Hệ thống quản lý môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường (Trang 71 - 74)

CHƢƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Thực trạng quản lý xung đột môi trƣờng trong sự phát triển làng nghề sơn

3.1.1. Hệ thống quản lý môi trường làng nghề

Làng nghề sơn mài Hạ Thái được đặt dưới sự quản lý của UBND xã Duyên Thái, thuộc hệ thống quản lý Nhà nước. Hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường ở nước ta hiện nay được chia làm bốn cấp, cơ quan chuyên môn về môi trường giúp việc Chính phủ ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường; cấp tỉnh/thành phố là Sở Tài nguyên và Mơi trường; cấp huyện/thị xã là Phịng Tài ngun và Mơi trường và cấp xã/phường có cán bộ địa chính giúp việc UBND xã thực hiện chức năng này.

Chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ.

Sở Tài ngun và Mơi trường là cơ quan giúp việc UBND tỉnh/thành phố quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường được quy định tại Thông tư số 01/2003/TLLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ nội vụ.

Phịng Tài ngun và Mơi trường là cơ quan tham mưu giúp việc UBND huyện/thị xã quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về môi trường được quy định tại Thông tư số 01/2003/TTLT- BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của liên bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ nội vụ.

quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ địa chính xã được quy định tại Thông tư số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ nội vụ về môi trường cụ thể như sau:

- Tham gia hoà giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện những trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với UBND cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn các cấp cũng được Luật BVMT 2005 quy định, trong đó:

“UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về BVMT tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT, giữ gìn vệ sinh mơi trường trên địa bàn, khu vực dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung BVMT trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dân việc đưa tiêu chí về BVMT vào trong việc đánh giá thơn, làng, ấp, bản, bn, phun, sóc và gia đình văn hố;

b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT của hộ gia đình cá nhân; c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các phạm vi pháp luật về BVMT hoặc báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT cấp trên trực tiếp;

d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn khảo sát theo quy định của pháp luật về hồ giải;

đ) Quản lý hoạt động của thơn, làng, ấp, bản, bn, phun, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh mơi trường, BVMT trên địa bàn.”

[22, Điều 121].

Sơ đồ 3.1: Hệ thống các cơ quan quản lý môi trường

Từ năm 2003, chức năng quản lý Nhà nước về BVMT được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở các tỉnh/thành phố là Sở Tài nguyên và Môi trường. Điểm đổi mới cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý BVMT sau khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là hệ thống chân rết ở cấp huyện, thị xã có phịng Tài ngun và Mơi trường, ở xã/phường/thị trấn có cán bộ địa chính xã giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường (xem sơ

đồ 3.1). Trước khi thành lập ngành tài nguyên và môi trường, chức năng quản lý

Nhà nước về BVMT được giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, hệ thống chân rết được hình thành đến cấp huyện, tuy nhiên không ổn định do khơng có hướng dẫn thống nhất nên ở cấp huyện lúc thì giao cho phịng xây dựng, lúc thì giao cho phòng kinh tế hạ tầng, kế hoạch v.v... cịn ở cấp xã thì

Chính phủ Ngành khác Các bộ, Bộ Tài nguyên Và Môi trƣờng - Sở TNMT - Phịng mơi trƣờng UBND tỉnh Các sở, ngành khác UBND huyện Phòng TNMT UBND xã Làng nghề

chưa giao cho cán bộ nào. Chính vì vậy, cơng tác quản lý Nhà nước về BVMT cấp cơ sở làng xã cịn nhiều bất cập, QLXĐ mơi trường chưa được thực hiện tốt.

Tại xã Duyên Thái chưa có cán bộ phụ trách riêng về các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, xã cũng đã thành lập được bộ phận kiêm nhiệm gồm những thành phần: Một phó chủ tịch UBND phụ trách kinh tế, tài nguyên và mơi trường, Ban văn hố xã liên quan đến tuyên truyền về lối sống, trạm y tế xã phụ trách vấn đề vệ sinh phịng dịch, chăm sóc sức khoẻ, một cán bộ địa chính phụ trách vấn đề liên quan đến đất đai và Hợp tác xã là đơn vị thầu đứng ra bán điện cho người dân trong xã. Bộ phận này trực tiếp điều hành và giải quyết các vấn đề về môi trường phát sinh trong các làng nghề. Dưới cấp thôn, các vấn đề về môi trường do các trưởng thơn và phó trưởng thơn trực tiếp tổ chức, điều hành. Do tất cả các vị trí là kiêm nhiệm nên hoạt động của bộ phận này trong vấn đề BVMT, quản lý XĐMT chưa thực sự hiệu quả.

Xã cũng đã thành lập được Hiệp hội làng nghề sơn mài Hạ Thái vào năm 2003. Tuy nhiên, số thành viên tham gia Hiệp hội đến nay cịn ít, mới chỉ có dưới 50 hộ làm nghề. Các hoạt động của Hiệp hội cũng chỉ tập trung tìm kiếm thị trường cho hoạt động làng nghề mà chưa quan tâm đến khía cạnh BVMT ở địa phương.

Như vậy, làng nghề Hạ Thái chưa có một cơ cấu về nhân sự cũng như quy chế hoạt động cụ thể và chặt chẽ về BVMT, sự phối hợp giữa các bộ phận kiêm nhiệm làm cơng tác quản lý mơi trường chưa có sự gắn kết, ràng buộc. Do vậy, những hoạt động BVMT làng nghề còn hạn chế và đem lại hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)