154 hộ gia đình chuyển ra điểm công nghiệp sản xuất. Hiện tại, điểm công nghiệp làng nghề đã hết mặt bằng. Theo đánh giá của chính quyền xã thì diện tích khu cơng nghiệp làng nghề chỉ đáp ứng được một số lượng khoảng ¼ nhu cầu của những hộ gia đình muốn chuyển ra điểm cơng nghiệp. Hiện nay, ngay ở giai đoạn đầu thực hiện dự án song đã nảy sinh những vấn đề bất cập tác động đến mục tiêu BVMT đòi hỏi những kiến giải khoa học.
Thứ nhất, điểm công nghiệp không đủ mặt bằng cho các hộ có nhu cầu
chuyển ra. Mặc khác, các hộ được mua đất tự động chuyển đổi phần đất được mua cho nhau dẫn đến một số hộ có hàng nghìn mét đất phục vụ sản xuất nhưng nhiều hộ khác lại khơng có đất sản xuất. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất có phun sơn nhẽ ra cần được ưu tiên có mặt bằng sản xuất ở điểm cơng nghiệp thì lại khơng được sự quan tâm khi xét tiêu chuẩn mua mặt bằng ở điểm công nghiệp làng nghề. Trong khi, phun sơn có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sức khoẻ người dân làng nghề và là nhân tố chính gây ra những XĐMT giữa các hộ gia đình. Tài chính cũng là vấn đề đáng quan tâm, vì nhiều hộ gia đình muốn chuyển ra điểm cơng nghiệp nhưng do khơng có đủ khả năng tài chính mà đành phải tiếp tục sản xuất ở tại nơi ở của gia đình mình.
Thứ hai, một số hộ gia đình xây dựng nhà xưởng và cả nhà kiên cố 2
tầng lại sinh sống luôn tại điểm công nghiệp làng nghề. Như vậy, rõ ràng vấn đề này mâu thuẫn với mục tiêu phát triển bền vững của làng nghề, bảo vệ sức khoẻ của người dân. Biết đâu vài năm nữa, điểm công nghiệp làng nghề lại trở thành một làng nghề có dân cư gồm cả người già và trẻ em cùng sinh sống trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng?
Thứ ba, điểm công nghiệp làng nghề đã được đưa vào sử dụng nhưng
khơng có hệ thống xử lý chất thải do hoạt động làm nghề tạo ra. Có chăng chỉ là những ống thông hơi và những phịng phun sơn kín.....Nước thải do hoạt động làm nghề chưa có cách xử lý nào được áp dụng. Như vậy, rõ ràng sự đầu tư này là không đồng bộ. Nhẽ ra trong quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề phải có cả thiết kế xây dựng xử lý chất thải do hoạt động làm nghề: hệ thống xử lý khí thải, hệ thống xử lý nước thải v.v... Có khu điểm công nghiệp làng nghề rõ ràng việc quản lý các hoạt động BVMT, xử lý các hiện tượng XĐMT sẽ dễ dàng hơn rất nhiều tuy nhiên để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường nhất thiết phải có sự đầu tư đồng bộ vào điểm công nghiệp làng nghề..
nhiều bất cập trong quy hoạch phát triển làng nghề. Muốn duy trì và phát triển làng nghề bền vững nhất thiết cần những giải pháp đồng bộ chứ không phải làm được đến đâu thì làm, khơng phải cứ thực hiện theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”.
Để quản lý tốt nhất thiết phải có những quyết sách đúng đắn, cần huy động kinh phí để xây dựng, mua cơng nghệ xử lý nước thải, khí ơ nhiễm. Chỉ như vậy mới có thể giải quyết triệt để hiện tượng XĐMT trong phát triển làng nghề.
3.1.3.2. Quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường làng nghề
Quỹ bảo vệ mơi trường có vài trị rất quan trong việc phịng chống ơ nhiễm, suy thoái mơi trường, BVMT. Chính sự quan trọng đó dẫn đến sự thành lập rất nhiều quỹ BVMT ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ và chịu sự quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ. Quỹ mơi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện chức năng tài trợ tài chính trong lĩnh vực Bảo vệ mơi trường.
