CHƢƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Môi trƣờng và các khái niệm liên quan
1.3.1. Môi trường
Theo Luật BVMT sửa đổi 2005 của Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và vi sinh vật”
[24; Điều 3].
Đây là khái niệm rộng, bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo được nhiều người hiểu như môi trường tự nhiên (Natural Environment) và mơi trường nhân tạo (Building Environment). Trong đó mơi trường tự nhiên cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng các nhân tố căn bản gồm: Thạch quyển (Lithosphere), Địa quyển (Goesphere), Thuỷ quyển
(Hydrosphere), Khí quyển (Atmosphere), Sinh quyển (Biosphere), Nhân quyển (Homosphere), Ozon quyển – Tầng ozon (Ozonosphere) và ion quyển- Tầng điện ly (Ionosphere). Cịn mơi trường nhân tạo gồm trí quyển, tin quyển, kỹ quyển, tâm quyển, xã quyển và chính trị quyển. Mơi trường nhân tạo có thể gồm các cơng trình xây dựng, các cơng trình thuỷ điện, trồng rừng khai hoang v.v... Khái niệm mơi trường có thể rộng hẹp khác nhau, có thể đề cập cả hai yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
Khái niệm môi trường trong luận văn đề cập tới cả các yếu tố tự nhiên như mơi trường khơng khí, đất, nước…và các yếu tố vật chất nhân tạo như cơ sở hạ tầng xây dựng, hệ thống quản lý thông tin…
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế giới: “Ơ nhiễm mơi trường là sự
đưa vào môi trường các chất thải hoặc năng lượng đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất, sức khoẻ con người hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”.
Theo Luật BVMT sửa đổi 2005 của Việt Nam thì: “Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” [24]. Ngoài
ra, ơ nhiễm mơi trường cịn được hiểu là thay đổi chất lượng môi trường theo hướng tiêu cực đối với mục đích sử dụng mơi trường.