Hiện nay, có một số quỹ mơi trường thế giới đang hoạt động hiệu quả ở Việt Nam như:
Quỹ mơi trường tồn cầu (GEF) được thành lập năm 1991, là một cơ chế tài chính nhằm trợ giúp các vấn đề mơi trường tồn cầu bằng các hoạt động hợp tác, làm hài hoà mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững. Các dự án do GEF tài trợ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường, cụ thể là: Đa dạng sinh học; Biến đổi khí hậu; Suy giảm tầng ô zôn; Nguồn nước quốc tế; Suy thoái đất. Đối tượng được GEF hỗ trợ tài chính gồm tất cả các tổ chức, cá nhân đều có thể hình thành các ý tưởng dự án GEF và tham khảo ý kiến của các bên chun mơn liên quan như Văn phịng GEF - Việt Nam, các Văn phịng đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp quốc và Ngân hàng thế giới tại Việt Nam.
Quỹ Tín dụng xanh (hay cịn gọi là Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh) có mục
đích thúc đẩy việc đầu tư dài hạn cơng nghệ sạch hơn giúp giảm thiểu tác động đến mơi trường và đóng góp cho sự phát triển bền vững của cơng nghiệp Việt Nam. Quỹ Tín dụng xanh sẽ giúp làm tăng tính hấp dẫn đối với việc đầu tư công nghệ sản xuất sạch hơn bằng cách bảo lãnh (tối đa 50%) và hoàn trả lại một phần (tới 25%) của vốn đầu tư dựa trên việc giảm tác động mơi trường do dự án mang lại. Quỹ Tín dụng xanh hỗ trợ tài chính từ trung đến dài hạn để đầu tư công nghệ giảm thiểu tác động đáng kể đến môi trường. Quỹ sẽ giúp đỡ khuyến khích các Ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào dự án mà mang lại lợi ích về môi trường. Bảo lãnh cho các doanh nghiệp để vay vốn từ các Ngân hàng.
Quỹ Môi trường SIDA (tên giao dịch tiếng Anh là SIDA Environment Fund - SEF), được Đại sứ quán Thuỵ Điển thành lập và chính thức đi vào
hoạt động từ tháng 7/1997. Quỹ nhằm thúc đẩy các sáng kiến cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, cũng như tăng cường sự tham gia của các tổ chức/nhóm cộng đồng vào q trình phát triển. Tổng số tiền tài trợ cho mỗi dự án tối đa có thể là từ 7.000-10.000 USD nếu dự án do cộng đồng quản lý, hoặc là 10.000-15.000 USD nếu dự án do các tổ chức phi chính phủ quản lý. Lĩnh vực hỗ trợ tài chính của Quỹ: Nâng cao năng lực và hỗ trợ xây dựng thể chế cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức địa phương về quản lý môi trường; Các sáng kiến về môi trường tại địa phương và các dự án thử nghiệm ở quy mơ nhỏ; Các chiến dịch, chương trình truyền thơng đại chúng để nâng cao nhận thức về môi trường; Xây dựng mạng lưới và trao đổi kinh nghiệm; Phổ biến thông tin trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng được SEF hỗ trợ tài chính: Các tổ chức/nhóm cộng đồng; Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội dân sự khác [22].
Thực tiễn hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, vai trò quan trọng của quỹ bảo vệ mơi trường. Mơ hình thành lập quỹ BVMT cần nghiên cứu để có thể áp dụng vào các làng nghề Việt
Nam. Hiện tại, làng nghề sơn mài Hạ Thái chưa xây dựng được quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu và sự kỳ vọng của người dân vào giải pháp lập quỹ phịng chống ơ nhiễm môi trường nhằm giải quyết XĐMT làng nghề là rất cao. Khi được hỏi: Tác động của các
biện pháp đến việc giảm mâu thuẫn giữa các hộ gia đình và BVMT? Có tới
57.5% lựa chọn giải pháp xây dựng quỹ phịng chống ơ nhiễm môi trường làng nghề ở mức rất hiệu quả; 42.5% chọn ở mức hiệu quả; các chỉ báo: Ít hiệu quả;
khơng có hiệu quả gì và khơng biết khơng có ai lựa chọn. Những thơng tin định
tính cũng phản ánh rõ nhu cầu và kỳ vọng của người dân:
Hộp 3.5: Nhu cầu và kỳ vọng vào hiệu quả của giải pháp lập quỹ phịng chống ơ nhiễm mơi trường làng nghề
“Chúng tôi cũng đã nghĩ đến việc xây dựng quỹ này rồi nhưng huy động vốn rất khó khăn. Xin trên rất khó, huy động người dân cũng khó, xã thì